Lỗ gần 80 tỷ USD, Fed lỗ lớn hai năm liên tiếp

25/03/2025 00:10
25-03-2025 00:10:54+07:00

Lỗ gần 80 tỷ USD, Fed lỗ lớn hai năm liên tiếp

Cuối tuần trước, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã công bố kết quả tài chính với khoản lỗ hoạt động 77.6 tỷ USD trong năm tài chính vừa qua. Đây là năm thứ hai liên tiếp NHTW Mỹ rơi vào tình trạng thua lỗ, sau khoản lỗ kỷ lục 114 tỷ USD ghi nhận trong năm 2023.

Khoản lỗ này là hệ quả trực tiếp từ hai chiến lược lớn của Fed trong những năm gần đây. Trước tiên là chiến dịch hỗ trợ nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn đại dịch 2020-2021, khi cơ quan này đã mua vào lượng lớn trái phiếu Chính phủ và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS). Sau đó, họ lại nâng lãi suất "mạnh tay" với 11 lần tăng liên tiếp từ tháng 3/2022 đến tháng 7/2023 nhằm kiểm soát lạm phát tăng cao.

Tuy ghi nhận khoản lỗ lớn, điều này không đồng nghĩa với việc Fed cần tiền từ Bộ Tài chính Mỹ và cũng không ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của cơ quan này. Theo các chuyên gia, tạo ra lợi nhuận và có thu nhập từ cho vay không phải là mục tiêu của Fed. Kết quả tài chính này chỉ là hệ quả của việc thực hiện chính sách tiền tệ, với mục tiêu chính là giữ lạm phát ở mức thấp và duy trì thị trường lao động vững chắc.

Cho đến năm 2022, Fed thường xuyên lãi lớn và chuyển những khoản tiền lớn cho Bộ Tài chính Mỹ khi lãi suất duy trì ở mức thấp. Nhưng trong hai năm qua, khi lãi suất tăng cao, chi phí của cơ quan này đã vượt xa tiền lãi thu về từ các khoản đầu tư.

Trong bảng cân đối kế toán của Fed, phần tài sản họ nắm giữ là trái phiếu Chính phủ Mỹ và MBS, giúp họ thu lãi tương tự như nhà đầu tư thông thường. Trong khi đó, phần nợ của họ chủ yếu là các khoản tiền gửi mà ngân hàng thương mại duy trì tại Fed - và họ phải trả lãi cho các khoản này.

Khi Fed bắt đầu nâng lãi suất mạnh mẽ vào năm 2022, họ buộc phải trả nhiều tiền hơn cho số tiền mà các ngân hàng gửi tại đây. Đến tháng 9 năm đó, số tiền chi ra bắt đầu vượt quá khoản thu về, đẩy Fed vào tình trạng thua lỗ.

Cuối năm ngoái, Ngân hàng Morgan Stanley đã tính toán lợi suất trung bình của số chứng khoán trị giá 6,800 tỷ USD trong danh mục của Fed chỉ ở mức 2.6%. Trong khi đó, Fed hiện phải trả lãi 4.4% cho 3,400 tỷ USD tiền gửi của các tổ chức tài chính.

Fed hoạt động độc lập và không nhận ngân sách từ Quốc hội Mỹ. Sau khi trừ chi phí hoạt động, số tiền còn lại thường được cơ quan này chuyển về Bộ Tài chính. Trong giai đoạn 2012-2021, Fed đã chuyển hơn 870 tỷ USD về Bộ Tài chính, đóng góp đáng kể vào ngân sách liên bang.

Theo dự báo năm ngoái của Fed New York, cơ quan này sẽ tiếp tục ghi nhận khoản lỗ trong năm nay nếu lãi suất ngắn hạn được duy trì ở mức trên 4%. Tuy nhiên, nếu lãi suất giảm dần, Fed có khả năng sẽ quay lại có lợi nhuận.

Trong cuộc họp chính sách tuần trước, Fed đã thông báo giữ nguyên lãi suất tham chiếu ở mức 4.25-4.5%. 

* Chủ tịch Fed lại dùng cụm từ gây tranh cãi để mô tả lạm phát thời Trump

* Fed giữ nguyên lãi suất, vẫn dự báo 2 đợt giảm lãi suất trong năm nay

Thiên Vân (Theo Reuters)

FILI

- 23:08 24/03/2025







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng phát từ khi nào?

Thương chiến đã gây ra những tác động sâu rộng đến nền kinh tế toàn cầu và nó đang nóng lên hơn bao giờ hết. Bộ câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn kiểm tra hiểu biết cơ...

Boeing rút máy bay khỏi Trung Quốc

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, tập đoàn Boeing đã đưa một số máy bay khỏi Trung Quốc và chuyển ngược...

Kinh tế Đức nguy cơ thất thu 330 tỷ USD trong 4 năm

Viện Kinh tế Đức cảnh báo tổn thất trực tiếp của Đức do các biện pháp thuế quan của Mỹ có thể lên tới 200 tỷ euro, tương đương 1,2% GDP hằng năm từ nay đến năm 2028.

Trump có quyền sa thải Chủ tịch Fed hay không?

Khi Donald Trump tuyên bố rằng ông có quyền sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, ông đã thách thức một tiền lệ pháp lý đã bảo vệ Fed khỏi sự can thiệp chính trị...

Hậu trường vụ hoãn thuế: Các cố vấn tranh thủ thuyết phục Trump khi Peter Navarro vắng mặt

Giữa lúc thị trường hoảng loạn, hai bộ trưởng hàng đầu của Trump đã tìm cách thuyết phục Tổng thống Mỹ tạm hoãn thuế quan.

Chính phủ không phải là startup

Chính phủ không nên được vận hành như các công ty khởi nghiệp (startup), bởi vì hai bên phục vụ những mục đích khác nhau, chịu trách nhiệm với các đối tượng khác...

Thuế quan không phải lối thoát cho thâm hụt thương mại của Mỹ

Muốn tái cân bằng thương mại với thế giới, nước Mỹ không nên đặt cược vào thuế quan. Thay vào đó, ưu tiên hàng đầu nên là nâng cao năng lực xuất khẩu.

OpenAI siết chặt kiểm soát để ngăn các đối thủ sao chép mô hình Trí tuệ Nhân tạo

OpenAI vừa triển khai yêu cầu xác minh ID chính phủ đối với các nhà phát triển muốn truy cập vào các mô hình AI tiên tiến nhất của họ, nhằm "bảo vệ tài sản trí tuệ...

Bị Mỹ áp thuế cao, Trung Quốc biến thị trường 1.4 tỷ dân thành 'phao cứu sinh' cho nhà xuất khẩu

Đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc cam kết sẽ bảo vệ các doanh nghiệp xuất khẩu bằng cách khai thác tiềm năng thị trường...

Lạm phát tại Nhật Bản tăng tốc khi giá gạo tăng mạnh nhất trong 50 năm

Lạm phát tiêu dùng tại Nhật Bản đã tăng nhanh trong tháng 3, chủ yếu do giá gạo, một mặt hàng lương thực thiết yếu, tăng vọt ở mức chưa từng thấy trong nửa thế kỷ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98