TS. Trần Du Lịch: Tăng trưởng năm nay phụ thuộc lớn vào dòng vốn tín dụng

13/03/2025 14:19
13-03-2025 14:19:52+07:00

TS. Trần Du Lịch: Tăng trưởng năm nay phụ thuộc lớn vào dòng vốn tín dụng

Đây là nhận định của TS. Trần Du Lịch - Chuyên gia kinh tế tại "Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2025: Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%" được tổ chức sáng ngày 13/03/2025.

Tăng trưởng năm nay phụ thuộc lớn vào dòng vốn tín dụng

TS. Trần Du Lịch - Chuyên gia kinh tế

TS. Trần Du Lịch - Chuyên gia kinh tế nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong năm nay không chỉ là con số đơn thuần mà là khát vọng. Vấn đề đặt ra là phải tiến hành một cuộc cách mạng thực sự về thể chế. Hiện nay, các kết luận về sắp xếp bộ máy đang được triển khai đồng bộ với việc giải quyết các quy định chồng chéo. Mỗi thủ tục hành chính cần được cắt giảm ít nhất 30%, thậm chí có thể nhiều hơn.

Bên cạnh đó, chúng ta phải xác định được động lực nào để tăng trưởng 2 con số. Nếu năm nay Việt Nam tăng trưởng 8%, GDP tuyệt đối sẽ vào khoảng 38-40 tỷ USD. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 400 tỷ USD nhưng chỉ khoảng 30-35% giá trị trong đó đóng góp trực tiếp vào GDP. Năm nay, giả định xuất khẩu tăng trưởng như kế hoạch thì phần đóng góp của xuất khẩu vào GDP chỉ khoảng 14-15 tỷ USD - một thách thức không nhỏ.

Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, chúng ta cần dựa vào các động lực khác, đặc biệt là tổng đầu tư toàn xã hội từ những năm trước. Tăng trưởng năm nay phụ thuộc rất lớn vào dòng vốn tín dụng. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng 16% tổng dư nợ tín dụng, tương đương khoảng 2.5 triệu tỷ đồng.

Lượng tiền này bơm vào nền kinh tế sẽ tạo ra sức bật lớn cho tổng cầu. Tuy nhiên, nếu vốn không được đưa vào sản xuất, kinh doanh mà chảy vào chứng khoán hay bất động sản thì nguy cơ rơi vào tình trạng tăng trưởng ảo, bong bóng tài chính như năm 2016 là rất lớn.

Riêng với TPHCM, cần ưu tiên tháo gỡ các điểm nghẽn cho các dự án tồn đọng. Mục tiêu lớn nhất của năm nay là tăng trưởng 8%, bởi chỉ khi đạt được mức này, chúng ta mới có thể bù đắp được sự suy giảm trong giai đoạn COVID-19, đồng thời tạo tiền đề cho giai đoạn tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030.

Để thực hiện được điều này, trước hết từng địa phương phải rà soát lại các vấn đề nội tại. Chính phủ cần mạnh dạn trong cơ chế phân cấp, phân quyền. Nếu chậm trong việc phân cấp, phân quyền thì địa phương sẽ không có đủ dư địa về chính sách để phát triển.

Cuối cùng, việc sắp xếp lại bộ máy hành chính có thể gặp một số khó khăn, nhưng nếu chúng ta chớp được thời cơ, sẽ tạo ra sức bật rất lớn trong quản trị đất nước. Một bộ máy hành chính công tinh gọn, vận hành hiệu quả trên nền tảng số hóa sẽ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước trong những năm tới.

Cho vay sản xuất kinh doanh và bất động sản tăng trưởng tốt

Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh khu vực 2

Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Khu vực 2 cho rằng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP 8%, quan điểm của NHNN là tập trung hỗ trợ và thúc đẩy kinh tế. Ngân hàng sẽ huy động nguồn lực để hỗ trợ các hoạt động kinh tế. Năm nay, định hướng tăng trưởng tín dụng là 16%, với chính sách điều hành linh hoạt, bảo đảm lãi suất ổn định ở mức thấp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế. Chính sách ổn định kinh tế vĩ mô cũng được thực hiện nhất quán để tạo động lực cho tăng trưởng.

Theo ông Lệnh, TPHCM đang triển khai các giải pháp điều hành để bảo đảm các tổ chức tín dụng trên địa bàn tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật và thực hiện đúng chính sách. NHNN Chi nhánh Khu vực 2 cũng trực tiếp làm việc với các sở, ngành và doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, đồng thời đẩy mạnh kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp thông qua việc triển khai các gói tín dụng ưu đãi cho các lĩnh vực trọng điểm như nông - lâm - sản, nhà ở xã hội, chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, cà phê…

Trong 2 tháng đầu năm 2025, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn TPHCM có giảm nhẹ so với cuối năm 2024 nhưng vẫn có những tín hiệu tích cực. Cụ thể, khoảng 75% vốn tín dụng đã được giải ngân vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tăng 1.37% so với cuối năm trước. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn cũng đang triển khai rất tốt gói cho vay 30,000 tỷ đồng cho lĩnh vực nông - lâm sản.

Việc đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% trong năm nay không phải là điều khó nếu kinh tế tăng trưởng GDP đạt 8%. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là khả năng hấp thụ vốn và điều chuyển dòng vốn đúng hướng. Chẳng hạn, các dự án đầu tư công có tác động kích thích kinh tế nhưng cần phát triển đồng bộ hệ sinh thái xung quanh để phát huy hiệu quả.

Sự kết hợp giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân sẽ giúp hoạt động tín dụng phát triển tốt hơn. Lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là nhà ở, cũng đang có những diễn biến tích cực. Việc hỗ trợ người dưới 35 tuổi mua nhà sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản và tạo điều kiện cho người dân có cơ hội sở hữu nhà ở.

Cát Lam

FILI

- 13:17 13/03/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Agribank rao bán rừng keo tai tượng, trường cao đẳng, tàu nhà hàng để thu hồi nợ

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đang rao bán nhiều loại tài sản để xử lý nợ xấu hơn trăm tỷ đồng, trong đó có cả rừng nguyên liệu...

Định giá thương hiệu MB đạt gần 1.6 tỷ USD, tăng 59 bậc trong top 500 Brand Finance

Theo báo cáo toàn cầu mới nhất của Brand Finance công bố ngày 20/3/2025 về Top 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị cao nhất toàn cầu, giá trị thương hiệu Ngân hàng...

24 ngân hàng giảm lãi suất huy động, có ngân hàng giảm 7 lần trong tháng

24 ngân hàng thương mại giảm lãi suất từ 0,1% đến 1,05%/năm, đáng chú ý Agribank và Eximbank giảm lãi suất nhiều lần trong tháng.

Tỷ giá ngày 27/3: Đồng USD và nhân dân tệ tiếp tục giảm

Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.846 VND/USD, giảm 5 đồng so với sáng 26/3; và với biên độ +/-5%, tỷ giá trần hôm nay là 26.088 VND/USD và tỷ...

Ông Abel Lim (UOB): USD phục hồi trong quý 2 trước khi giảm trở lại vào quý 3/2025

Mỹ hiện vẫn duy trì mức chênh lệch lãi suất đáng kể so với các nền kinh tế phát triển khác, điều này có thể làm cho USD phục hồi trong quý 2/2025 trước khi giảm trở...

Một trong những ngân hàng đầu tiên tổ chức ĐHĐCĐ 2025: Bật mí kế hoạch chia thưởng tỷ lệ 25%

Mùa ĐHĐCĐ thường niên là thời điểm được nhà đầu tư đặc biệt chờ đợi, không chỉ để nhìn lại kết quả kinh doanh đã đạt được trong năm qua mà còn kỳ vọng vào kế hoạch...

Ngân hàng 'bơm' gần 200.000 tỷ đồng, vì sao doanh nghiệp vẫn khó vay?

Ngân hàng "bơm" gần 200.000 tỷ đồng ra nền kinh tế những tháng đầu năm nhưng doanh nghiệp vẫn kêu khó tiếp cận vốn. Theo chuyên gia, để nguồn vốn ngân hàng đến với...

MB tiếp tục đẩy mạnh gói vay "Dream Home" hỗ trợ người trẻ sở hữu nhà ở

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) vừa thông báo về thành công của gói vay "Dream Home" dành riêng cho khách hàng trẻ, với dư nợ đạt trên 3,000 tỷ đồng và hơn 2,000 khách...

Ngân hàng “chật vật” tìm người có nhu cầu mua tài sản thế chấp

Tài sản thế chấp cho khoản nợ hàng trăm tỷ đồng được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) rao bán 4 lần nhưng vẫn chưa tìm được “chủ mới”.

Ngân hàng ưu đãi bất động sản: Khách hàng vẫn chưa sẵn sàng “nhập cuộc”

Ngành ngân hàng đã tung ra nhiều gói tín dụng ưu đãi nhưng khách hàng vẫn tỏ ra dè dặt. Lãi suất thả nổi và áp lực tài chính dài hạn là những nỗi lo chính.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98