Việt Nam: Kỷ nguyên vươn mình

04/03/2025 10:02
04-03-2025 10:02:00+07:00

Việt Nam: Kỷ nguyên vươn mình

Trong thuyết Tam Nguyên Cửu Vận của phong thủy học, mỗi vận kéo dài 20 năm, và vận 9 (2024-2043) được xem là giai đoạn chuyển mình quan trọng. Đây là thời kỳ của hỏa khí – tượng trưng cho ánh sáng, tri thức, công nghệ và đổi mới. Nhìn lại lịch sử, lần gần nhất nhân loại trải qua vận 9 (1844-1863), thế giới chứng kiến những biến động quyết định vận mệnh nhiều quốc gia. Nhật Bản đã tận dụng vận hội này với cuộc Minh Trị Duy Tân để đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của phương Tây, vươn mình trở thành một cường quốc tại châu Á. Trong khi đó, Việt Nam bế quan tỏa cảng, bỏ lỡ cơ hội, rơi vào vòng xoáy thuộc địa. Lịch sử có thể không lặp lại, nhưng nó thường có vần điệu.

1. Vận 9 và thời khắc định đoạt

Các giai đoạn vận 9 trong lịch sử luôn đi kèm với những chuyển dịch mang tính đột phá về tư tưởng, kinh tế, chính trị, công nghệ, buộc các quốc gia phải thích nghi hoặc bị bỏ lại phía sau. Từ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai, các cuộc cách mạng dân chủ, đến làn sóng thực dân hóa, những quốc gia đủ nhanh nhạy sẽ bứt phá, trong khi những nước chậm cải cách sẽ chìm trong tụt hậu.

Nhật Bản là ví dụ điển hình của một quốc gia tận dụng được vận hội. Với tầm nhìn chiến lược, Minh Trị Duy Tân đã giúp nước này thoát khỏi phong kiến, chuyển sang mô hình công nghiệp hóa, xây dựng một chính phủ hiện đại, phát triển giáo dục và quân sự.

Ngược lại, Trung Quốc dù khởi động phong trào Dương Vụ nhưng lại nửa vời, lo sợ đánh mất giá trị truyền thống, dẫn đến thất bại và trở thành "miếng bánh" bị các cường quốc xâu xé. Việt Nam, trong cùng thời điểm, cũng có cơ hội để thay đổi nhưng lại lựa chọn đóng cửa, từ chối cải cách, khiến đất nước tụt hậu cả về quân sự, công nghệ và thể chế, cuối cùng trở thành thuộc địa của Pháp.

2. Vận 9 (2024-2043) – Cơ hội cho Việt Nam lần nữa?

Bước vào vận 9 lần này, thế giới tiếp tục thay đổi nhanh chóng với sự trỗi dậy của công nghệ, trí tuệ nhân tạo, năng lượng tái tạo và những mô hình kinh tế mới. Việt Nam hiện đang ở một vị thế rất khác so với thế kỷ 19 với một nền kinh tế đang phát triển năng động, trung tâm sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, với chính sách ngoại giao linh hoạt và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhưng vẫn đối diện với những thách thức mang tính quyết định.

Được Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đích danh là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, thể chế đang là rào cản lớn nhất trong quá trình phát triển vươn mình của Việt Nam, tuy nhiên, đang được tháo gỡ một cách rốt ráo với 2 trọng tâm chính:

Xây dựng và củng cố hệ thống pháp luật tin cậy, ổn định, phù hợp với thực tiễn, tôn trọng quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh đầu tư của người dân và sự hoạt động hiệu quả của thị trường: Trong giai đoạn 2023-2024, hàng loạt các luật được thông qua có ý nghĩa quan trọng, tác động lớn tới hoạt động đầu tư kinh doanh như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở, Luật các TCTD, Luật giao dịch điện tử (sửa đổi),.. trong đó, nhiều luật đã được rút ngắn thời gian soạn thảo, thẩm tra và có hiệu lực sớm hơn nhằm kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân. Riêng năm 2024 là một năm hoạt động hiệu quả nhất của cơ quan lập pháp từ trước tới nay khi đã thông qua 31 luật, 42 nghị quyết, trong đó có 18 luật và 21 nghị quyết chỉ riêng tại Kỳ họp thứ 8. Đây cũng là năm có số lượng văn bản luật được ban hành nhiều nhất trong nhiệm kỳ, với nhiều cải cách quan trọng về đất đai, tài chính, đầu tư, bất động sản nhằm tháo gỡ vướng mắc và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tổ chức sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn hiệu quả: Với sự hỗ trợ của công nghệ số, Việt Nam đang nhanh chóng hướng tới một Chính phủ điện tử, nơi người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận dịch vụ công thuận tiện hơn, giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà. Việc tinh giản biên chế, cắt giảm đầu mối và nâng cao hiệu suất làm việc của bộ máy hành chính đang được thực hiện một cách quyết liệt. Việc ứng dụng mạnh mẽ dữ liệu số và trí tuệ nhân tạo trong quản lý nhà nước cũng đang được đẩy mạnh, tạo nền tảng cho mô hình Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia được kết nối đồng bộ, giúp cải thiện năng lực quản trị, giảm thời gian xử lý thủ tục hành chính, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Việc đẩy nhanh chuyển đổi số trong cung cấp dịch vụ công cũng giúp giảm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi hơn. Ngoài ra, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh cải cách tiền lương, nâng cao chế độ đãi ngộ cho cán bộ, công chức, đảm bảo thu hút nhân tài và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, hướng đến một nền hành chính hiện đại, phục vụ hiệu quả hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

3. Việt Nam, kỷ nguyên vươn mình

Lịch sử đã cho thấy cơ hội chỉ đến với những ai biết nắm bắt và hành động kịp thời. Nhật Bản thế kỷ 19 đã tận dụng thời vận để thay đổi vận mệnh quốc gia. Việt Nam lần này có cơ hội để bứt phá, trở thành một cường quốc khu vực và xa hơn. Nếu dám đón nhận cái mới, quyết liệt cải cách, thì 20 năm tới, Việt Nam có thể vươn lên thành trung tâm kinh tế quan trọng của châu Á, với nền công nghiệp hiện đại, hệ thống tài chính vững mạnh và môi trường kinh doanh minh bạch. Cơ hội đang ở trước mắt và chúng ta có quyền hy vọng.

LH

FILI

- 09:00 04/03/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thuế đối ứng 46% với Việt Nam chính thức có hiệu lực

Vào lúc 11h01 ngày 09/04 giờ Việt Nam, chính sách thuế quan đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức có hiệu lực, trong đó bao gồm cả mức thuế 46% với Việt...

Đoàn đại biểu Việt Nam sắp gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến sẽ đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent vào lúc 16h ngày 09/04 (giờ Mỹ, tức 3h sáng ngày 10/04 giờ Việt Nam). Ngoài...

Cuộc chiến thuế quan và thế tựa bờ sông mà đánh

Mức thuế 46% Mỹ áp lên hàng xuất khẩu từ Việt Nam không chỉ gây áp lực lên thương mại, tỷ giá, và tâm lý thị trường tài chính trong nước, mà còn cảnh tỉnh về mô...

50 năm non sông liền một dải - Bài 1: Ngày về thống nhất

Bao thế hệ đi vào kháng chiến, triệu trái tim chung khát vọng hòa bình, nhưng mấy ai dám chắc ngày về sum họp, có biết đâu là trận đánh cuối cùng. Trong gang tấc...

Thủ tướng: Hội nhập không chỉ có thảm đỏ và hoa hồng mà còn rất nhiều khó khăn và chông gai

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần không chủ quan, lơ là và cũng không bi quan, lo sợ trong bất cứ hoàn cảnh nào, bởi vì những khó khăn hiện nay vẫn chưa bằng những khó...

Sự bất định trong chính sách điều hành của Donald Trump và bài học lịch sử

Ngày 03/04/2025, Donald Trump công bố mức thuế mà ông gọi là thuế “đối ứng”, tối thiểu 10% lên tất cả quốc gia, và 1 mức thuế cao hơn nhiều với 60 quốc gia, những...

Hoàn thành kế hoạch sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp xong trước ngày 30/6

Chính phủ yêu cầu các đơn vị liên quan hoàn thiện chính sách, pháp luật và văn bản hướng dẫn làm cơ sở cho việc sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa...

Thủ tướng: Chống nhập khẩu hàng hóa từ nước thứ 3 để xuất sang Hoa Kỳ

Trước việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải bình tĩnh, có giải pháp thích ứng vừa trước mắt, vừa lâu dài; vừa trọng...

Thuế quan Trump 2.0 và cuộc đại phẫu đối với nền kinh tế Việt Nam

Thuế quan Trump 2.0 có thể ví như liều thuốc đắng đối với nền kinh tế Việt Nam, gây ra những cơn đau ngắn hạn nhưng đồng thời cũng thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam đề...

Thủ tướng: Đề nghị phía Mỹ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày

Tối 7/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để cập nhật tình hình với các diễn biến mới, tiếp tục thảo luận về các...


Hotline: 0908 16 98 98