Doanh nghiệp Việt tăng tốc IPO cùng triển vọng kinh tế khởi sắc

03/04/2025 08:00
03-04-2025 08:00:00+07:00

Doanh nghiệp Việt tăng tốc IPO cùng triển vọng kinh tế khởi sắc

Sau giai đoạn trầm lắng, thị trường IPO Việt Nam đang dần khởi sắc trở lại. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, môi trường pháp lý được cải thiện và dòng vốn quốc tế có dấu hiệu quay trở lại đang tạo ra nền tảng thuận lợi cho các doanh nghiệp niêm yết mới. Trong bối cảnh đó, những thương hiệu nội địa có chiến lược rõ ràng và nền tảng kinh doanh vững chắc đang chuẩn bị cho những bước đi quan trọng trên thị trường vốn.

Thị trường Việt Nam đón lực đẩy kép từ vĩ mô và dòng vốn ngoại

Năm 2025 đang được đánh giá là điểm rơi lý tưởng cho thị trường IPO tại Việt Nam. Vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua, nâng mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 lên ít nhất 8%, thể hiện quyết tâm phục hồi và thúc đẩy kinh tế sau giai đoạn biến động kéo dài. Cùng với đó, lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp, tiêu dùng nội địa hồi phục rõ nét và thị trường chứng khoán dần lấy lại niềm tin.

Đặc biệt, các điều kiện nền tảng để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên nhóm mới nổi đang dần hoàn thiện, với lộ trình kỳ vọng vào tháng 9/2025. Đây được xem là cú huých quan trọng, mở rộng cơ hội tiếp cận nguồn vốn ngoại quy mô lớn cho các doanh nghiệp nội địa.

Không chỉ kỳ vọng, những bước đi cụ thể cũng đang diễn ra. Theo Dragon Capital, tổng giá trị các thương vụ IPO có thể đạt 47.5 tỷ USD giai đoạn 2027 - 2028, trong đó nhóm ngành tiêu dùng chiếm khoảng 12.8 tỷ USD, minh chứng rõ ràng cho sức hút của các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh hướng vào nhu cầu thiết yếu và bền vững. Sau nhiều năm trầm lắng, với triển vọng kinh tế cùng thị trường nâng hạng, dòng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài đang được kỳ vọng đổ vào thị trường Việt Nam, không chỉ qua kênh cổ phiếu niêm yết, mà còn ”lan tỏa” đến các đợt IPO chất lượng, minh bạch và có triển vọng tăng trưởng trong dài hạn.

Các doanh nghiệp tăng tốc IPO

Trong làn sóng IPO được dự báo sôi động năm 2025, nhiều doanh nghiệp lớn đang từng bước hiện thực hóa kế hoạch lên sàn với quy mô và tham vọng rõ ràng. CTCP Vinpearl (thành viên của Tập đoàn Vingroup) hiện đã công bố kế hoạch chào bán hơn 70 triệu cp cho cổ đông hiện hữu, với mức giá dự kiến 71,350 đồng/cp, nhằm huy động khoảng 5.000 tỷ đồng và tăng vốn điều lệ lên gần 18,000 tỷ đồng. Song song đó, CTCP Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) đang lên lộ trình thực hiện IPO và niêm yết vào đầu năm 2026, với sự quan tâm đáng kể từ các nhà đầu tư tổ chức.

Trong làn sóng này, CTCP Hàng tiêu dùng Masan (MCH) là một trong những doanh nghiệp đang nhận được nhiều sự chú ý với kế hoạch IPO của mình. Công ty đã chính thức thông qua kế hoạch chuyển niêm yết cổ phiếu từ UPCoM sang HOSE, với mục tiêu hoàn tất trong quý 2/2025. Đây là bước đi quan trọng trong hành trình nâng cao tính minh bạch, cải thiện thanh khoản cổ phiếu và mở rộng tệp nhà đầu tư chiến lược, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang đặt mục tiêu nâng hạng thị trường vào tháng 9/2025.

Việc MCH góp mặt trong danh sách các thương vụ IPO tiêu biểu không chỉ thể hiện nội lực doanh nghiệp, mà còn là tín hiệu tích cực góp phần nâng chuẩn toàn thị trường, tạo tiền đề cho niềm tin mới từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Sự chuẩn bị bài bản cho sân chơi lớn

Khép lại năm 2024, MCH ghi nhận doanh thu thuần đạt 30,897 tỷ đồng, tăng 9.4% so với cùng kỳ, bất chấp bối cảnh chi tiêu tiêu dùng phục hồi chưa đồng đều. Biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức cao 46.6%, cho thấy hiệu quả của chiến lược tối ưu danh mục và tập trung vào các ngành hàng có giá trị gia tăng. Trong đó, mảng quốc tế tiếp tục là điểm sáng với mức tăng trưởng 30.8%, khẳng định tiềm năng mở rộng của các thương hiệu Việt trên thị trường toàn cầu.

Bước sang năm 2025, MCH đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 8 - 15%, tương đương 33,500 - 35,500 tỷ đồng, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng hai chữ số và biên lợi nhuận ổn định. Để hiện thực hóa mục tiêu này, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh chiến lược cao cấp hóa và đổi mới sản phẩm trên toàn bộ danh mục ngành hàng.

Trong ngành gia vị, MCH tiếp tục thúc đẩy chiến lược nâng cấp sản phẩm nước mắm, chuyển dịch người tiêu dùng từ phân khúc phổ thông lên trung cấp và cao cấp, thông qua việc giới thiệu các dòng sản phẩm mới có định vị cao hơn và đầu tư vào xây dựng thương hiệu. Cùng với đó, thương hiệu Nam Ngư được làm mới để phục hồi tăng trưởng. Thị trường quốc tế cũng sẽ tiếp tục là ưu tiên của ngành hàng tương ớt, với các chương trình truyền thông và kết hợp cùng chuỗi nhà hàng tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.

Với ngành thực phẩm tiện lợi, MCH đặt mục tiêu giữ vững vị thế dẫn đầu ở phân khúc cao cấp bằng cách mở rộng danh mục vượt khỏi mì ăn liền truyền thống, tiến sang các sản phẩm “bữa ăn thay thế tại nhà” (home-meal-replacement) như Lẩu Tự Sôi, Cơm Tự Chín và Lẩu Cầm Tay. Đặc biệt, trong năm 2025, MCH sẽ ra mắt một sáng kiến lớn tập trung vào giải pháp “bữa ăn thay thế tại nhà” với mức giá hợp lý hơn, nhằm nắm bắt xu hướng tiêu dùng ngoài gia đình đang ngày càng tăng.

Ở lĩnh vực đồ uống, MCH tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm mới để làm phong phú thương hiệu WakeUp 247, đồng thời tăng tốc cạnh tranh trên thị trường trà uống liền (RTD Tea) với các sản phẩm cải tiến mới cho Bupnon Tea365 - thương hiệu đang ghi nhận tăng trưởng ấn tượng trong 2024 tăng 188% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong mảng chăm sóc gia đình và cá nhân, danh mục sản phẩm sẽ được tinh gọn và tái cấu trúc để tập trung nguồn lực vào hai thương hiệu chính là Chanté và Net. Đồng thời, MCH sẽ đẩy mạnh đạt dấu ấn trong thị trường chăm sóc cá nhân, mở rộng phạm vi từ chăm sóc gia đình sang chăm sóc toàn diện cho người tiêu dùng. Đặc biệt, sự phối hợp chặt chẽ với WinCommerce sẽ tiếp tục được đẩy mạnh để tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm Chanté, tận dụng lợi thế phân phối của hệ sinh thái bán lẻ Masan.

Các sản phẩm của Masan Consumer

Trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang đặt ưu tiên vào tăng trưởng GDP, thúc đẩy tiêu dùng nội địa và củng cố năng lực thị trường vốn, những doanh nghiệp tiêu dùng hàng đầu như Masan Consumer với nền tảng vận hành bài bản, tầm nhìn dài hạn và khả năng huy động vốn hiệu quả từ thị trường tài chính sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Việc chuyển sàn niêm yết không chỉ nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, mà còn góp phần nâng chất lượng của thị trường chứng khoán Việt Nam - một yếu tố cần thiết để hiện thực hóa kỳ vọng nâng hạng thị trường và thu hút dòng vốn quốc tế.

Minh Tài

FILI

- 06:58 03/04/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ chuỗi Gogi, Manwah… mỗi ngày thu hơn 18 tỷ, đã hoàn tất mua lại The Coffee House

Theo BCTC hợp nhất kiểm toán 2024, CTCP Tập đoàn Golden Gate (GoldenGate) ghi nhận doanh thu tăng tốt nhưng lợi nhuận đi lùi vì các khoản chi phí neo cao.

Trump tung đòn thuế 46%, những doanh nghiệp niêm yết nào sẽ gặp nguy?

Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang đối mặt với thử thách chưa từng có vì đòn thuế quan nặng nề từ Mỹ.

Nam Rạch Chiếc kinh doanh ra sao khi Keppel thoái sạch vốn?

Với việc lỗ sau thuế hơn 33 tỷ đồng trong năm 2024, Công ty Nam Rạch Chiếc, chủ đầu tư dự án Palm City tại TP Thủ Đức, ghi nhận lỗ lũy kế hơn 32 tỷ đồng tính tới...

Hoàng Trúc My - Công ty do cá nhân 19 tuổi thành lập lỗ gần 34 tỷ đồng năm 2024

Công ty TNHH Hoàng Trúc My lỗ sau thuế gần 34 tỷ đồng trong năm 2024, qua đó nâng tổng lỗ lũy kế tại thời điểm 31/12/2024 lên hơn 65 tỷ đồng.

Mùa ĐHĐCĐ 2025: Kế hoạch kinh doanh có xa vời thực tế?

Trong bối cảnh toàn cầu có nhiều biến động phức tạp như hiện nay, việc xây dựng kế hoạch kinh doanh 2025 trở thành bài toán với nhiều ẩn số dành cho các doanh...

Sau năm lãi "tệ", Saigonbank đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 gấp 3 lần 

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, UPCoM: SGB) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 với các tờ trình về kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi...

Văn Phú (VPI) thâu tóm một dự án chung cư hơn ngàn tỷ tại quận 7?

Văn Phú vừa mới thâu tóm một doanh nghiệp chỉ đăng ký duy nhất 1 lao động. Đáng chú ý, doanh nghiệp này hiện là chủ đầu tư một dự án khu chung cư vốn hơn 1.2 ngàn...

PVI đặt mục tiêu lợi nhuận thận trọng, dự kiến thấp nhất 5 năm

Theo tài liệu trình ĐHĐCĐ thường niên, CTCP PVI (HNX: PVI) dự kiến lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1,090 tỷ đồng trong năm 2025, giảm 3% so với năm 2024. Đây cũng...

TDC đặt kế hoạch lợi nhuận đi lùi sau năm lãi kỷ lục, muốn vay ngân hàng hơn 400 tỷ

Sau năm 2024 lãi kỷ lục hơn 400 tỷ đồng, CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (HOSE: TDC) đặt kế hoạch kinh doanh 2025 thận trọng với lợi nhuận sau thuế giảm...

VPI trình ĐHĐCĐ đổi tên công ty, mục tiêu lãi sau thuế 2025 tăng 15%

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, ban lãnh đạo CTCP Đầu tư Văn Phú - INVEST (HOSE: VPI) đề xuất kế hoạch kinh doanh 2025 với tổng doanh thu 2,450 tỷ đồng và lãi sau...


Hotline: 0908 16 98 98