Livestream bán hàng tại Trung Quốc: Từ "bùng nổ" đến "vào khuôn khổ"

07/04/2025 11:19
07-04-2025 11:19:42+07:00

Livestream bán hàng tại Trung Quốc: Từ "bùng nổ" đến "vào khuôn khổ"

Theo các quy định của Trung Quốc, người bán hàng phát trực tiếp cần thông tin chân thực, chính xác, toàn diện về hàng hóa của mình, đồng thời phải làm rõ nguồn gốc hàng hóa bán ra.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Trung Quốc là một trong những nước đi đầu thế giới về lĩnh vực phát trực tiếp (livestream) để bán hàng.

Theo thống kê của Trung tâm Internet Trung Quốc (CNNIC), tính đến cuối năm 2023 đã có hơn 750 triệu người dùng livestream tại Trung Quốc. Doanh thu từ livestream thương mại điện tử đạt hơn 4.900 tỷ NDT (khoảng 700 tỷ USD).

Livestream bán hàng tại Trung Quốc không chỉ là một công cụ tiếp thị mà đã trở thành một ngành kinh tế thực thụ, với hệ sinh thái đa tầng, bao gồm nền tảng, người bán, KOLs (livestreamer chuyên nghiệp), công ty đào tạo, logistics, tài chính và pháp lý. Trong đó, các công ty đào tạo KOL chuyên livestream ngày càng nhiều, có nơi còn đào tạo cả nông dân để livestream bán nông sản.

Hình thức các kênh livestream bán hàng tại Trung Quốc tương đối đa dạng, tập trung vào nhiều thành phần khách nhau trong xã hội. Các doanh nghiệp, thương hiệu nổi tiếng tổ chức đội ngũ livestream riêng, thuê hoặc kết nối với KOLs có lượng theo dõi cao nhằm quảng bá sản phẩm.

Trong khi đó, nông dân Trung Quốc lại triển khai hình thức livestream theo cách thức kết nối từ xưởng sản xuất, đến nông trại và kho hàng nhằm tạo niềm tin đối với khách hàng và người tiêu dùng.

Ngoài ra, cùng với việc phát triển khoa học công nghệ, các kênh livestream bán hàng tại Trung Quốc cũng sử dụng người dẫn ảo (AI influencer) vào bán hàng.

Tuy phát triển mạnh, song thị trường livestream bán hàng của Trung Quốc cũng tồn tại nhiều vấn đề như thông tin sai lệch, quảng cáo lố, chất lượng hàng hóa không đồng đều.

Một số KOL dùng chiêu trò gây tranh cãi, thiếu đạo đức nghề nghiệp đã làm giảm niềm tin người tiêu dùng. Do đó, các cơ quan quản lý của Trung Quốc ngày càng siết chặt quản lý thuế, nội dung và hành vi livestream.

Theo các quy định của Trung Quốc, người bán hàng phát trực tiếp cần thông tin chân thực, chính xác, toàn diện về hàng hóa của mình, đồng thời phải làm rõ nguồn gốc hàng hóa bán ra.

Những người nổi tiếng, có ảnh hưởng trong xã hội sử dụng hình ảnh cá nhân của mình để tiếp thị, quảng bá cho hàng hóa hay dịch vụ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Những trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm và có thể bị đưa vào “danh sách đen,” cấm bán hàng qua livestream.

Bên cạnh đó, các nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc cũng có thể phải chịu trách nhiệm liên đới nếu biết về hành vi vi phạm mà không có biện pháp ngăn chặn cần thiết.

Vì vậy, các nền tảng này đang ngày càng siết chặt kiểm soát chất lượng, xác minh danh tính và giấy phép kinh doanh của người bán, cũng như tăng cường giám sát nội dung livestream.

Trước việc kiểm soát nghiêm ngặt của các cơ quan chức năng và nền tảng bán hàng trực tuyến, lĩnh vực livestream bán hàng của Trung Quốc đi vào quy củ và có trật tự hơn.

Thống kê gần đây cho thấy, những vấn đề như quảng cáo sai sự thật hay bán hàng giả, hàng kém chất lượng đang có chiều hướng giảm và hiện chỉ chiếm từ 18-27% trong số các vấn đề được người tiêu dùng phản ánh./.

Quang Hưng - Công Tuyên

Vietnamplus

- 09:03 07/04/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hé lộ số tiền gian hàng Hằng Du Mục kiếm được trên thương mại điện tử

Trong quý I/2025, tổng doanh số toàn thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt 101.400 tỉ đồng, tăng 42,29% so với cùng kỳ.

Vụ sữa bột giả thu lợi 500 tỷ: 3 rủi ro pháp lý phổ biến doanh nghiệp bỏ qua

Vụ sản xuất sữa bột giả thu lợi bất chính với tổng trị giá gần 500 tỷ đồng vừa bị Bộ Công an triệt phá đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về ranh giới mong manh giữa...

Ưu nhược điểm của thuê tài chính (Financial leasing) là gì?

Trên góc độ tài chính, thuê tài chính là một phương thức tín dụng trung và dài hạn, giúp doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản mà không cần tự bỏ vốn mua ngay lập...

Chuyên gia: Siết chặt cho thuê ngắn hạn giúp chung cư tăng giá trị dài hạn

Thị trường cho thuê căn hộ ngắn hạn (Airbnb) tại TP.HCM đang chứng kiến làn sóng thay đổi mạnh mẽ khi các cơ quan quản lý và ban quản trị chung cư đồng loạt áp dụng...

Cần cơ chế bảo vệ các nhà bán nhỏ lẻ trên thương mại điện tử

Người bán hàng nhỏ lẻ trên các sàn thương mại điện tử dễ bị áp đặt bởi các chính sách bất lợi, dẫn đến giảm nhiệt huyết kinh doanh.

Người bán Baby Three “khóc ròng” vì phiên bản Thỏ thị trấn có hình nhạy cảm

Trên các tuyến đường Phạm Văn Đồng (TP Thủ Đức) hay Phan Văn Trị (quận Gò Vấp) trước đây có rất nhiều điểm bán Baby Three thì nay đã vắng bóng.

Kinh nghiệm khởi nghiệp: Lưu ý khi mở cửa hàng dịch vụ thú cưng

Ngành dịch vụ phục vụ thú cưng đang phát triển nhưng liệu tham gia thị trường có dễ, nhất là người khởi nghiệp?

Người cao tuổi khởi nghiệp

Người cao tuổi sẽ được hỗ trợ và tạo điều kiện để tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp...

Vụ hũ tro cốt giá cao ở Nam Định, công ty Thanh Bình An Lạc Viên làm ăn thế nào?

Công ty Cổ phần Thanh Bình An Lạc Viên đang gây xôn xao dư luận sau vụ hũ tro cốt ở Nam Định. Tiềm lực của doanh nghiệp này thế nào, ai là người đang điều hành công...

Nghịch lý ngành gym Hàn Quốc

Trong nhiều năm qua, các phòng tập gym tại Hàn Quốc đã phải nỗ lực để cung cấp mức giá thấp nhất, nhưng không phải ai cũng trụ lại với cuộc cạnh tranh khốc liệt...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98