Tăng trưởng quý 1 đạt cao nhất 5 năm

06/04/2025 18:32
06-04-2025 18:32:00+07:00

Tăng trưởng quý 1 đạt cao nhất 5 năm

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều 06/04, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết: Kinh tế - xã hội quý 1/2025 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, với mức tăng trưởng GDP đạt 6.93% - cao nhất trong 5 năm qua và vượt kịch bản đề ra. Kết quả này được đánh giá là minh chứng cho nỗ lực phục hồi, ổn định và phát triển kinh tế trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động.

Theo báo cáo tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì sáng cùng ngày, tình hình quốc tế quý 1 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là động thái đột ngột từ Hoa Kỳ với chính sách thuế quan mới, tạo áp lực lớn lên thương mại toàn cầu.

Trong nước, các bộ, ngành, địa phương đã chủ động thực hiện đồng bộ 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, từ thúc đẩy tăng trưởng, chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, đến triển khai các nghị quyết lớn về khoa học - công nghệ, hội nhập và tổ chức các sự kiện quan trọng.

Tăng trưởng 6.93% trong quý 1 đến từ sự phục hồi đồng đều ở cả 3 khu vực: nông nghiệp tăng 3.74%; công nghiệp, xây dựng tăng 7.42%; dịch vụ tăng 7.7%. Các trung tâm kinh tế lớn tiếp tục duy trì đà tăng như TP.HCM đạt 7.51%, Hà Nội 7.35%. Đặc biệt, có tới 9 địa phương tăng trưởng ở mức 2 con số.

Bức tranh vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định với lạm phát được kiểm soát, CPI quý I tăng 3.22%. Xuất khẩu tăng 10.6%, nhập khẩu tăng 17%, đưa xuất siêu lên 3.16 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 8.3%; thu hút FDI tăng mạnh 34.7%; giải ngân vốn FDI thực hiện tăng 7.2% - mức cao nhất trong 5 năm qua. Du lịch phục hồi mạnh với hơn 6 triệu lượt khách quốc tế trong quý 1, tăng gần 30%.

Buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 diễn ra chiều 6/4 tại Hà Nội - Ảnh: VGP/Quang Thương

Sản xuất, kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực. Riêng tháng 3 ghi nhận 15,600 doanh nghiệp thành lập mới, tăng hơn 54% so với tháng trước. Tính chung quý đầu năm, có 72,900 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 18.,6%.

Bên cạnh đó, các chỉ số xã hội cũng cải thiện rõ rệt. Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 8 bậc, đứng thứ 46 toàn cầu và xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore. Công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, giữ vững chủ quyền và hội nhập quốc tế tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại: tác động từ môi trường quốc tế tiếp tục phức tạp, áp lực điều hành kinh tế vĩ mô lớn, mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm từ 8% trở lên còn nhiều thách thức, giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, một số lĩnh vực sản xuất còn khó khăn.

Trước những diễn biến đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị bám sát mục tiêu tổng quát: giữ vững ổn định chính trị, xã hội; phát triển nhanh, bền vững và bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau; tiếp tục nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng 8% như đã đề ra.

Thủ tướng nêu rõ 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh đến việc xử lý linh hoạt các chính sách thương mại của các nước, nhất là Hoa Kỳ, tăng tốc cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo động lực tăng trưởng mới từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Các chính sách kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, tăng cường quản lý thu, tiết kiệm chi, ổn định các cân đối lớn của nền kinh tế cũng được đặt lên hàng đầu.

Chính phủ cũng yêu cầu thúc đẩy các công trình hạ tầng trọng điểm, đảm bảo hoàn thành 3,000 km đường cao tốc trong năm 2025, đẩy nhanh tiến độ các dự án FDI lớn, tập trung xử lý các dự án tồn đọng, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

Về an sinh xã hội và phát triển con người, Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện các chương trình xóa nhà tạm, phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội, chuẩn bị tốt cho các ngày lễ lớn và đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, giải trí, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh mới, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tăng cường kỷ luật hành chính, giữ vững quốc phòng an ninh, chủ động trong quan hệ đối ngoại và tạo đồng thuận xã hội thông qua công tác truyền thông hiệu quả, góp phần củng cố niềm tin, duy trì đà tăng trưởng và phát triển bền vững trong năm 2025.

Tử Kính

FILI

- 17:30 06/04/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

EU mong muốn sớm nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện

Liên minh châu Âu mong muốn cùng Việt Nam tăng cường trao đổi, sớm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Thành phố Phú Quốc sẽ được tách ra làm 2 đặc khu

Các huyện đảo, thành phố đảo hiện nay sẽ được chuyển thành đơn vị hành chính cấp xã có tên gọi là đặc khu. Theo đó, hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo;...

50 năm non sông liền một dải - Bài 7: Viết tiếp câu chuyện nghĩa tình

Trong hành trình 50 năm xây dựng và phát triển, TPHCM không chỉ giữ vai trò đầu tàu kinh tế, phát triển năng động, văn minh, hiện đại; mà sâu thẳm trong từng con...

Quyết định cách đặt tên, quy mô dân số, diện tích xã, phường sau sáp nhập

Phường sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 5,5km2 trở lên. Đối với phường thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải có quy mô dân số từ 45.000 người trở lên.

Việt Nam - Trung Quốc ký kết 7 văn kiện quan trọng lĩnh vực đường sắt và đường bộ

Việc ký kết các văn kiện trên góp phần vào thành công của chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thời...

Thủ tướng: Doanh nghiệp Nhà nước cần xông pha về chuyển đổi số, tạo động lực tăng trưởng mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh vai trò tiên phong và trách nhiệm lớn lao của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong bối cảnh thế giới có nhiều...

Trước khi sáp nhập, quy mô kinh tế Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định có gì đặc biệt?

Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định sẽ về sáp nhập, dự kiến lấy tên là tỉnh Ninh Bình. Vậy, quy mô kinh tế 3 địa phương này ra sao trước khi về dưới một mái nhà?

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều ngày 14/04, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình - Tổng Bí thư Ban Chấp...

Thủ tướng: Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 01/07

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo Bộ Nội vụ chủ động hướng dẫn, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương chuẩn bị...

50 năm non sông liền một dải - Bài 6: Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM - Khẳng định vai trò đầu tàu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trải qua 25 năm, từ một thị trường chứng khoán sơ khai, non trẻ với chỉ 2 mã chứng khoán được niêm yết, đến nay Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) đã phát triển...


TIN CHÍNH

LPBS lập phương án tăng vốn lên gần 13 ngàn tỷ, mục tiêu kinh doanh đột biến trong năm 2025

LPBS lập phương án tăng vốn lên gần 13 ngàn tỷ, mục tiêu kinh doanh đột biến trong năm 2025

CTCP Chứng khoán LPBank (LPBS) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 vào sáng ngày 24/04 tại Hà Nội, dự kiến xem xét thông qua phương án chào bán cổ phiếu để tăng vốn lên 12,668 tỷ đồng. Song song với đó là kế hoạch kinh doanh đột biến với doanh thu 1,015 tỷ đồng và lãi trước thuế 503 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần thực hiện 2024.




Hotline: 0908 16 98 98