Top 10 dự báo kinh tế thế giới 2015

05/01/2015 15:55
05-01-2015 15:55:32+07:00

Top 10 dự báo kinh tế thế giới 2015

Kinh tế thế giới vừa trải qua một năm nhiều biến động với sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ chỉ giúp bù đắp đà tăng trưởng chậm chạp của châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc. Vậy, điều gì sẽ xảy ra với các nền kinh tế thế giới trong năm 2015?

* Kinh tế thế giới 2015 sẽ tiếp đà phục hồi, song chưa thật vững

* Đồng euro có thể tiếp tục bị mất giá mạnh trong năm 2015

 

Nariman Behravesh, chuyên gia kinh tế tại IHS đã trả lời với CNBC rằng: “Các yếu tố cơ bản vẫn còn tích cực và sẽ tiếp tục hỗ trợ cho đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu vào năm 2015”. Dự báo của IHS cho thấy, kinh tế toàn cầu có khả năng tăng 3% trong năm 2015, cao hơn so với con số ước tính 2.7% của năm 2014.

Theo đó, IHS đã đưa ra 10 dự báo về triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2015 như sau:

1. Kinh tế Mỹ sẽ bứt phá

Nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục bứt phá nhanh hơn so với các nền kinh tế khác nhờ sự gia tăng của nhu cầu nội địa, đặc biệt là chi tiêu tiêu dùng.

Các nguồn động lực thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng – lĩnh vực chiếm 70% tổng GDP Mỹ - vẫn rất tích cực, bao gồm đà tăng trưởng việc làm khả quan, tình hình tài chính ngày càng cải thiện của các hộ gia đình và giá gas thấp. IHS dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng ở mức 2.5%-3% trong năm tới.

2. Eurozone sẽ tiếp tục khó khăn

Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ tiếp tục rơi vào khó khăn trong năm 2015 do sự yếu kém của thị trường lao động. Tuy nhiên, trước sự kết hợp của nhiều yếu tố như giá dầu thấp, sự suy yếu của đồng EUR, các ảnh hưởng từ chính sách tài khóa và nợ nước ngoài được giảm bớt, cùng với sự mở rộng của các chính sách kích thích kinh tế sẽ góp phần kích thích đà tăng trưởng kinh tế của Eurozone trong năm tới. Theo dự báo từ IHS, tăng trưởng 2015 của khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ tăng tốc lên mức 1.4% từ mức 0.8% trong năm nay.

3. Nhật Bản thoát khỏi suy thoái

Sau khi trải qua lần suy thoái thứ 4 trong vòng 6 năm qua, nền kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2015, mặc dù chỉ khoảng 1%. Chính sách nới lỏng của NHTW Nhật Bản (BoJ) cùng với gói kích thích kinh tế từ Chính phủ và giá năng lượng thấp sẽ là những yếu tố đưa nền kinh tế nước này thoát khỏi suy thoái trong năm tới.

4. Kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc

Theo dự báo của IHS, sự hỗ trợ từ các chính sách tiền tệ và tài khóa không sẽ không đủ để ngăn chặn sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới xuống 6.5% trong năm tới. Dù con số này là được coi là thấp so với tiêu chuẩn của Trung Quốc nhưng vẫn là “nỗi ganh tỵ” của rất nhiều nền kinh tế khác.

5. Sự phân hóa của các nền kinh tế mới nổi

Hầu hết các nền kinh tế mới nổi sẽ đạt được mức tăng trưởng tốt trong năm 2015, nhờ giá dầu rẻ hơn, thanh khoản toàn cầu gia tăng và đà tăng trưởng tốt từ nền kinh tế Mỹ cũng như châu Âu. Trong đó, các nền kinh tế mới nổi châu Âu, Mỹ Latinh, Trung Đông và Bắc Phi, và tiểu sa mạc Sahara sẽ đạt được mức tăng truởng ấn tượng nhất trong nhóm này.

Tuy nhiên, theo dự báo từ IHS, kinh tế Nga sẽ có mức tăng truởng thấp hơn so với các nền kinh tế mới nổi khác do tác động tiêu cực của các lệnh trừng phạt, giá dầu giảm và sự tháo chạy của dòng vốn.

6. Giá hàng hóa sẽ tiếp tục giảm

Giá dầu thô đã mất 50% so với thời điểm mùa hè năm nay do nhu cầu tiêu thụ toàn cầu suy yếu giữa bối cảnh nguồn cung đang có xu hướng gia tăng.

Trung Quốc vẫn sẽ là nhân tố quyết định trong vấn đề nhu cầu tiêu thụ dầu. Theo dự báo của IHS, sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc có thể đồng nghĩa với một đợt giảm giá nữa của dầu thô trong năm tới. IHS cũng dự báo giá của các loại hàng hóa cơ bản sẽ giảm bình quân 10% trong năm tới.

7. Nguy cơ giảm phát

Giảm phát được dự đoán sẽ trở lại mạnh mẽ tại các nước phát triển trong bối cảnh giá hàng hóa cơ bản tiếp tục giảm và kinh tế thế giới tăng trưởng yếu kém. Trường hợp ngược lại đang xảy ra với các nền kinh tế mới nổi, như Nga. Nền kinh tế xứ bạch dương đang chứng kiến tỷ giá đồng nội tệ giảm chóng mặt, qua đó kéo lạm phát tăng vọt.

8. Fed sẽ nâng lãi suất lần đầu

IHS dự báo, Fed, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) sẽ bắt đầu nâng lãi suất trở lại trong năm 2015, lần lượt vào tháng 6, tháng 8 và tháng 10, trừ khi lạm phát giảm mạnh.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), BoJ và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) được nhận định sẽ tiếp tục hạ lãi suất và/hoặc cung cấp thêm thanh khoản vào thị trường thông qua các chương trình mua tài sản cùng với các công cụ khác.

9. Đồng USD sẽ tiếp tục giữ ngôi vua

Đồng USD sẽ tiếp tục mạnh lên nhờ kỳ vọng vào đà tăng trưởng khả quan của nền kinh tế Mỹ và Fed sẽ tăng lãi suất.

Trong khi đó, khả năng ECB và BoJ tăng cường bơm thanh khoản vào thị trường đồng nghĩa với việc cả đồng EUR và đồng JPY sẽ tiếp tục mất giá trong năm 2015. IHS dự báo, tỷ giá EUR/USD sẽ giảm về mức 1.15-1.2 USD/EUR vào mùa thu năm 2015, còn USD/JPY sẽ giao dịch trong khoảng 120-125 JPY/USD trong năm tới.

10. Rủi ro vỡ nợ suy giảm

Trong các năm gần đây, nền kinh tế toàn cầu đã phải đối mặt với nhiều “tai họa”, bao gồm nợ công và nợ của khu vực tư nhân cao, đòi hỏi các hộ gia đình, doanh nghiệp và Chính phủ phải cắt giảm nợ.

Tuy vậy, theo dự báo của IHS, sang năm 2015, những yếu tố cản trở tăng trưởng này sẽ giảm bớt ở một số quốc gia, nhất là Mỹ và Anh. Đó là lý do giải thích cho đà tăng trưởng tốt hơn bình quân của các nền kinh tế này.

Đào Minh Tuấn (Theo CNBC)







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kế hoạch đánh thuế người giàu vẫn tiến triển chậm trên quy mô toàn cầu

Vào cuối năm 2021, hơn 140 quốc gia đã nhất trí áp thuế tối thiểu đối với các tập đoàn đa quốc gia theo đề xuất của OECD, nhưng tới nay tiến triển vẫn còn hạn chế.

Chứng khoán thăng hoa, tài sản của giới siêu giàu ở Mỹ tăng lên 44,600 tỷ đô

Top 1% những người giàu nhất nước Mỹ sở hữu khối tài sản lên tới 44,600 tỷ USD vào cuối quý 4/2023, chủ yếu là nhờ sự thăng hoa của thị trường chứng khoán.

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98