Niềm tin NĐT vào các NHTW sắp "cạn", chứng khoán toàn cầu tiến sát tới thị trường "con gấu"

12/02/2016 01:24
12-02-2016 01:24:59+07:00

Niềm tin NĐT vào các NHTW sắp "cạn", chứng khoán toàn cầu tiến sát tới thị trường "con gấu"

Chứng khoán toàn cầu đang tiến sát tới thị trường "con gấu", sau khi chỉ số Dow Jones của Mỹ giảm gần 400 điểm. Thị trường tài chính đang cho thấy tín hiệu rằng, các nhà đầu tư đã mất dần niềm tin vào khả năng hỗ trợ kinh tế toàn cầu từ nỗ lực của các ngân hàng trung ương, Bloomberg đưa tin.

Chứng khoán Hồng Kông khởi đầu năm mới âm lịch tồi tệ nhất kể từ 1994

Những dấu hiệu kinh điển của “thị trường con gấu”

* Những câu hỏi cần trả lời trước khi quyết định rút khỏi thị trường

Chứng khoán Mỹ đã rơi vào tình cảnh bán tháo giống như thị trường chứng khoán toàn cầu, để sẵn sàng gia nhập vào nhóm các quốc gia chính thức rơi vào thị trường "con gấu" (bear market), khi các nhà đầu tư đã bỏ qua tín hiệu từ người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - bà Janet Yellen rằng, Fed sẽ không vội vàng để tăng lãi suất trong khi đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn. Đợt bán tháo các tài sản rủi ro đã diễn ra từ cổ phiếu ngân hàng đến dầu thô và tiền tệ của các quốc gia thuộc thị trường mới nổi (emerging market).

Cổ phiếu ngành ngân hàng dẫn đầu đà lao dốc của thị trường chứng khoán Châu Âu, hướng tới mức thấp nhất kể từ tháng 10/2013. Trong khi đó, thị trường chứng khoán của Thụy Điển giảm ngay khi NHTW nước này đưa ra quyết định tiếp tục giảm lãi suất cơ bản. Đồng Yên của Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong hơn một năm qua. Sự chú ý dồn vào thị trường trái phiếu chính phủ, khi mức lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm xuống dưới 1.6%. Vàng bứt phá qua mốc 1,200 USD/oz.

Nguồn: Bloomberg

Tín hiệu của các NHTW từ Châu Âu cho tới Nhật Bản về nỗ lực kéo lại nền kinh tế thông qua các chương trình nới lỏng định lượng nhằm xoa dịu sự lo ngại của giới đầu tư đang trên "bờ vực" thất bại, khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục trên đà chậm lại. Thêm vào đó là đà bán tháo trên thị trường dầu thô, cùng với thị trường tín dụng yếu đang khiến tình trạng bất ổn trở nên trầm trọng. Bà Yellen trong một tuyên bố mới đây cho biết, Fed có thể trì hoãn kế hoạch tăng lãi suất trong bối cảnh thị trường tài chính bất ổn nhưng sẽ không từ bỏ kế hoạch này.

"Các chính sách của NHTW và sự không chắc chắn về tính hiệu quả của các chính sách này là mối quan tâm lớn nhất ở tầm vĩ mô hiện tại" - Leo Grohowski, người giúp quản lý danh mục tài sản hơn 184 tỷ USD từ các khách hàng và là giám đốc đầu tư của BNY Mellon Wealth Management tại New York. Ông cũng cho rằng, hiện đang không có sự liên kết giữa nhà đầu tư và Fed, theo đó những gì Fed có thể làm, những gì Fed nói và những gì thị trường kỳ vọng đang biểu hiện trái chiều nhau.

Chứng khoán toàn cầu lao dốc "không phanh"

Chỉ số MSCI All-Country World giảm 1.5% tại thời điểm 12h04 theo giờ New York, chỉ số này đã lao dốc hơn 20% kể từ mức đỉnh cao nhất được xác lập hồi tháng 5/2015. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chỉ số này đã chính thức đi vào thị trường "con gấu", với sự sụt giảm mạnh nhất kể từ đợt khủng hoảng nợ công 2011.

Chỉ số S&P 500 mất 1.8%, đánh dấu phiên giảm điểm thứ 5 liên tiếp trong chuỗi giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2015. Chỉ số này đã giảm hơn 10% tính từ đầu năm 2016 đến nay, giao dịch ở mức thấp nhất kể từ năm 2014. Mặc dù phiên ngày hôm qua (11/02) đã chứng kiến đà tăng 1.5% sau phát biểu của người đứng đầu Fed nhưng sau đó chỉ số này khép phiên với mức giảm gần 0.1%.

Chỉ số Dow Jones Industrial giảm hơn 300 điểm, đà sụt giảm nhanh chóng tăng tốc sau khi thông tin trên Bloomberg cho biết việc Boeing sẽ phải đối mặt với việc điều tra từ Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái (SEC). Cổ phiếu Planemaker chìm sâu 8.4% xuống mức thấp nhất kể từ năm 2013.

Cổ phiếu của các ngân hàng lớn dẫn đầu đà giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Năm khi Goldman Sachs Group bốc hơi 2.7%, JPMorgan giảm 3.2% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2014.

Chỉ số Stoxx Europe 600 giảm 3.7%, nới rộng đà sụt giảm kể từ đầu năm lên 17%. Trong khi đó, chỉ số OMX Stockholm 30 của thị trường Thụy Điển cũng giảm tới 3.5%, bất chấp quyết định hạ lãi suất cơ bản từ âm 0.35% xuống âm 0.5% của NHTW.

Chỉ số MSCI Emerging Markets chìm 2.3%, đánh dấu mức giảm mạnh nhất trong 3 tuần qua với sự dẫn đầu của các cổ phiếu nhà sản xuất năng lượng. Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông giảm 3.9%, khởi đầu năm mới âm lịch tồi tệ nhất kể từ năm 1994, trong khi chỉ số Hang Seng China Enterprises của các công ty đại lục tại Hồng Kông giảm 4.9% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009. Thị trường chứng khoán tại Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam sẽ tiếp tục đóng cửa cho tới thứ Hai.

Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 2.9% khi Bắc Triều Tiên cho biết, sẽ đóng cửa khu công nghiệp chung với Hàn Quốc, một ngày sau khi chính phủ tại Seoul công bố kế hoạch rút các công ty của Hàn Quốc khỏi khu công nghiệp này nhằm thực hiện lệnh trừng phạt với Triều Tiên liên quan đến vụ thử hạt nhân và tên lửa tầm xa gần đây.

Chỉ số Micex của Nga giảm 2% cùng với đà lao dốc của giá dầu, trong khi chỉ số Bloomberg GCC 200 của các nước vùng Vịnh giảm 1.8%, nâng mức sụt giảm trong tuần này lên 3.2%. Chỉ số S&P BSE Sensex của Ấn Độ mất 3.4%, chính thức đi vào thị trường "con gấu" sau khi đã bốc hơi 20% kể từ mức đỉnh vào tháng 1/2015.

Các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Nam Phi, Thỗ Nhĩ Kỳ, Ba Lan và Thái Lan cũng đã giảm ít nhất 1.5%./.







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nikkei: Báo động đỏ về biên lãi ròng của các ngân hàng Trung Quốc

Theo kết quả khảo sát 58 ngân hàng thương mại được niêm yết tại Trung Quốc đại lục và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong của tờ Nikkei, biên lãi ròng của 39 ngân...

Microsoft cam kết đầu tư 1,7 tỷ USD phát triển hạ tầng AI cho Indonesia

Giám đốc Điều hành Microsoft cho biết hãng sẽ sớm xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Indonesia, cũng như giúp quốc gia này đào tạo hàng trăm nghìn lao động trong lĩnh...

Hơn 100 cửa hàng KFC tại Malaysia phải đóng cửa

QSR đã thay đổi chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng mang tính Hồi giáo hơn trên trang web của mình, nhưng nhiều người Malaysia vẫn tiếp tục quay lưng với...

Bất động sản Trung Quốc vẫn gặp khó dù tăng cho vay, nới lỏng hạn chế

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã phải cắt giảm mạnh mẽ lực lượng lao động khi họ phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ ngày càng tăng và doanh số bán hàng sụt...

Nhật Bản: Đồng yen tiếp tục trượt dốc, giảm xuống mức thấp kỷ lục mới

Đồng yen tiếp tục trượt dốc xuống mức thấp kỷ lục khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) ngày 26/4 duy trì lãi suất hiện nay sau cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày.

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98