ĐHĐCĐ Masan: "Trái ngọt nhất ở cuối con đường, không phải hai bên đường"

01/04/2016 09:14
01-04-2016 09:14:23+07:00

[Bài cập nhật]

ĐHĐCĐ Masan: "Trái ngọt nhất ở cuối con đường, không phải hai bên đường"

Sáng 01/04, CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2016 và thông qua kế hoạch lãi 2,000 tỷ, tiếp tục ESOP 10 triệu cp trong năm 2016 cùng một số nội dung nhìn lại chặng đường 20 năm phát triển của Tập đoàn...

* 11h00: Đại hội thảo luận

 Đại hội đã thông qua tất cả các tờ trình về kết quả 2015, kế hoạch 2016, ESOP, gia hạn phát hành cổ phần mới liên quan đến khoản vay chuyển đổi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc... Đồng thời bầu bổ sung 1 thành viên BKS thay thế cho hai người từ nhiệm là bà Phan Thị Thúy Hoa (Trưởng bộ phận kế toán của Masan Consumer).

Cổ đông không được chia cổ tức, cổ phiếu không tăng, còn ban điều hành được ESOP vậy có công bằng không?

Quay lại cái cốt lõi tạo ra niềm tin, giá trị là từ nguồn lực tài nguyên, nơi công ty phải tìm cách cải tiến. Thứ hai là nguồn nhân lực để dẫn dắt sự thay đổi tạo ra giá trị tương lai. Thứ ba là tài lực, tức là tài chính. Ba yếu tố này là cấu thành chính tạo nên nền tảng cho sự phát triển lớn.

Masan phát hành ESOP là niềm tin chiến lược, làm cho mỗi thành viên của Masan cùng nằm trong tâm thế như cổ đông để tạo ra giá trị. Ngày hôm nay những nhân viên của Masan cũng đã thành công và họ vẫn giữ toàn bộ số cổ phần ESOP đã được nhận và cùng mong muốn phát triển lâu dài. Trái ngọt nhất ở cuối con đường chứ không phải hai bên con đường.

Chúng tôi tin rằng giữ tiền mặt trong hệ thống là giữ được vị trí chiến lược của mình, không thể thấy cơ hội mới đi tìm tiền. Hiện Masan có hơn 1 tỷ USD tiền mặt. Tiền mặt trong hệ thống tạo nên sức mạnh trong việc kinh doanh, MSN cần mang lại được tỷ lệ hoàn vốn đầu tư cao nhất, chúng ta có mô hình kinh doanh khác biệt tại Việt Nam.

Vì sao Masan bỏ ra số tiền quá lớn để thâu tóm Vissan nhưng không đủ tỷ lệ chi phối?

Nếu xem Vissan như cơ hội trong giao dịch chứng khoán thì số tiền bỏ ra cao hơn đối với sức bình thường của thị trường hiện nay. Nhưng Masan đánh giá năng lực của Vissan trong quá trình cạnh tranh để đảm bảo nhu cầu Masan có thể tham gia được nhằm rút ngắn chuỗi giá trị từ đạm động vật đến chăn nuôi và chế biến thực phẩm. Thứ hai là chúng tôi nhìn Vissan không chỉ là một sản phẩm, cơ sở đầu tư mà là một phần trong chuỗi giá trị để định hướng về mặt phát triển.

Đây là tính toán có giá trị và là định hướng lâu dài, cũng như tầm nhìn mà Masan đặt ra trong thời gian tới đây.

Còn đối với việc hợp tác với Shingha như thế nào?

Từ đầu Masan chỉ phục vụ người tiêu dùng Việt Nam và đã đạt được những thành công. Masan sẽ tạo những thương hiệu mới ở Thái Lan, Campuchia, Lào… hiện công ty đang tìm hiểu tích cực và đã hợp tác được với đối tác ở từng nước, họ có thế mạnh ở từng địa phương giúp Masan kết nối với người tiêu dùng ở địa phương đó. Đây là hành trình ý nghĩa của Masan trong kế hoạch phục vụ 250 triệu người Asean.

Kế hoạch của Masan Resource như thế nào nếu giá hàng hóa hạ xuống thấp trong thời gian tới?

Tăng cường hiệu quả, cắt giảm chi phí... giúp Masan tăng tỷ suất sinh lợi cũng như cạnh tranh cao trên thế giới. Hoặc có thể sáp nhập hay có công suất cao hơn ở đâu đó để tạo ra những thay đổi.

Vonfram sản lượng lớn, nhưng Masan sẽ tăng được hiệu suất, tăng biên lợi nhuận, kiểm tra lại ngóc ngách trong chuỗi để hạn chế chi phí thấp nhất có thể. Đồng thời xây dựng vị thế thị trường vững chắc.

Theo đó, Masan Resource đặt kế hoạch 200-230 triệu USD về doanh thu và lợi nhuận 10-30 triệu USD trong năm 2016.

Kế hoạch cho Vĩnh Hảo và Quang Hanh?

Ngành hàng nước khoáng đã tăng trưởng 50% trong năm 2015, riêng sản phẩm 24/7 nhắm đến 1,000 tỷ đồng doanh số năm 2016. Tốc độ tăng trưởng của ngành hàng nước đặt kỳ vọng cao. Chiến lược chung ngành nước khoáng của Masan gắn với nguồn khoáng địa phương, nhờ đó có sự lan tỏa và nhận biết ở khu vực đó, đẩy mạnh phân phối, đa dạng sản phẩm. Mục tiêu đem lại nguồn nước uống có lợi cho người tiêu dùng vì hiện tại đã ở vị trí số 1.

Vì sao Masan Nutri Science tự tin kế hoạch tăng trưởng 20-30% trong năm nay?

Masan Nutri Science không bán đơn thuần là thức ăn chăn nuôi mà là có nguồn gốc xuất xứ. Công ty xây dựng nền tảng phủ rộng khắp cả nước, tập trung phát triển sản phẩm, nâng cao hiệu suất chăn nuôi… Với Anco và Proconco là lợi thế cạnh tranh mạnh trên thị trường, giúp tăng trưởng không chỉ 20% trong năm nay mà là trên 30%. Theo số liệu mới nhất, công ty đã hoàn thành mục tiêu quý 1 và tăng trưởng 25% so với cùng kỳ.

Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang chia sẻ về chặng được 20 năm của Masan

* 9h03: Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang có những chia sẻ về mốc kỷ niệm tròn 20 năm thành lập của Masan.

Theo ông, đối với thế giới, Việt Nam chỉ là nước cung cấp nguyên liệu thô với rất ít giá trị gia tăng và là một công xưởng gia tăng xuất khẩu thuần túy B2B với lợi nhuận thấp.

Ông đặt câu hỏi, vậy Việt Nam đang thiếu yếu tố gì để khai mở giá trị tiềm năng của mình? Đó chính là một thương hiệu mạnh. Với thương hiệu mạnh thì Việt Nam sẽ có những lợi ích như tài nguyên thiên nhiên đóng góp 32% GDP, nguồn nhân lực 90 triệu người và nguồn tài chính vào hệ thống bằng trung bình của Asean là 5,700 USD.

Còn câu chuyện của Masan khởi đầu tương tự như thực tế của Việt Nam, nghĩa là không có thương hiệu. Xuất khẩu không có giá trị gia tăng trên 95% doanh thu vào năm 2000. Biên lợi nhuận nhà sản xuất hàng hóa chỉ 10%.

Vì thế Masan đã tin rằng thương hiệu mạnh sẽ thay đổi số phận của Masan với công nghệ mạnh, đổi mới sáng tạo đã chuyển mô hình từ B2B sang B2C và tham gia những lĩnh vực có sự tăng trưởng tiêu dùng.

Ông Quang lấy ví dụ, nước mắm chính là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, nhưng 15 năm trước thị trường nhỏ lẻ, phân mảnh, không công nghệ, không sáng tạo và lợi nhuận biên chỉ 10-15%... và đặc biệt không ai biết về thương hiệu chính là giá trị của sản phẩm. Và Masan đã thay đổi quy tắc cuộc chơi để sở hữu giá trị tương lai. Ngày hôm nay với thương hiệu mạnh trong ngành nước mắm đã tạo ra biên lợi nhuận gộp của Masan là hơn 50%, Masan đang sở hữu 90% tổng lợi nhuận chuỗi giá trị ngành nước mắm với Chinsu, Nam Ngư.

Hiện Masan có ngành hàng tiêu dùng, đạm động vật, ngân hàng và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mục tiêu tới năm 2020, Masan Consumer là người “truyền bá văn hóa ẩm thực Việt Nam”.

Còn đối với đạm động vật, Masan Nutri Science sẽ cung cấp đạm độc vật sạch, rõ nguồn gốc với giá cả hợp lý cho người tiêu dùng Việt. Về dịch vụ tài chính có Techcombank thì mục tiêu tới 2020 sẽ không còn thói quen dùng tiền mặt.

Mục tiêu đối với nguồn tài nguyên, Masan Resource sẽ cung cấp sản phẩm đáng tin cậy trên toàn cầu.

Trong nhiều năm qua Masan đã tích lũy được 1 tỷ USD Ebitda lũy kế (2008-2015) và 2 tỷ USD vốn từ các tổ chức uy tín. Tăng trưởng vốn hóa Masan bình quân kép 90%.

* 9h00: Đại hội bắt đầu

ĐHĐCĐ thường niên 2016 của MSN diễn ra sáng ngày 01/04 tại TPHCM

TRƯỚC ĐẠI HỘI

Kế hoạch lãi 2,000 tỷ đồng, phát hành 10 triệu cp ESOP

Theo tài liệu, MSN đặt kế hoạch kinh doanh 1,900 tỷ đồng đến 2,000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ.

Các khoản đầu tư lớn vào tài sản cố định theo kế hoạch năm 2016 dự kiến khoảng 2,200 - 2,400 tỷ đồng. Trong đó, kế hoạch này không bao gồm các thương vụ M&A tiềm năng, vốn phụ thuộc vào điều kiện thị trường và tùy theo cơ hội có thể nắm bắt.

Bên cạnh đó, HĐQT cũng trình cổ đông thông qua việc gia hạn phát hành tối đa 9 triệu cổ phần cho chủ sở hữu của khoản vay chuyển đổi là Jade Dragon (Mauritius) Limitesd (JDML) và/hoặc các công ty liên kiết của JDML trong năm 2016 và 4 tháng đầu năm 2017 theo phương án phát hành đã được phê duyệt.

MSN cũng dự kiến phát hành 10 triệu cp ESOP, tương ứng 1.34% trên tổng số cổ phần đang lưu hành với giá 10,000 đồng/cp và không bị hạn chế chuyển nhượng. Thời điểm phát hành trong năm 2016 và 4 tháng đầu năm 2017. Số tiền thu được từ việc phát hành sẽ được dùng để phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh và bổ sung vốn lưu động. Được biết, trong năm 2015, MSN cũng đã phát hành gần 11 triệu cp ESOP cùng với mệnh giá.

HĐQT cũng trình việc công ty cấp các khoản vay và bảo lãnh cho các công ty con và người có liên quan. Đồng thời thông qua việc từ nhiệm thành viên BKS của ông Vũ Dũng và ông Đặng Ngọc Cả cho nhiệm kỳ 2014-2019.

2015 doanh thu đột biến, nhiều thương vụ M&A thành công

Năm 2015, MSN thực hiện được 30,628 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 90% so năm 2014 và 1,478 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận chưa phân phối tính đến 31/12/2015 của MSN là 8,561.4 tỷ đồng. Ngoài ra, khoản mục tiền và tương đương tiền của MSN tại thời điểm kết thúc năm tài chính 2015 ở mức 8,324.5 tỷ đồng, tăng hơn 3,000 tỷ đồng so với đầu năm.

Trong năm 2015 và những tháng đầu năm 2016, Masan đã ghi nhận nhiều sự kiện nổi bật:

-       Tháng 1/2015, Masan Consumer đã mua 100% cổ phần của Công ty Thực phẩm Dinh dưỡng Sài Gòn

-       Tháng 4/2015, Masan mua lại Công ty TNHH Sam Kim, cổ đông kiểm soát hai công ty Proconco và Anco, sau đó được đổi tên thành Masan Nutri Science.

-       Tháng 6/2015, MCH phát hành 9,000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm do Vietcombank thu xếp với sự tham gia của phần lớn các ngân hàng trong nước.

-       Tháng 9/2015, Masan Resources giao dịch trên UPCoM

-       Tháng 11/2015, Masan Beverage mua lại cổ phần kiểm soát của Công ty Nước khoáng Thiên nhiên Quảng Ninh, chủ thương hiệu Quang Hanh.

-       Tháng 12/2015, MCH và Shingha ký thỏa thuận đối tác chiến lược bằng việc tổ chức này đầu tư 1.1 tỷ USD vào MCH và mảng kinh doanh bia của Masan. Đợt góp đầu tiên trong tháng 12/106 với khoản tiền 650 triệu USD\

-       Tháng 12/2015, Masan Brewery HG khánh thành nhà máy bia mới tại Hậu Giang với công suất tăng hơn 4 lần công suất hiện tại

-       Tháng 1/2016, MCH tăng tỷ lệ sở hữu trực tiếp trong Masan Consumer lên 96.7% và MSN tăng tỷ lệ sở hữu tại Proconco lên 75.2%

-       Tháng 2/2016, Masan Beverage tăng sở hữu Vinacafe (VCF) lên 60.16%

-       Tháng 3/2016, Masan Nutri Science đã mua 14% vốn Vissan

Tỷ lệ nắm giữ của MSN tại các đơn vị liên quan







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lợi nhuận quý 1 của TIP gấp hơn 2 lần cùng kỳ

Nhờ khoản hoàn nhập dự phòng của CTCP Cà phê Olympic, CTCP Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa (HOSE: TIP) báo lãi ròng quý 1/2024 gấp hơn 2 lần cùng kỳ, đạt hơn...

ĐHĐCĐ HTI: Muốn lấn sân mảng khu công nghiệp

“Thời gian tới, mục tiêu cốt lõi của công ty là phát triển dự án mới. Trong đó, có mảng khu công nghiệp và cụm công nghiệp” - ông Nguyễn Hồng Hải – Chủ tịch HĐQT...

ĐHĐCĐ TMS: Cơ sở nào để đặt mục tiêu lãi trước thuế gấp đôi?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Transimex (HOSE: TMS) thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế gần 419 tỷ đồng, gấp đôi thực hiện năm trước. Công ty đặt nhiều kỳ...

MSB lãi trước thuế quý 1 hơn 1,530 tỷ đồng, tỷ lệ CASA đạt 29.21%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) lãi trước thuế hơn 1,530 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ...

ĐHĐCĐ Siba Group: Tăng lợi nhuận 25%, ông Trương Sỹ Bá tham gia ban điều hành

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 25/04, CTCP Tập đoàn Cơ khí Công nghệ cao Siba (Siba Group, HOSE: SBG) đặt mục tiêu gia tăng về cả doanh thu và lợi nhuận...

Tiếp tục "thu hời" từ chứng khoán, ACB lãi trước thuế quý 1 gần 4,900 tỷ đồng

BCTC hợp nhất vừa công bố của Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) cho thấy lãi trước thuế trong quý 1/2024 đạt hơn 4,892 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% so với...

Dự báo bấp bênh, Petrolimex đặt mục tiêu 2024 giảm 27% lợi nhuận

Theo tài liệu ĐHĐCĐ 2024, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) dự báo tình hình năm nay có nhiều yếu tố không thuận lợi. Do đó, dự kiến trình mục tiêu...

ĐHĐCĐ HSC: Mảng IB có thể mang về 200-240 tỷ đồng năm 2024

Chiều ngày 25/04, diễn ra ĐHĐCĐ năm tài chính 2023 của CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, HOSE: HCM) với mục tiêu lãi trước thuế năm 2024 cao kỷ lục.

ĐHĐCĐ SHB: Lợi nhuận quý 1 khoảng 4,017 tỷ đồng

Chiều 25/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HOSE: SHB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận, tăng vốn...

ĐHĐCĐ SSI: Thị phần là một mục tiêu quan trọng để phấn đấu nhưng không phải là duy nhất

Chiều ngày 25/04, CTCP Chứng khoán SSI (HOSE :SSI) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận nhiều nội dung về kế hoạch kinh doanh năm mới. Tại đại hội, Chủ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98