Các chuyên gia lo ngại gì trong năm 2018?

18/01/2018 13:52
18-01-2018 13:52:14+07:00

Các chuyên gia lo ngại gì trong năm 2018?

Liệu tình hình có trở nên xấu hơn trong năm 2018? Có thể lắm chứ!

Hơn 90% chuyên gia tham gia cuộc thăm dò của Diễn dàn Kinh tế Thế giới (WEF) dự báo cuộc đối đầu về khía cạnh chính trị hoặc kinh tế giữa các cường quốc trên toàn cầu có thể trở nên tồi tệ hơn trong năm 2018. Gần 80% cho rằng rủi ro xảy ra chiến tranh ngày càng gia tăng.

Kết quả của cuộc thăm dò – vốn được công bố trước cuộc họp thường niên ở Davos – làm nổi bật lên mối nguy cơ từ tình trạng căng thẳng chính trị, lập trường bảo hộ, thay đổi khí hậu và các cuộc tấn công mạng (cyberattack).

Trong năm 2018, các chuyên gia đưa ra rất nhiều rủi ro có thể tạo ra một năm đầy khó khăn.

Ian Bremmer, Chủ tịch của Eurasia Group, cho hay: “Thành thực mà nói: Năm 2018 chẳng có vẻ gì khả quan cho lắm… Vâng, đúng là thị trường đang tăng và nền kinh tế vẫn hoạt động không đến nỗi tệ, nhưng cư dân trong nước đang bị chia rẻ, các Chính phủ chưa thực hiện nhiều lắm về khía cạnh quản lý quốc gia, và trật tự toàn cầu bắt đầu thay đổi”.

Sau đây, CNNMoney dẫn ra những mối lo ngại của các chuyên gia tham gia cuộc thăm dò của WEF:

Các cuộc tấn công mạng

Các chuyên gia phân tích cho biết vụ tấn công đòi tiền chuộc WannaCry và vụ rò rỉ dữ liệu của Equifax – vốn đã gây quá nhiều thiệt hại trong năm 2017 – có thể chỉ là những hành động khởi đầu cho một chuỗi tấn công khác.

Ông Bremmer cho biết nhiều cuộc tấn công mạng tinh vi có thể làm tê liệt một tập đoàn, ngân hàng hoặc thị trường quan trọng. Bản thân mạng Internet có thể trở thành mục tiêu bị các tin tặc dòm ngó.

“Tại thời điểm này, khả năng nền kinh tế chao đảo vì các cuộc tấn công mạng là có thật”, ông nói.

WEF cho hay các Chính phủ và doanh nghiệp phải chuẩn bị nhiều hơn để bảo vệ hệ thống máy tính quan trọng.

Biến đổi khí hậu

Các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu giờ cũng là mối nguy cơ hàng đầu trên toàn cầu, dựa theo số liệu từ WEF.

“Cũng chẳng ngạc nhiên gì khi biến đổi khí hậu được xếp là rủi ro nguy hiểm bậc nhất”, Alison Martin, Giám đốc phụ trách rủi ro tại Alison Martin, cho hay. “Tháng 9/2017 là tháng tồi tệ và căng thẳng nhất trong lịch sử về khía cạnh thảm họa thiên nhiên”.

Liên Hiệp quốc (UN) đã lên tiếng cảnh báo rằng biến đổi khí hậu đang gây ra mâu thuẫn trong khu vực và buộc mọi người phải rời bỏ ngôi nhà thân thương của mình.

Bà Martin nói thêm nhiệt độ ngày càng tăng cũng tọa ra nguy cơ tới nguồn cung ứng thực phẩm trên toàn cầu.

Bất bình đẳng ngày càng tăng

Nền kinh tế toàn cầu ngày càng được cải thiện, nhưng lợi ích không được phân bổ đều cho mọi người.

Phần lớn những người sinh sống ở các quốc gia có tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng, trong khi tăng trưởng tiền lương thì chững lại. WEF cho biết, trong năm 2017, khoảng cách kinh tế về giới trên toàn cầu được nới rộng lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ.

Chủ nghĩa bảo hộ và "Nước Mỹ Trước tiên"

Các chuyên gia lo ngại rằng các chính sách “Nước Mỹ Trước tiên” của Tổng thống Donald Trump có thể làm căng thẳng các mối quan hệ đồng minh.

Ông Trump tỏ ra hoài nghi về giá trị của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và rút khỏi hiệp định biến đổi khí hậu Paris. Ngoài ra, ông cũng muốn tái thương lượng về Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Canada và Mexico.

“Chủ trương Nước Mỹ Trước tiên đã tạo ra mâu thuẫn trong mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và châu Âu”, Jonathan Wood, Giám đốc phụ trách bộ phận Kiểm soát Rủi ro, cho hay.

WEF lên tiếng cảnh báo rằng chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩ dân tộc ngày càng tăng có thể gây ra căng thẳng giữa các quốc gia và rồi cũng sẽ tạo ra bất ổn.

Vũ Hạo (Theo CNNMoney)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hậu COVID-19, 3 đại gia vắc-xin làm ăn ra sao?

AstraZeneca báo cáo lợi nhuận sau thuế 2.18 tỷ USD trong quý đầu tiên năm 2024, tăng đáng kể so với mức 1.8 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng này có được...

Châu Âu và "ván cược" ngành chip lần hai

Từng là trung tâm của ngành chip toàn cầu những năm 90, châu Âu giờ đã tụt hậu đáng kể trong ngành so với Mỹ hay các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Warren Buffett: Thuế doanh nghiệp có thể tăng để giải quyết thâm hụt ngân sách

Tỷ phú Warren Buffett cho biết thuế doanh nghiệp tại Mỹ có thể sẽ tăng khi các nhà lập pháp tìm cách giảm thâm hụt liên bang.

Mỹ tạo ít việc làm hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3.9%

Nền kinh tế Mỹ có thêm ít việc làm hơn dự báo trong tháng 4/2024, chấm dứt chuỗi tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trước đó - một yếu tố đã khiến Fed phải tỏ ra cẩn...

OECD nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới

OECD đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế Mỹ, trong lúc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tụt lại...

Sàn giao dịch điện nở rộ, thu hút nhà đầu tư

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao...

"Ông lớn" dược phẩm Pfizer với cái kết hậu COVID-19

Giám đốc tài chính của Pfizer bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 11% của các sản phẩm không liên quan tới COVID-19 trong quý vừa qua của công ty...

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lên 6,8%

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm tài chính hiện tại từ 6,5% (được đưa ra hồi tháng Một) lên mức 6,8%, chủ yếu nhờ đầu tư công.

Chủ tịch Jerome Powell: Fed khó nâng lãi suất trở lại

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng lạm phát vẫn còn quá cao và Fed không cảm thấy tự tin về tiến triển lạm phát.

Fed giữ nguyên lãi suất, giảm nhịp độ thắt chặt định lượng

Fed giữ nguyên lãi suất khi cuộc chiến chống lạm phát dần trở nên khó khăn hơn trong thời gian gần đây.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98