Cổ phiếu chuyển sàn: Một năm nhìn lại

15/01/2018 08:42
15-01-2018 08:42:47+07:00

Cổ phiếu chuyển sàn: Một năm nhìn lại

Nhìn lại năm 2017, đã có không ít cổ phiếu đang ấm êm tại sàn giao dịch này bỗng có quyết định “sang ngang” về với một sàn giao dịch khác khiến thị trường nhiều phiên được dịp xôn xao.

Theo thống kê của Vietstock chốt ngày 22/12/2017, số lượng doanh nghiệp thực hiện việc chuyển sàn ghi nhận có khoảng 30 đơn vị, từ những cổ phiếu khá lặng lẽ trên thị trường chứng khoán đến một số cái tên quen mặt như BHN, VND, MPC.

Trong các câu chuyện chuyển sàn thì Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HOSE: BHN) là cái tên tốn khá nhiều giấy mực của báo giới nhất. Chính thức đáp cánh trên sàn UPCoM ngày 28/10/2016 với giá khởi điểm chỉ 39,000 đồng/cp, ngay sau loạt 6-7 phiên tím sàn liên tục đẩy giá cổ phiếu này tăng đến 217% lại là động thái lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản trong tháng 11-12/2016 về việc chuyển sang niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE).

Trong khoảng thời gian xin ý kiến cũng như chuẩn bị các thủ tục chuyển sàn đâu đó khoảng 3 tháng thì cổ phiếu BHN đã có nhiều nhịp thăng hoa, có lúc chạm đỉnh tại vùng giá hơn 220,000 đồng/cp. Dẫu sau đó, BHN không duy trì được sức nóng tại vùng đỉnh và lao dốc nhưng tính đến thời điểm chính thức rời xa UPCoM để bắt đầu một chặng đường mới trên HOSE, thì thị giá BHN lúc này đã cao gấp 3.3 lần mức giá 39,000 đồng/cp của ngày chào sàn đầu tiên.

Cổ phiếu BHN từ khi niêm yết đến nay

Như vậy, với bước đệm tại UPCoM, BHN đã đường hoàng gia nhập sàn HOSE với mức giá tham chiếu “sang chảnh” tại 127,600 đồng/cp vào ngày 19/01/2017.

Năm 2017 cũng có một trường hợp đặc biệt gây xôn xao là CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) sau hai năm “vắng bóng” trên sân chơi HOSE nay đã quay trở lại, nhưng chừng mực khiêm tốn hơn khi đích đến là UPCoM với giá tham chiếu 79,000 đồng/cp vào ngày 16/10. Trong khi trước đó, giá đóng cửa phiên cuối cùng trên HOSE khi tự hủy niêm yết hồi năm 2015 của MPC là 122,000 đồng/cp.

Được biết, chặng đường sau khi hủy niêm yết của MPC khá u tối khi lần đầu tiên phải báo lỗ hồi quý 2 và quý 4/2015 để kết năm 2015 chịu khoản lỗ 7 tỷ đồng, sang năm 2016 cũng không khá hơn với những quý có lãi ảm đạm dao động từ 3 tỷ đến 42 tỷ đồng, cả năm đạt 82 tỷ đồng. Song, thời khắc quay lại của MPC cũng là lúc sắc màu khả quan rõ nét hơn với nửa đầu năm 2017 ghi nhận 159 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Theo đó, kế hoạch cho hai năm 2017 và 2018 sau khi quay lại sân chơi chứng khoán dự kiến lãi ròng lần lượt đạt 841 tỷ đồng và 968 tỷ đồng với chiến lược đổi mới quy trình, công nghệ nhằm nâng tỷ lệ lợi nhuận gộp lên 9-10% đồng thời hướng đến nắm bắt thị trường mới, mở rộng sang Nga, Trung Quốc.  

Khối chứng khoán đổ xô chuyển “làn cao tốc” HOSE

Trong năm qua, khi mà thị trường chứng khoán sôi động hơn hẳn đồng thời những sản phẩm phái sinh bắt đầu được triển khai, cũng là lúc các công ty chứng khoán thực hiện việc chuyển sàn hàng loạt. Và mục tiêu hướng đến không đâu khác chính là HOSE.

Việc chuyển sàn của các công ty chứng khoán có thể ví như việc chuyển sang “làn cao tốc” để chiếc xe có thể đi nhanh hơn, tiến xa hơn. Cụ thể, sàn HOSE sẽ là bàn đạp để những đơn vị được nhiều nhà đầu tư biết đến hơn, nâng tính thanh khoản của cổ phiếu và hơn hết là có nhiều cơ hội hơn trong việc huy động vốn. Hơn nữa, việc này còn hướng đến việc nâng cao tính minh bạch, hình ảnh công ty thông qua sự khắt khe trên sàn HOSE trong các quy định công bố thông tin cũng như chuẩn mực quản trị điều hành.

Một động lực khác cho động thái chuyển sàn này chính là thị trường phái sinh với hai sản phẩm hợp đồng tương lai và chứng quyền có đảm bảo đã, đang và trên kế hoạch triển khai. Được biết, điều kiện để bước chân vào thị trường phái sinh nhiều tiềm năng này thì các công ty chứng khoán phải đáp ứng các yêu cầu về khả năng tài chính và sàn HOSE là điểm đến có thể hiện thực hóa nhu cầu huy động nguồn vốn lớn của những đơn vị này.

Với lý do trên, một số công ty chứng khoán trước đó còn trụ tại sàn HNX đã rục rịch kế hoạch chuyển sàn ngay từ đầu năm 2017. Phát pháo đầu tiên là CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (HOSE: CTS) với hơn 90 triệu cp chính thức gia nhập HOSE từ ngày 20/06/2017. Ngay sau đó là CTCP Chứng khoán Rồng Việt (HOSE: VDS) cũng đưa 70 triệu cp tiến công HOSE vào ngày 19/07 và cuối cùng cổ phiếu CTCP Chứng khoán VNDirect (HOSE: VND) với 155 triệu cp trong ngày 18/08.

Quả thực song song với chuyện chuyển sàn là bóng dáng của kế hoạch tăng vốn điều lệ. Cụ thể, VND từng cho biết có ý định tăng vốn điều lệ lên gần 2,222 tỷ đồng trong năm 2017 thông qua việc chào bán và phát hành cổ phiếu trả cổ tức (VND đang ghi nhận vốn điều lệ gần 1,550 tỷ đồng).

Và trong lần chuyển sàn hồi tháng 8, VND cho biết sẽ chào bán gần 52 triệu cp với giá 10,000 đồng/cp cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 3:1 nhằm bổ sung vốn vay, vốn cho hoạt động bảo lãnh; đầu tư tự doanh và phục vụ cho chứng khoán phái sinh.

Tương tự, VDS cũng từng đưa ra mục tiêu đến năm 2020, Rồng Việt sẽ thuộc nhóm 10 công ty chứng khoán hàng đầu và tốt nhất Việt Nam có vốn điều lệ tối thiểu 1,500 tỷ đồng (hiện tại đang ở mức 700 tỷ đồng).

Vẫn còn dang dở

Trong các trường hợp chuyển sàn trong năm 2017 vẫn còn đó những dự định dở dang vì nhiều lý do. Điển hình là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (HOSE: STB) muốn hủy đăng ký chứng khoán STB tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), hủy niêm yết tại HOSE; và sau đó chuyển sang niêm yết trên sàn HNX với mã chứng khoán mới là SCM.

Ban lãnh đạo của STB cho rằng bước đi này nhằm khởi đầu cho kế hoạch thay đổi tổng thể bộ nhận diện thương hiệu ngân hàng dự kiến vào đầu năm 2018.

Song, kế hoạch này vẫn còn bỏ ngỏ vì tỷ lệ biểu quyết "không tán thành" cao trong việc xin ý kiến cổ đông bằng văn bản, cụ thể kết quả kiểm phiếu đối với tất cả các cổ đông không phải là cổ đông lớn cho thấy số phiếu "không tán thành" đạt hơn 81.19%. Cổ đông có cho rằng đây chưa phải là thời điểm thích hợp để đổi mã chứng khoán.

Chính thức giao dịch trên sàn UPCoM từ tháng 11/2016 nhưng ngay sau đó đầu năm 2017, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP (UPCoM: ACV) đã bắt đầu nuôi nấng dự định sẽ niêm yết gần 2.2 tỷ cổ phiếu lên sàn HOSE vào cuối năm 2017.

Song Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng đã từng chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 rằng Công ty chính thức đi vào hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ tháng 4/2016 và lên UPCoM từ cuối năm 2016, đến nay đã tròn 9 tháng; hiện nay trong cơ chế hoạt động và phương án cổ phần của Công ty thì khu bay vẫn đang thuộc cơ chế quản lý Nhà nước, kiểm toán cũng đang kiến nghị Nhà nước có quyết định nhanh chóng về quản lý khu bay. Vì vậy, điều kiện lên sàn HOSE chưa đủ.

Về việc thoái vốn nhà nước, ACV sẽ chào bán 20% vốn Nhà nước, tương đương 4,354 tỷ đồng vốn điều lệ, thông qua hình thức đấu giá công khai với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, Bộ GTVT với tư cách đại diện vốn chủ sở hữu Nhà nước sẽ chỉ còn nắm giữ 75.4% vốn điều lệ nếu việc thoái 20% cổ phần sắp tới diễn ra thành công.

Các doanh nghiệp đã thực hiện chuyển sàn giao dịch trong năm 2017 (tính đến ngày 22/12/2017)

Trí Nhiên

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (7)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

AGM bị hủy niêm yết vì lỗ nặng, cổ phiếu "bay hơi" gần như toàn bộ sau 3 năm

Từ đỉnh 62,000 đồng/cp xuống còn hơn 2,000 đồng/cp, cổ phiếu AGM rời sàn HOSE trong tình trạng vốn chủ sở hữu âm, kiểm toán còn báo động về khả năng hoạt động liên...

Nhóm cổ phiếu ngành tiêu dùng đón sóng thị trường năm 2025

Sau một thời gian trầm lắng, nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu và niêm yết trên sàn, hứa hẹn một năm sôi động của thị trường chứng khoán...

DTC rời sàn HNX sau 3 năm, trở lại UPCoM với giá 4,600 đồng/cp

Sau 3 năm thua lỗ liên tiếp, cổ phiếu DTC của CTCP Viglacera Đông Triều chính thức bị hủy niêm yết trên HNX và quay trở lại giao dịch trên UPCoM từ ngày 04/04.

Một cổ phiếu xây dựng chuẩn bị niêm yết HOSE

Ngày 20/03, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) đã chấp thuận cho 40.25 triệu cp của CTCP Xây dựng CDC (UPCoM: CCC) được niêm yết lên sàn HOSE.

Nhà phân phối máy ảnh Canon khép lại hành trình công ty đại chúng

Ngày 12/03, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo hủy tư cách đại chúng của CTCP Lê Bảo Minh. Theo đó, Lê Bảo Minh không còn là công ty đại chúng kể từ ngày...

HOSE nhận hồ sơ đăng ký niêm yết gần 1.8 tỷ cp của Vinpearl

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết gần 1.8 tỷ cp của CTCP Vinpearl vào ngày 03/03/2025.

Tìm doanh nghiệp tốt để đưa lên sàn

Trong bài phát biểu giao nhiệm vụ tại Lễ Đánh cồng Khai trương Giao dịch Chứng khoán năm Ất Tỵ 2025 tại HOSE, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đã phát đi...

HNX sắp có thêm “tân binh” trong ngành khai khoáng

Ngày 19/02/2025, HĐQT CTCP Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam (UPCoM: MIC) thông qua nghị quyết hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM để chuyển sang niêm yết tại...

MCH tiến thêm một bước trong tiến trình niêm yết

CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, UPCoM: MCH) muốn lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về kế hoạch hủy toàn bộ hơn 724 triệu cp giao dịch trên UPCoM để niêm...

Cổ phiếu nào “chuyển nhà” đầu năm Ất Tỵ?

Hai cổ phiếu ấn định ngày chuyển sàn vào đầu năm có số phận hoàn toàn trái ngược nhau.


Hotline: 0908 16 98 98