Đề nghị truy tố Vũ ‘nhôm’ trong vụ DongABank

18/06/2018 06:51
18-06-2018 06:51:59+07:00

Đề nghị truy tố Vũ ‘nhôm’ trong vụ DongABank

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đề nghị truy tố Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn do có sai phạm trong việc ký chứng từ nộp khống 200 tỉ đồng để mua cổ phần của DongABank.

Vũ “nhôm” bị cho là gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng cho DongABank. ẢNH: GIA KHIÊM

Chiều 17.6, theo nguồn tin của Thanh Niên, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra (KLĐT) bổ sung vụ án, chuyển hồ sơ sang Viện KSND tối cao đề nghị truy tố ông Trần Phương Bình (nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội đồng tín dụng DongABank) cùng 23 đồng phạm về các hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại DongABank, gây thiệt hại 3.608 tỉ đồng.

Riêng Vũ “nhôm” (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 - viết tắt Công ty Bắc Nam 79) bị đề nghị truy tố tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 355 bộ luật Hình sự 2015, với khung hình phạt cao nhất là chung thân. CQĐT xác định Vũ có sai phạm trong việc ký chứng từ nộp khống 200 tỉ đồng để Công ty Bắc Nam 79 mua cổ phần của DongABank, chiếm đoạt của DongABank 200 tỉ đồng và 3,1 tỉ đồng tiền lãi, Vũ “nhôm” phải chịu trách nhiệm về số tiền này. Ngoài ra, Vũ phải hoàn trả 13,4 triệu USD (khoảng 300 tỉ đồng) cho ông Trần Phương Bình.

Vũ “nhôm” thay đổi lời khai

Theo KLĐT bổ sung, năm 2013, DongABank kinh doanh sa sút, thua lỗ kéo dài, thiếu hụt số lượng lớn vàng và tiền trong kho quỹ. Trần Phương Bình muốn Vũ “nhôm” đầu tư vào DongABank để ông Bình có tiền xử lý khó khăn tại ngân hàng, tăng vốn điều lệ từ 5.000 tỉ đồng lên 6.000 tỉ đồng (năm 2014). Cuối năm 2013, ông Bình và Vũ “nhôm” bàn bạc, thống nhất để Vũ mua 60 triệu cổ phần DongABank với giá hơn 600 tỉ đồng khi DongABank tăng vốn điều lệ nhằm để Vũ thành cổ đông lớn, có quyền chi phối tại DongABank. Vũ thế chấp 220 lô đất tại TP.Đà Nẵng để vay DongABank 400 tỉ đồng, còn thiếu 200 tỉ đồng Vũ nhờ Bình giúp đỡ. Bình và Vũ “nhôm” thống nhất DongABank xuất quỹ chi cho Vũ bằng cách Vũ phải ký chứng từ nộp khống 200 tỉ đồng tại DongABank.

Đến năm 2014, Vũ “nhôm” làm thủ tục chuyển 600 tỉ đồng vào DongABank để mua 60 triệu cổ phần của DongABank, nhưng do DongABank tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỉ đồng không thành công nên ngay lập tức ông Bình chỉ đạo DongABank trả 600 tỉ đồng tiền gốc và tiền lãi cho công ty của Vũ “nhôm”.

Sau đó, Vũ “nhôm” sử dụng 500 tỉ đồng mua 50 triệu cổ phần DongABank từ 4 cổ đông hiện hữu của DongABank (đều là công ty sân sau của ông Bình). Tháng 8.2015, trước khi DongABank bị kiểm soát đặc biệt, Vũ “nhôm” mua thêm hơn 13 triệu cổ phần DongABank từ công ty sân sau của ông Bình với giá hơn 136 tỉ đồng.

KLĐT bổ sung xác định, 200 tỉ đồng mà Vũ nộp vào DongABank là khống, 200 tỉ đồng DongABank chuyển vào tài khoản của Công ty Bắc Nam 79 là thật. Số tiền này đã được dịch chuyển sở hữu bất hợp pháp từ DongABank sang cho công ty của Vũ “nhôm”. Vì vậy, hành vi của ông Bình và Vũ “nhôm” gây thiệt hại cho DongABank 200 tỉ đồng tiền gốc và 3,1 tỉ đồng tiền lãi.

Tại CQĐT, ban đầu Vũ “nhôm” thừa nhận hành vi như trên, nhưng sau lại thay đổi lời khai, không thừa nhận hợp tác đầu tư với ông Bình để mua cổ phần của DongABank, mà khai rằng chỉ đứng tên mua cổ phần DongABank hộ ông Bình. Vũ thực hiện ký chứng từ nộp khống 200 tỉ đồng và mua 50 triệu cổ phần theo chỉ đạo của Bình.

Đối với hành vi ông Bình chỉ đạo cấp dưới lấy tiền từ quỹ của DongABank để mua 13,9 triệu USD (tức 294 tỉ đồng) giúp Vũ “nhôm”, KLĐT bổ sung nêu rõ, CQĐT thu giữ 5 tờ giấy viết tay của Đỗ Thanh Hùng (nguyên thủ quỹ Hội sở DongABank) ghi chép lại 12 khoản thu chi sai nguyên tắc từ ngày 11.10.2012 - 12.3.2015 để mua 13,9 triệu USD cho ông Bình. Trong 13,9 triệu USD này, ông Bình thừa nhận 500.000 USD ông đưa cho cấp dưới để chi phí thuê tư vấn, tìm kiếm đối tác; còn 13,4 triệu USD (tức 283 tỉ đồng) là Vũ “nhôm” nhờ mua tổng cộng 9 lần để chi tiêu cá nhân, ông Bình không biết Vũ sử dụng việc gì, chỉ biết mỗi lần Vũ gọi điện nhờ mua USD thì ông Bình sẽ chỉ đạo cấp dưới xuất quỹ chi sai nguyên tắc để mua USD đưa cho Vũ.

Theo KLĐT bổ sung, hành vi nói trên gây thất thoát cho DongABank hơn 294 tỉ đồng. Vũ khai từ ngày 11.10.2012 - 20.8.2014, có 2 lần nhờ ông Bình mua hộ 3,2 triệu USD, 7 lần Vũ vay của ông Bình 10,2 triệu USD, tổng cộng 13,4 triệu USD và đến nay chưa trả ông Bình số tiền này. Vũ không biết nguồn tiền USD ông Bình lấy từ đâu, và dùng 13,4 triệu USD này để sử dụng cá nhân nhưng không nhớ vào việc gì. Vì vậy, không có căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự đối với Vũ “nhôm” về hành vi này. Vũ có trách nhiệm trả cho ông Bình 13,4 triệu USD.

Mặc dù gây thiệt hại nghiêm trọng số tiền lớn nhưng ông Bình chỉ mới nộp khắc phục hậu quả 4 tỉ đồng tại DongABank.

 Ngày 2.4, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an hoàn tất KLĐT, chuyển hồ sơ sang Viện KSND tối cao đề nghị truy tố ông Trần Phương Bình và 20 đồng phạm trong vụ án này vì gây thiệt hại cho DongABank 3.405 tỉ đồng. Ngày 16.4, Viện KSND tối cao ban hành quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án này.

Ngày 18.4, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an khởi tố Phan Văn Anh Vũ, đồng thời bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với Trần Phương Bình về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Ngọc Lê

Thanh niên







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phó Thống đốc nói về khoản cho vay để hỗ trợ ngân hàng SCB

Đến nay, SCB vẫn đang hoạt động ổn định và NHNN sẽ tiếp tục xây dựng lộ trình để từng bước tái cơ cấu ngân hàng này.

NHNN cho phép ngân hàng thương mại giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024

Tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 1/2024, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, NHNN sẽ cho phép các ngân...

ĐHĐCĐ SeABank: Đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30,000 tỷ đồng

Ngày 17/04/2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Nhiều mục tiêu quan trọng đã được thông qua tại...

Công cụ hiệu quả đánh giá chất lượng danh mục cho vay

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô đầy biến động của năm qua, việc đánh giá mức độ rủi ro trong danh mục cho vay của ngân hàng trở nên cực kỳ quan trọng. Các chính sách...

Tỷ giá tiếp tục tăng, giá bán USD vẫn trên 25,000 đồng

Sáng ngày 19/04/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm. Giá bán USD tại các ngân hàng thương mại tăng liên tục.

Ngân hàng Nhà nước nói sẵn sàng can thiệp tỷ giá trong hôm nay

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết các quan chức đã sẵn sàng can thiệp vào thị trường ngoại hối khi tiền đồng rơi xuống mức thấp kỷ lục so với USD.

Vụ mất 11,9 tỷ trong tài khoản Vietcombank: App lạ từ Nhật, nguyên đơn kháng cáo

Bà Trần Thị Chúc, nguyên đơn trong vụ tài khoản 11,9 tỷ đồng tại Vietcombank “bốc hơi” đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm do TAND TP. Từ Sơn (Bắc...

OCB mở mới 17 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2024

Mới đây, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã nhận được công văn chấp thuận mở mới thêm 17 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2024.

Cảnh báo việc tiếp tay cho tội phạm khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Công an TP Hà Nội cho biết, hiện nay trên các hội nhóm, diễn đàn xuất hiện tình trạng các đối tượng thuê, mua tài khoản ngân hàng với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu...

Lên kịch bản ‘sống chung’ với áp lực tỷ giá

Tỷ giá đã tăng hơn 3% kể từ đầu năm, chạm ngưỡng mục tiêu điều hành chính sách ngoại hối. Các chuyên gia cho rằng áp lực tỷ giá sẽ còn dai dẳng theo diễn biến giảm...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98