Chính quyền Trump công bố danh sách 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc để áp thuế 10%

11/07/2018 07:18
11-07-2018 07:18:15+07:00

Chính quyền Trump công bố danh sách 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc để áp thuế 10%

Trong ngày thứ Ba (10/07), chính quyền Donald Trump đã công bố danh sách hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD để áp thuế nhập khẩu 10%, qua đó tiếp tục gia tăng căng thẳng thương mại với Trung Quốc.

Hàng rào thuế quan này sẽ không có hiệu lực ngay lập tức, nhưng sẽ trải qua quá trình rà soát kéo dài 2 tháng cùng với các cuộc điều trần vào ngày 20-23/08/2018.

Một số sản phẩm trong danh sách bị áp thuế xuất phát từ các lĩnh vực trong kế hoạch “Sản xuất ở Trung quốc 2025”, một quan chức cấp cao của chính quyền Donald Trump cho hay. “Sản xuất ở Trung Quốc 2025” là một kế hoạch chiến lược để giúp Trung Quốc trở thành quốc gia đi đầu trong các ngành công nghiệp toàn cầu then chốt, bao gồm cả công nghệ.

Khi đang biên soạn danh sách hàng hóa Trung Quốc trên, Đại diện Thương mại Mỹ cũng xét tới những gì có thể gây ra gián đoạn tới nền kinh tế Trung Quốc.

Vị quan chức này cho hay chính quyền Mỹ đã thể hiện rất rõ với Trung Quốc về những mối quan tâm thương mại của họ, nhưng Trung Quốc không hề đáp ứng.

“Trong 1 năm vừa qua, chính quyền Donald Trump kiên nhẫn kêu gọi Trung Quốc ngừng các hành vi không công bằng, mở cửa thị trường của mình, và tham gia cuộc cạnh tranh thị trường thực sự”, Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), Robert Lighthizer, cho biết trong một tuyên bố.

“Thay vì giải quyết những mối lo ngại hợp pháp của chúng ta, Trung Quốc lại bắt đầu đáp trả bằng thuế quan lên hàng hóa Mỹ”, ông nói thêm.

Danh sách áp thuế bổ sung được đưa ra sau khi ông Trump đã cảnh báo trước đó rằng ông có thể triển khai hàng rào thuế quan lên ít nhất là 500 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nếu Bắc Kinh thực hiện đáp trả lại hàng rào thuế quan 34 tỷ USD của Mỹ – vốn đã có hiệu lực hôm thứ Sáu (06/07).

Bất chấp những lời đe dọa từ Tổng thống Mỹ, Trung Quốc vẫn triển khai áp thuế đáp trả ngay sau khi hàng rào thuế quan 34 tỷ USD của Mỹ có hiệu lực trong tuần trước.

Ông Trump liên tục đe dọa sẽ gia tăng mâu thuẫn thương mại với Trung Quốc. Chính xung đột thương mại với Bắc Kinh đã làm chao đảo các thị trường tài chính toàn cầu, bao gồm cả chứng khoán, tiền tệ và hoạt động giao dịch các hàng hóa, từ đậu nành cho tới than đá.

Đại diện Thương mại Mỹ, Robert Lighthizer, đã công bố tuyên bố về hàng rào thuế quan mới như sau:

“Trong ngày thứ Sáu (06/07), nhằm đáp lại các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc, Mỹ đã bắt đầu áp thuế nhập khẩu 25% lên gần 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Những hàng rào thuế quan đó rồi sẽ bao phủ lên tới 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, vì có thêm những quy trình pháp lý. Các sản phẩm được nhắm tới là những sản phẩm tạo lợi ích cho chính sách công nghiệp của Trung Quốc và các tập lệ bắt buộc chuyển giao công nghệ”.

Đáp trả lại động thái của Mỹ, Trung Quốc tiến hành áp thuế lên 34 tỷ USD hàng hóa Mỹ, và còn đe dọa áp thuế bổ sung lên 16 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Họ thực hiện các biện pháp này mà không có cơ sở pháp lý quốc tế hoặc sự biện minh nào cả.

Kết quả của việc trả đũa và không thay đổi hành vi từ Trung Quốc là Tổng thống Mỹ đã yêu cầu USTR bắt đầu quy trình áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Đây là một động thái đáp trả hợp lý thuộc thẩm quyền của Mục 301 để buộc Trung Quốc loại bỏ các chính sách công nghiệp có hại của Trung Quốc. USTR sẽ thực hiện với thông báo công khai minh bạch và toàn diện, và quá trình bình luận trước khi áp dụng hàng rào thuế quan cuối cùng, như chúng ta đã thực hiện cho hàng rào thuế quan trước đó.

Vào ngày 14/08/2017, Tổng thống Trump đã chỉ đạo USTR bắt đầu quy trình của Mục 301. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã theo đuổi các thông lệ giao dịch mang tính lạm dụng về sở hữu trí tuệ và đổi mới. USTR đã thực hiện các cuộc điều tra kỹ lưỡng trong giai đoạn 8 tháng, bao gồm điều trần và đệ trình công khai. Trong một báo cáo chi tiết dài 200 trang, USTE phát hiện ra rằng, Trung Quốc đã và đang tham gia vào chính sách công nghiệp – vốn đã dẫn tới sự chuyển giao và đánh cắp sở hữu trí tuệ và công nghệ, qua đó gây tổn hại tới nền kinh tế của chúng ta và tương lai của những người lao động và doanh nghiệp của chúng ta.

Báo cáo theo Mục 301 của USTR phát hiện ra, các chính sách và thông lệ Trung Quốc đã buộc các nhà đổi mới của Mỹ phải chuyển giao công nghệ và cách thức làm của họ như là một cái giá để hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sử dụng các phương tiện phi kinh tế để chiếm lấy công nghệ Mỹ, như sử dụng quỹ sở hữu Nhà nước và các công ty để thâu tóm các doanh nghiệp Mỹ và áp đặt các yêu cầu cấp phép sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc. Báo cáo của USTR cũng nhận ra rằng, Chính phủ Trung Quốc tài trợ cho hành vi đánh cắp công nghệ Mỹ vì lợi ích thương mại. Những hành vi đó là mối đe dọa về sự tồn tại đến các lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của Mỹ và tương lai của nền kinh tế chúng ta: Sở hữu trí tuệ và công nghệ.

Trong 1 năm vừa qua, chính quyền Donald Trump kiên nhẫn kêu gọi Trung Quốc ngừng các hành vi không công bằng, mở cửa thị trường của mình, và tham gia cuộc cạnh tranh thị trường thực sự. Chúng tôi đã nói rất rõ và chi tiết về những gì Trung Quốc nên thay đổi. Không may là Trung Quốc đã không thay đổi hành vi của họ - những hành vi đã đặt tương lai của nền kinh tế Mỹ vào thế nguy hiểm. Thay vì giải quyết những mối quan tâm hợp pháp của chúng ta, Trung Quốc lại bắt đầu đáp trả lên hàng hóa Mỹ. Vẫn không có lý do biện minh cho hành động đó.

Như trong quá khứ, Mỹ sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực có thể tạo ra một giải pháp cho những lo ngại về hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc và để nước này mở cửa thị trường của mình đối với hàng hóa và dịch vụ Mỹ. Trong khi đó, chúng tôi vẫn cảnh giác trong việc bảo vệ khả năng của người lao động và doanh nghiệp của chúng tôi, với mục đích để họ cạnh trạnh trên một cơ sở công bằng và có qua có lại”.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hậu COVID-19, 3 đại gia vắc-xin làm ăn ra sao?

AstraZeneca báo cáo lợi nhuận sau thuế 2.18 tỷ USD trong quý đầu tiên năm 2024, tăng đáng kể so với mức 1.8 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng này có được...

Châu Âu và "ván cược" ngành chip lần hai

Từng là trung tâm của ngành chip toàn cầu những năm 90, châu Âu giờ đã tụt hậu đáng kể trong ngành so với Mỹ hay các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Warren Buffett: Thuế doanh nghiệp có thể tăng để giải quyết thâm hụt ngân sách

Tỷ phú Warren Buffett cho biết thuế doanh nghiệp tại Mỹ có thể sẽ tăng khi các nhà lập pháp tìm cách giảm thâm hụt liên bang.

Mỹ tạo ít việc làm hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3.9%

Nền kinh tế Mỹ có thêm ít việc làm hơn dự báo trong tháng 4/2024, chấm dứt chuỗi tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trước đó - một yếu tố đã khiến Fed phải tỏ ra cẩn...

OECD nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới

OECD đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế Mỹ, trong lúc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tụt lại...

Sàn giao dịch điện nở rộ, thu hút nhà đầu tư

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao...

"Ông lớn" dược phẩm Pfizer với cái kết hậu COVID-19

Giám đốc tài chính của Pfizer bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 11% của các sản phẩm không liên quan tới COVID-19 trong quý vừa qua của công ty...

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lên 6,8%

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm tài chính hiện tại từ 6,5% (được đưa ra hồi tháng Một) lên mức 6,8%, chủ yếu nhờ đầu tư công.

Chủ tịch Jerome Powell: Fed khó nâng lãi suất trở lại

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng lạm phát vẫn còn quá cao và Fed không cảm thấy tự tin về tiến triển lạm phát.

Fed giữ nguyên lãi suất, giảm nhịp độ thắt chặt định lượng

Fed giữ nguyên lãi suất khi cuộc chiến chống lạm phát dần trở nên khó khăn hơn trong thời gian gần đây.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98