Vì đâu Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào khủng hoảng?

13/08/2018 15:09
13-08-2018 15:09:50+07:00

Vì đâu Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào khủng hoảng?

Đà rơi tự do của đồng Lira (Thổ Nhĩ Kỳ) đã làm dấy lên nỗi lo sợ về những tác động tiêu cực về mặt kinh tế và tác động này có thể lan rộng sang các thị trường mới nổi cũng như cả hệ thống ngân hàng châu Âu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, cho rằng đà giảm của đồng Lira là “một cuộc tấn công vào Thổ Nhĩ Kỳ” và bác bỏ các lời nhận định là nền kinh tế nước này đang gặp rắc rối lớn. Thế nhưng, các chiến lược gia từ JPMorgan Asset Management cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đang chìm đắm trong một “cơn bão” vì các điều kiện tài chính ngày càng tồi tệ, tâm lý run rẩy của nhà đầu tư, quản lý kinh tế chưa hợp lý và mối đe dọa áp thuế quan từ Mỹ.

“Các tài sản Thổ Nhĩ Kỳ đang chịu áp lực rất nghiêm trọng”, các chiến lược gia từ JPMorgan cho biết trong báo cáo hôm thứ Sáu (10/08). “Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ chỉ chiếm một phần nhỏ trong nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu, nhưng nhà đầu tư vẫn tỏ ra lo ngại những vấn đề ở nước này có thể gây thiệt hại cho các thị trường khác trên thế giới, nhất là châu Âu”.

Trước mắt, các quyết định chính sách từ phía Washington đã khiến đồng Lira tụt dốc không phanh: Hôm thứ Sáu (10/08), đồng Lira có lúc mất tới 20% so với đồng USD, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông đồng ý nâng gấp đôi hàng rào thuế quan đối với các kim loại nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng, nhiều chuyên gia nhận thấy rằng “sự vụn vỡ” của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã diễn ra từ trước khi ông Trump đưa ra động thái của mình.

Vì đâu nên nỗi?

Trong những năm gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, thậm chí còn vượt qua cả những ông lớn kinh tế như Trung Quốc và Ấn Độ trong năm 2017. Trong quý 2/2018, Thổ Nhĩ Kỳ chứng kiến tăng trưởng GDP ở mức 7.22%.

Tuy nhiên, đà tăng trưởng đó lại được thúc đẩy từ nợ bằng ngoại tệ, các chuyên gia phân tích cho hay. Trong khi các ngân hàng trung ương trên thế giới bơm tiền để kích thích nền kinh tế của họ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thì các ngân hàng và doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ lại tiến hành vay nợ định danh bằng đồng USD.

Khoản vay nợ này – vốn đã thúc đẩy chi tiêu và tiêu dùng – đã đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào thế bị thâm hụt ở cả tài khoản tài chính và tài khoản vãng lai. Thâm hụt tài khóa xuất hiện khi chi tiêu Chính phủ cao hơn nguồn thu của Chính phủ. Còn thâm hụt tài khoản vãng lai có nghĩa là một quốc gia mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn tổng giá trị hàng hóa bán ra.

Khoản nợ bằng ngoại tệ của Thổ Nhĩ Kỳ giờ chiếm tới hơn 50% GDP quốc gia, theo các ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Tác động từ “núi” nợ Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ không phải là quốc gia duy nhất có thâm hụt kép và khoản nợ ngoại tệ cao chồng chất. Chẳng hạn, Indonesia cũng thâm hụt cả tài khóa và tài khoản vãng lai và khoản vay nợ bằng ngoại tệ cũng chiếm gần 30% GDP quốc gia.

Nhưng không như Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ không hề có lượng dự trữ đủ lớn để vực dậy nền kinh tế khi mọi thứ diễn ra theo chiều hướng xấu đi, theo nhận định của ông Richard Briggs, Chuyên gia phân tích từ công ty nghiên cứu CreditSights.

Ông Briggs cho hay, dự trữ của Thổ Nhĩ Kỳ hiện quá thấp so với mức nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ là 181 tỷ USD. Bên cạnh đó, phần lớn ngoại tệ của Thổ Nhĩ Kỳ đều nằm ở các ngân hàng và các khách hàng có thể rút ngoại tệ ra từ đây, ông nói thêm.

Điều này có nghĩa là, khi đồng Lira rớt mạnh thì Thỗ Nhĩ Kỳ có lẽ không có khả năng can thiệp để ngăn chặn đà giảm của đồng tiền này. Nếu tình hình trở nên xấu hơn thì quốc gia này sẽ buộc phải tìm các cách khác để trả nợ, bao gồm khả năng nhờ tới sự trợ giúp từ IMF.

Sai lầm trong quản lý kinh tế

Đối với nhiều chuyên gia phân tích, Thổ Nhĩ Kỳ lẽ ra không bị vướng vào tình thế hiện tại nếu như Ngân hàng Trung ương nước này được thực hiện công việc của mình một cách độc lập.

Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã rơi vào tình trạng quá nhiệt, trong đó lạm phát vượt mức mục tiêu 5% của NHTW quá nhiều. Trong tháng 7/2018, lạm phát là mức 16%. Nâng lãi suất có lẽ sẽ giúp ngăn chặn đà tăng vọt của giá tiêu dùng. Lãi suất cao hơn thường thu hút nhà đầu tư nước ngoài – những người sẽ cần có tiền Lira để mua tài sản ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhờ đó, đồng Lira sẽ hồi phục đôi chút, đồng thời giúp hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn và làm giảm bớt gánh nặng nợ nước ngoài.

Thế nhưng, ông Erdogan cho biết, ông ủng hộ lãi suất thấp hơn để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng. Sự tác động của ông tới NHTW đã hủy hoại niềm tin của nhà đầu tư, các chuyên gia nhận định.

“Tổng thống Erdogan tiếp tục ưu tiên tăng trưởng và lãi suất thấp hơn – một điều sẽ làm cuộc khủng hoảng hiện tại trở nên trầm trọng hơn, thay vì tái cân bằng nền kinh tế. Thị trường không đặt niềm tin vào ông ấy. Đó là một tình huống nguy hiểm”, ông Briggs viết.

Điều gì sẽ diễn ra trong thời gian tới?

Không nâng lãi suất, Thổ Nhĩ Kỳ có rất ít phương án lựa chọn khác để giải quyết các vấn đề kinh tế của mình, Eric Robertsen, Trưởng Bộ phận nghiên cứu ngoại hối, lãi suất và tín dụng toàn cầu tại Standard Chartered Bank, nhận định.

Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, họ đang hạn chế các giao dịch hoán đổi tiền tệ, nhưng lại không triển khai kiểm soát vốn. Những biện pháp này chỉ là “động thái có tác động nhỏ” và không hiệu quả quá nhiều trừ khi nâng lãi suất, Robertsen nói với CNBC.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sàn giao dịch điện nở rộ, thu hút nhà đầu tư

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao...

"Ông lớn" dược phẩm Pfizer với cái kết hậu COVID-19

Giám đốc tài chính của Pfizer bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 11% của các sản phẩm không liên quan tới COVID-19 trong quý vừa qua của công ty...

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lên 6,8%

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm tài chính hiện tại từ 6,5% (được đưa ra hồi tháng Một) lên mức 6,8%, chủ yếu nhờ đầu tư công.

Chủ tịch Jerome Powell: Fed khó nâng lãi suất trở lại

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng lạm phát vẫn còn quá cao và Fed không cảm thấy tự tin về tiến triển lạm phát.

Fed giữ nguyên lãi suất, giảm nhịp độ thắt chặt định lượng

Fed giữ nguyên lãi suất khi cuộc chiến chống lạm phát dần trở nên khó khăn hơn trong thời gian gần đây.

Kinh tế toàn cầu hồi phục "đáng kinh ngạc" bất chấp các cú sốc lớn

IMF nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm nay lên 3,2%, tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách vẫn cần phải có những hành động quyết đoán để bảo vệ những...

Quỹ đầu tư Mỹ sắp đạt thoả thuận mua lại cổ phần tại chuỗi gà rán KFC Nhật Bản

Nikkei Asia cho biết quản lý quỹ tài sản Carlyle Group của Mỹ sắp mua lại KFC Holdings Japan, nhà điều hành chuỗi cửa hàng gà rán KFC tại nước này.

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98