Dòng vốn ngoại đang từng bước bứt phá trong khối CTCK

30/11/2018 10:23
30-11-2018 10:23:25+07:00

Dòng vốn ngoại đang từng bước bứt phá trong khối CTCK

Với những động thái tỏ rõ mong muốn tăng tốc trên thị trường chứng khoán Việt Nam, khối công ty chứng khoán (CTCK) vốn ngoại đang cho thấy những con số tăng trưởng khiến khối nội phải dè chừng. Tuy vậy, vẫn còn nhiều thách thức mà khối CTCK ngoại phải đối mặt.

Doanh thu và lợi nhuận của CTCK ngoại tăng vọt

Nhìn lại quý 3/2018, khối CTCK ngoại đều có kết quả tăng trưởng tích cực hầu hết đều ghi nhận kết quả doanh thu và lợi nhuận tăng so với cùng kỳ. Trong đó, CTCK Mirae Asset Việt Nam dẫn đầu về tăng trưởng doanh thu hoạt động với mức tăng tới 126% so với cùng kỳ, đạt 133.6 tỷ đồng. Về nhì là CTCK KB Việt Nam (KBSV) với doanh thu hoạt động đạt trên 62 tỷ đồng, tăng tới 118% so với cùng kỳ. Các công ty khác như CTCK KIS Việt Nam (KIS), CTCK Maybank Kim Eng (MBKE), CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta VN) cũng ghi nhận doanh thu tăng trưởng so với cùng kỳ.

Xét về mặt lợi nhuận, tuy không tăng khủng về doanh thu, KIS vẫn báo lãi sau thuế tăng tới 127% so với cùng kỳ, đạt gần 28 tỷ đồng. Theo sau là Mirae Asset với con số lãi gần 58 tỷ đồng, tăng 106% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả kinh doanh quý 3/2018 của khối CTCK ngoại

Những con số kể trên đang phần nào cho thấy tác động của dòng vốn ngoại đến hoạt động của các CTCK trên thị trường Việt Nam. Điển hình nhất là Mirae Asset với cú tăng vốn khủng lên 4,300 tỷ đồng (nhờ đó, công ty này chỉ xếp sau mỗi SSI về vốn trên thị trường). Có thể thấy rõ, nếu chỉ xét về con số tăng trưởng tương đối, Công ty này đang là đối thủ đáng gờm mà tất cả CTCK nội khác đều phải dè chừng.

Miếng bánh môi giới vẫn trong tay khối nội

Tuy vậy, khối CTCK ngoại vẫn chưa thể khẳng định vị thế của mình trong mảng môi giới. Chỉ có một lần trong năm nay là vào quý 2, Mirae Asset lọt vào top 10 thị phần trên sàn HOSE.

Top 10 thị phần môi giới trên HOSE vắng bóng những cái tên ngoại.

Xét về doanh thu môi giới, khối nội vẫn đang bỏ khá xa khối ngoại trên đường đua. MKBE - công ty ngoại ghi nhận doanh thu môi giới lớn nhất trong nhóm cũng chỉ đạt hơn 28.4 tỷ đồng, xếp sau 12 CTCK chứng khoán nội trên toàn thị trường.

Tuy vậy, nếu chú ý nhìn vào tăng trưởng doanh thu môi giới so với cùng kỳ của khối CTCK ngoại, các công ty trong nước không khỏi phải dè chừng. Cụ thể, Yuanta VN ghi nhận doanh thu môi giới gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, KIS ghi nhận tăng 68% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, Mirae Asset báo doanh thu môi giới tăng khủng 154%.

Bám đuổi quyết liệt đối với mảng cho vay margin

Trên đường đua margin, cuộc bám đuổi cũng đang hết sức quyết liệt khi mà bên cạnh, lợi thế là nguồn cung dồi dào cho hoạt động cho vay margin sau nhiều đợt tăng vốn, khối ngoại còn có lợi thế về mặt chi phí huy động vốn giá rẻ từ các tập đoàn mẹ hoặc từ các định chế tài chính nước ngoài khác để cho vay lại ở thị trường Việt Nam.

Dư nợ cho vay của các CTCK
Nguồn: BCTC của các CTCK.

Xét theo dư nợ cho vay và phải thu cuối quý 3/2018, hầu hết các CTCK ngoại đều ghi nhận con số cho vay không hề nhỏ. Cụ thể, Mirae Asset ghi nhận dư nợ cuối quý 3 gấp gần 3 lần so cùng thời điểm năm trước, đạt hơn 2,019 tỷ đồng; KIS cũng ghi nhận dư nợ tăng từ 813 tỷ đồng lên hơn 1,655 tỷ đồng.

Đối với trường hợp của Yuanta VN, dư nợ cho vay cuối quý 3/2018 gấp tới gần 8 lần so với 1 năm trước, ở mức 748 tỷ đồng. Hệ quả tất yếu là doanh thu từ cho vay margin của đơn vị này cũng tăng mạnh.

Khối ngoại vẫn gặp khó

Tăng trưởng tích cực là thế nhưng nếu so về con số tuyệt đối, dễ thấy, các CTCK ngoại vẫn đang bị khối nội bỏ xa. Trao đổi với người viết, lãnh đạo của các CTCK ngoại đưa ra những thách thức mà khối công ty này đang phải đối mặt trên sân khách.

Ông Nguyễn Đức Hoàn – Tổng Giám đốc của KBSV nhận xét khối CTCK sẽ gặp nhiều thách thức khi biến động từ thị trường chứng khoán toàn cầu đã và đang ảnh hưởng tâm lý và tác động với biên độ rộng tại thị trường trong nước. Ngoài ra, TTCK Việt Nam cũng chưa nhiều sản phẩm tài chính mới để các nhà đầu, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài muốn lựa đầu tư để phân bổ tài sản và đa dạng hóa danh mục của họ. Về phần các công ty chứng khoán, cơ chế quản trị rủi ro chưa được chú trọng và đây là một trong những thách thức lớn một khi thị trường có những biến động mạnh.

Về phần Mirae Asset, ông Kang Moon Kyung – Tổng Giám đốc của Công ty cho biết cơ hội trên thị trường chứng khoán cũng chính là thách thức chung cho toàn thị trường, bởi tổng số tài khoản chứng khoán trên toàn thị trường chỉ đang ở con số 2 triệu tài khoản, tương đương 2% dân số, trong khi ở Hàn Quốc tỷ lệ này là 15%. Thách thức không của riêng Mirae Asset, mà là thách thức của toàn thị trường, là làm sao để thu hút được nhiều hơn sự quan tâm của công chúng vào thị trường chứng khoán cũng như trở thành nhà đầu tư, đặt niềm tin vào sự tăng trưởng và minh bạch của TTCK Việt Nam trong dài hạn.

* Các CTCK ngoại có bước đi nào để tiến vào “sân chơi” đầy tiềm năng nhưng lắm cạnh tranh?

* Cạnh tranh CTCK nội - ngoại: Khối nội nói gì?

Chí Kiên

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

SVD muốn chuyển nhượng 10% vốn tại M.A.P Global

HĐQT CTCP Đầu tư & Thương mại Vũ Đăng (HOSE: SVD) vừa thông qua chủ trương chuyển nhượng 2 triệu cổ phần, chiếm 10% vốn điều lệ của CTCP M.A.P Global.

VIMC chốt thời điểm thoái hết 60% vốn công ty con nhiều năm thua lỗ

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (VIMC, UPCoM: MVN) sẽ bán đấu giá công khai toàn bộ 60% vốn góp tại Công ty TNHH Khai thác Container Việt Nam (Vinabridge)...

Dự án Takara Hoà Bình Resort bị giảm diện tích, CTP muốn huy động 480 tỷ từ cổ phiếu

Takara Hoà Bình Resort là tên thương mại của dự án trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Hiền Lương mà CTCP Hòa Bình Takara (HNX: CTP) đang dồn lực để...

Nhà Đà Nẵng bị phạt, truy thu thuế gần 1.7 tỷ đồng

CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) vừa nhận được quyết định xử phạt vi phạm thuế của Cục thuế TP Đà Nẵng.

TV4 muốn điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh, thu nhập lãnh đạo năm 2024

Theo tài liệu gửi cổ đông, CTCP Tư vấn Xây dựng Điện 4 (HNX: TV4) xin điều chỉnh giảm chỉ tiêu kế hoạch doanh thu và lợi nhuận 2024.

Công ty con vốn 1,800 tỷ của DXG nộp hồ sơ đăng ký đại chúng

Ngày 05/12, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thông báo nhận được hồ sơ đăng ký công ty đại chúng của CTCP Regal Group – công ty con của Tập đoàn Đất Xanh (HOSE:...

BIG trở thành doanh nghiệp đại chúng quy mô lớn, khai trương vựa nông sản, mở rộng lĩnh vực kinh doanh

Sau khi tăng vốn thành công, CTCP Big Invest Group (UPCoM: BIG) đã vươn mình từ một doanh nghiệp nhỏ trở thành công ty đại chúng quy mô lớn đi kèm với các thách...

Vinaship đón tàu mới, trọng tải lớn nhất đội tàu

Ngày 02/12, CTCP Vận tải Biển Vinaship (UPCoM: VNA) đã nhận bàn giao tàu Amira Nour tại Singapore. Sau khi tiếp nhận, Công ty đổi tên tàu thành Vinaship Unity và...

Hai doanh nghiệp may trên sàn bị xử lý thuế

Tổng CTCP Dệt may Hà Nội (Hanosimex, UPCoM: HSM) và CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) liên tiếp nhận được các quyết định xử lý vi phạm thuế.

Trong vòng 3 năm, nhóm công ty chứng khoán “mới” đã mở rộng dư nợ gấp hơn 10 lần

Ngành chứng khoán đang tiếp tục chứng kiến nhiều công ty trong nước được ''thay da đổi thịt'' trong một vài năm trở lại đây. Với dòng vốn nội từ những ông chủ mới...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98