PGV - Tăng trưởng cùng ngành điện Việt Nam

18/12/2018 10:59
18-12-2018 10:59:28+07:00

PGV - Tăng trưởng cùng ngành điện Việt Nam

Ngành điện đang nổi lên như một ngành đáng chú ý và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nhiều nhất trong giai đoạn điều chỉnh của thị trường.

Dữ liệu tài chính đầy đủ của PGV

Đồ thị phân tích kỹ thuật của PGV

Nhóm ngành phòng thủ là gì?

Nhóm ngành phòng thủ (defensive sectors) có thể hiểu là các nhóm ngành có mức tương quan thấp với biến động chung của thị trường chứng khoán. Đây là khái niệm ngược với ngành nhạy cảm (sensitive sectors).

Tính chất phòng thủ được thể hiện rõ nhất trong các giai đoạn thị trường chứng khoán lao dốc dài hạn (bear market) hoặc rơi vào thời kỳ khủng hoảng. Quá khứ của thị trường tài chính thế giới đã chứng minh nhóm ngành phòng thủ luôn là các nhóm ngành nhận được sự chú ý đầu tiên khi thị trường chứng khoán khởi động cho một chu kỳ suy giảm mạnh.

Trong đó, các ngành điện, thực phẩm, nước, chăm sóc sức khỏe… là các đại diện tiêu biểu cho nhóm ngành này. Đây thực sự có thể coi là “vịnh tránh bão” của giới đầu tư trong những giai đoạn khó khăn.

Nguồn: Wall Street Courier

Lưu ý: Các mũi tên màu xanh dương (vòng tròn bên trong) thể hiện cho sự dịch chuyển của thị trường chứng khoán. Trong khi các mũi tên màu xám (vòng tròn bên ngoài) thể hiện sự dịch chuyển của nền kinh tế. Theo như minh họa trong hình thì biến động của thị trường chứng khoán luôn đi trước biến động thực tế của nền kinh tế.

Ngành điện Việt Nam - Tăng trưởng ổn định và khả năng phòng thủ cực tốt

Chuỗi giá trị (Value Chain) của ngành điện Việt Nam

Nhu cầu sử dụng điện liên tục tăng. Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa ở mức cao khiến hoạt động sản xuất điện hiện tại phải nỗ lực và liên tục phát triển để đáp ứng hoàn toàn nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất.

Đặc biệt, theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong 10 tháng đầu năm 2018 sản lượng điện toàn hệ thống đã đạt 182.6 tỷ kWh, tăng 10.7% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng điện giai đoạn 2000-2018 (tỷ kWh)

Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Trong đó, khu vực miền Nam được xem là điểm nóng nhất về lượng tiêu thụ điện khi trở thành đầu tàu phát triển kinh tế và công nghiệp trong nhiều năm qua. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các công ty sản xuất điện luôn được đảm bảo đầu ra gần như tuyệt đối trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tăng cao.

Rào cản gia nhập ngành khá lớn. Hệ thống sản xuất điện và truyền tải điện ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh năng lượng quốc gia. Mặt khác, hệ thống này có những yêu cầu kỹ thuật chuyên môn rất đặc thù. Các sự cố (nếu có) đều ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh trên toàn quốc. Do vậy, lĩnh vực này thường quy định và yêu cầu rất chặt chẽ đối với các doanh nghiệp có kế hoạch triển khai đầu tư phát điện.

Tự do hóa ngành điện. Trong định hướng từng bước tự do hóa ngành điện, giá điện bán lẻ đã được điều chỉnh tăng 6.08% kể từ ngày 01/12/2017. Đây là lần điều chỉnh tăng giá điện đầu tiên kể từ năm 2015. Bên cạnh đó, các quy định nhằm gia tăng tính linh hoạt trong cơ chế hình thành giá điện cũng đã được Chính phủ chú trọng trong năm vừa qua.

Đây cũng là thuận lợi để các công ty sản xuất điện gia tăng lợi nhuận cũng như tỷ lệ lợi nhuận gộp trong tương lai.

Thị trường điện lực được hình thành và phát triển qua 03 cấp độ: Thị trường phát điện cạnh tranh (cấp độ 1), thị trường bán buôn điện cạnh tranh (cấp độ 2), thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (cấp độ 3). Thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh được vận hành chính thức từ 01/07/2012 và thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh dự kiến bắt đầu tư ngày 01/01/2019

Mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Nguồn: Báo cáo thường niên của EVNGENCO 3 (UPCoM: PGV)

EVNGENCO 3 - Nhà sản xuất điện năng hàng đầu Việt Nam

Vị thế lớn trong ngành. Các Nhà máy điện EVNGENCO 3 (UPCoM: PGV) có tổng công suất lắp đặt 6,304 MW tương đương với 16% tổng công suất phát điện của toàn hệ thống điện quốc gia. Con số này chứng tỏ vị thế hàng đầu của EVNGENCO 3 trong ngành.

Hầu hết các dự án nguồn điện của PGV đều ở khu vực phía Nam là khu vực có nhu cầu tiêu thụ điện cao nhất cả nước. Cơ cấu nguồn của PGV bao gồm thủy điện, nhiệt điện than và nhiệt điện khí nên sẽ tạo sự cân bằng và giảm được ảnh hưởng của yếu tố thời tiết đến kết quả sản xuất kinh doanh.

Nguồn: EVNGENCO 3 (UPCoM: PGV)

Bên cạnh các nhà máy điện khí, nhiệt điện, thủy điện đang vận hành hiệu quả cao, Tổng Công ty Phát điện 3 sẽ triển khai hàng loạt dự án điện mặt trời, điện khí sử dụng LNG để đón đầu xu hướng năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường, và mở rộng hoạt động dịch vụ sửa chữa nhà máy điện cho khách hàng trong và ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông qua Công ty Dịch vụ sửa chữa các Nhà máy điện EVNGENCO 3 (EPS).

Quan sát đồ thị bên dưới, nhà đầu tư có thể dễ dàng nhận thấy lợi nhuận gộp và tỷ lệ lợi nhuận gộp của EVNGENCO 3 tăng liên tục trong giai đoạn 2014-2017. Là nhà sản xuất điện năng hàng đầu cả nước, EVNGENCO 3 đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ khi thị trường bán buôn điện canh tranh chính thức đi vào hoạt động trong thời gian tới.

Nguồn: Báo cáo thường niên của EVNGENCO 3 (UPCoM: PGV)

Test bằng Mô hình định lượng

Trước khi đi vào phân tích cổ phiếu PGV thì cần test qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp bằng các mô hình định lượng.

Thông tin và giải thích chi tiết về mô hình F-Score và M-Score

Thông tin và giải thích chi tiết về mô hình H-Score

Mô hình Dechow F-Score. Được Giáo sư Patricia Dechow và Giáo sư Richard Sloan tại Đại học California giới thiệu vào năm 2011. Theo Giáo sư Dechow, F-Score nên nhỏ hơn mức 1.

F-Score của PGV ở mức -6.355206143.

Nguồn: VietstockFinance

Mô hình Beneish M-Score. Giáo sư Messod Daniel Beneish sử dụng M-Score từ năm 1999 để test báo cáo tài chính của các công ty niêm yết. Giáo sư Beneish cho rằng M-Score nên duy trì dưới -1.78.

Giá trị M-Score của PGV hiện đang ở mức -3.686791852.

Nguồn: VietstockFinance

Mô hình Fulmer H-Score. Mô hình này được Giáo sư John G. Fulmer của công bố năm 1984. Chỉ số H-Score được áp dụng khá hiệu quả ở phương Tây cũng như các quốc gia châu Á. Theo Giáo sư Fulmer, H-Score nên cao hơn mức 0.

Giá trị H-Score của PGV hiện đang ở mức 2.573407518.

Nguồn: VietstockFinance

Mặc dù tỷ trọng nợ vay của PGV là khá cao nhưng kết quả test của mô hình cho thấy doanh nghiệp hiện không rơi vào tình trạng căng thẳng tài chính (financial distress).

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

POW - Tiếp tục mua nếu giá còn nằm dưới mức 10,700 đồng

Theo các mô hình định giá, nếu giá cổ phiếu của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) tiếp tục nằm dưới mức 10,700 đồng thì vẫn...

POW - Nhiệt điện khí còn nhiều triển vọng (Kỳ 1)

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) là doanh nghiệp nổi bật trong ngành điện. Việc tăng cường phát triển nhiệt điện khí sẽ giúp...

MSH - Tiềm năng tăng trưởng vẫn còn

Ngành dệt may hứa hẹn sẽ phục hồi tốt trong năm 2024. Trong số các doanh nghiệp dệt may nổi bật, CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) được giới phân tích đánh giá cao...

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98