Tỷ phú Nhậm Chính Phi: “Việc ông Trump nới lỏng lệnh cấm đối với Huawei chỉ có lợi cho các công ty Mỹ”

03/07/2019 10:52
03-07-2019 10:52:32+07:00

Tỷ phú Nhậm Chính Phi: “Việc ông Trump nới lỏng lệnh cấm đối với Huawei chỉ có lợi cho các công ty Mỹ”

Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập của Huawei, cho biết, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump nới lỏng lệnh cấm đối với “gã khổng lồ” viễn thông Trung Quốc sẽ không có quá nhiều tác động tới hoạt động kinh doanh của Huawei vì họ đang điều chỉnh để thích ứng với kỷ nguyên mới.

Đáp trả lại quyết định nới lỏng lệnh cấm của ông Trump, ông Nhậm Chính Phi cho biết, Huawei sẽ tiếp tục “tập trung làm đúng công việc” của họ.

Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập của Huawei

“Tuyên bố của Tổng thống Trump chỉ có lợi cho các công ty Mỹ. Huawei cũng sẵn lòng tiếp tục mua sản phẩm từ các công ty Mỹ”, ông Nhậm Chính Phi cho biết. “Thế nhưng, chúng tôi không nhận thấy nhiều tác động từ việc nới lỏng lệnh cấm tới hoạt động hiện tại. Chúng tôi vẫn tập trung làm đúng công việc của mình”.

Trước khi ông Trump “mở đường sống” cho Huawei, ông Nhậm Chính Phi nhấn mạnh rằng Huawei sẽ tự lực cánh sinh.

“Mỹ đang giúp chúng tôi rất nhiều khi đưa ra những khó khăn này. Trước áp lực từ bên ngoài, chúng tôi đang trở nên gắn kết hơn bao giờ hết”, ông Nhậm cho biết trong cuộc phỏng vấn. “Nếu không được phép sử dụng linh kiện từ Mỹ, chúng tôi tự tin vào khả năng sử dụng linh kiện sản xuất ở Trung Quốc và các quốc gia khác”.

Ông Trump khiến nhiều chuyên gia ở cả Washington và Bắc Kinh “há hốc mồm” khi đồng ý cho phép các công ty Mỹ tiếp tục bán linh kiện và phần mềm cho Huawei vào cuối tuần trước.

Động thái này là một phần trong thỏa thuận đình chiến thương mại giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20.

Ông Trump sẽ gặp các quan chức an ninh cấp cao của Mỹ trong vài ngày tới để bàn luận về việc nới lỏng lệnh cấm đối với Huawei, nhưng ông ấy đang đối mặt với nhiều áp lực từ trong nước.

Một mặt, các công ty công nghệ Mỹ kêu gọi nới lỏng lệnh cấm đối với Huawei. Mặt khác, nhiều “chú diều hâu” về Trung Quốc muốn ông Trump ràng buộc thêm đối với Huawei vì mối đe dọa tới an ninh quốc gia.

Một người thân cận với vấn đề cho biết: “Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) sẽ họp bàn về vấn đề này sớm nhất có thể và có khả năng sẽ cần thêm thời gian để chính quyền Mỹ tìm ra cách giải quyết mà mọi người đều đồng tinh – từ Bắc Kinh, cho tới những người trong ngành công nghiệp Mỹ, cho đến ‘những chú diều hâu’ trong chính quyền Mỹ”.

Những lời bình luận của ông Trump vào cuối tuần qua là một sự nhượng bộ lớn đối với Trung Quốc. Trung Quốc khăng khăng cho rằng số phận của Huawei nên được giải quyết như một phần của cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước.

Mỹ cho rằng Huawei tạo mối đe dọa tới an ninh quốc gia vì thiết bị kết nối băng thông lớn 5G của Huawei có thể được Bắc Kinh sử dụng cho hoạt động gián điệp. Ngoài ra, Mỹ cũng cáo buộc Huawei đánh cắp công nghệ Mỹ và vi phạm các biện pháp trừng phạt mà Mỹ áp lên Iran.

Sau đó, Cố vấn hàng đầu của Nhà Trắng Larry Kudlow có làm rõ rằng, Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định cho phép công ty Mỹ tiếp tục bán hàng cho “gã khổng lồ" viễn thông Huawei của Trung Quốc sẽ chỉ áp dụng cho những sản phẩm đã sẵn có rộng rãi trên khắp thế giới và vẫn cấm bán các thiết bị nhạy cảm.

“Đây không phải sự ân xá toàn diện”, ông Kudlow cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Fox News trong ngày Chủ nhật (30/06). “Huawei vẫn sẽ nằm trong danh sách thực thể, trong đó những công ty sẽ bị kiểm soát xuất khẩu nghiêm trọng và có tác động tới an ninh quốc gia hoặc sẽ không được cấp phép”.

Động thái nới lỏng lệnh cấm Huawei khiến nhiều công ty ở Thung lũng Silicon vui mừng, vì họ bán nhiều linh kiện và phần mềm cho Huawei.

Vũ Hạo (Theo Financial Times)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế toàn cầu hồi phục "đáng kinh ngạc" bất chấp các cú sốc lớn

IMF nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm nay lên 3,2%, tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách vẫn cần phải có những hành động quyết đoán để bảo vệ những...

Quỹ đầu tư Mỹ sắp đạt thoả thuận mua lại cổ phần tại chuỗi gà rán KFC Nhật Bản

Nikkei Asia cho biết quản lý quỹ tài sản Carlyle Group của Mỹ sắp mua lại KFC Holdings Japan, nhà điều hành chuỗi cửa hàng gà rán KFC tại nước này.

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98