VDS: Tháng 7, VN-Index biến động trong vùng 940 - 985 điểm

08/07/2019 09:42
08-07-2019 09:42:03+07:00

VDS: Tháng 7, VN-Index biến động trong vùng 940 - 985 điểm

Theo như báo cáo chiến lược mới công bố của CTCK Rồng Việt (VDS), yếu tố ổn định và bền vững của vĩ mô trong nước là một trong những lý do chính giúp thị trường tháng 7 tích cực hơn so với tháng 6. Câu chuyện tự do hóa thương mại và mùa công bố KQKD quý 2 của các doanh nghiệp niêm yết đang dần bắt đầu sẽ mở ra cơ hội tìm kiếm lợi nhuận ở cổ phiếu thuộc các nhóm ngành triển vọng.

Theo VDS, cung tiền nửa cuối năm khó có thể tăng mạnh. Mặc dù áp lực lạm phát chung và tỷ giá không lớn, nhưng lạm phát cơ bản đã tiến sát về mốc 2%, ngưỡng mục tiêu Chính phủ đặt ra từ đầu năm. Đồng thời, VDS nhận xét diễn biến của VN-Index tương quan dương và có độ trễ khoảng ba tháng so với diễn biến tăng trưởng của cung tiền. Kết hợp lại, dòng tiền trong nước khó hỗ trợ VN-Index bứt phá trong ngắn hạn.

Đồng thời, VDS cũng cho rằng sự thu hút từ các kênh đầu tư như trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, và vàng có thể khiến dòng tiền bị phân tán: (1) Giá vàng SJC đã tăng 4,9% chỉ trong vòng 15 ngày kể từ sau cuộc họp tháng 6 của Fed; (2) Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tiếp tục phát hành với lãi suất cao, thậm chí có những doanh nghiệp phát hành trên 12% và (3) Sự hấp dẫn ở kênh BĐS vẫn khá lớn: tỷ lệ hấp thụ vẫn còn cao và giá BĐS duy trì đà tăng ổn định.

Trong khi đó, dòng tiền từ nước ngoài sẽ phụ thuộc yếu tố vĩ mô cả trong và ngoài nước:

Chỉ báo vĩ mô ổn định nhưng đã qua đỉnh. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại là điều đã được dự báo từ trước, tuy nhiên vẫn đang tăng trưởng sát với mục tiêu mà Chính phủ đề ra. Các thước đo như chỉ số PMI hay chỉ số sản xuất công nghiệp đều cho tín hiệu nền kinh tế tiếp tục ổn định.

Mặc dù rủi ro chiến tranh thương mại đã giảm sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý “đình chiến” và nối lại đàm phán, dấu hiệu về một thỏa thuận được ký kết vẫn chưa rõ ràng. Sự nhượng bộ từ hai phía là cần thiết, nếu không trạng thái “đình chiến” khó có thể kéo dài lâu.

Mặt khác, VDS cũng lưu ý thêm rằng kết quả từ cuộc họp của Fed cuối tháng 7 sẽ tác động trực tiếp đến dòng tiền ngoại và thị trường toàn cầu. Thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung và Mỹ nói đã phản ánh kỳ vọng về một đợt cắt giảm lãi suất sẽ được đưa ra trong cuộc họp cuối tháng 7.

Do vậy, nếu Fed không hành động như thị trường kỳ vọng, thị trường Mỹ có thể sẽ điều chỉnh và kéo theo tâm lý các thị trường khác. Trường hợp Fed cắt giảm lãi suất cuối tháng 7 này, VN-Index có thể sẽ phản ứng tích cực và dòng tiền có thể duy trì vào Việt Nam.

Tựu trung, các yếu tố ở trên cho thấy bối cảnh thị trường chứng khoán hiện tại chưa đủ hấp dẫn để có thể thu hút dòng tiền mạnh mẽ trong tháng 7.

Tuy vậy, so với tháng 6, kỳ vọng trong tháng 7 của VDS có phần tích cực hơn, bởi lẽ: Các yếu tố bất định từ bên ngoài đang tạm gác lại và mùa công bố KQKD quý 2 của các doanh nghiệp niêm yết đang dần bắt đầu. Theo đó, bức tranh lợi nhuận trong quý 2 và nửa đầu năm 2019 sẽ có sự phân hóa. Một số cổ phiếu thuộc nhóm ngành dẫn dắt (ngân hàng) và ngành hưởng lợi từ vòng xoáy thương mại (dệt may, gỗ…) dự báo sẽ khả quan.

Kịch bản thị trường cho tháng 7 được VDS đặt ra lạc quan hơn so với trước đó, và VN-Index dự báo sẽ đi trong vùng điểm 940 - 985 điểm.

Yếu tố ổn định và bền vững của vĩ mô trong nước là một trong những lý do chính đặt kịch bản tháng 7 tích cực hơn so với tháng 6. Câu chuyện tự do hóa thương mại và mùa công bố KQKD quý 2 của các doanh nghiệp niêm yết đang dần bắt đầu sẽ mở ra cơ hội tìm kiếm lợi nhuận ở cổ phiếu thuộc các nhóm ngành triển vọng.

Theo VDS, bức tranh lợi nhuận trong quý 2 và nửa đầu năm 2019 sẽ có sự phân hóa. Một số ngành đánh giá sẽ có những doanh nghiệp trong ngành có triển vọng tích cực bao gồm bán lẻ và công nghệ, thủy sản (cá tra), ngân hàng và ô tô.

Yến Chi

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 25/04: Nên giao dịch cẩn trọng

VDS khuyến nghị nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá lại trạng thái...

Góc nhìn 24/04: Duy trì ngưỡng 1,150-1,180?

TPS nhận định phiên giảm điểm ngày 23/04 không ảnh hưởng nhiều đến xu thế của VN-Index trong ngắn hạn. Thị trường được kỳ vọng có thể tạo vùng nền tích lũy quanh...

Góc nhìn 23/04: VN-Index có nhiều khả năng điều chỉnh ngắn hạn

Một số công ty chứng khoán (CTCK) đánh giá xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index theo chiều hướng tiêu cực, các nhà đầu tư nên cẩn trọng, chốt lời hoặc cơ cấu danh...

Có nên đầu tư PNJ, BWE và IDI?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan PNJ trên cơ sở chiếm lĩnh thị phần, cải thiện biên lợi nhuận gộp; tăng tỷ trọng BWE nhờ thúc đẩy tăng trưởng...

Góc nhìn tuần 22 - 26/04: Giằng co quanh 1,175

Các công ty chứng khoán dư báo VN-Index sẽ tiếp tục giằng co quanh ngưỡng 1,175. Trong trường hợp thủng ngưỡng này, chỉ số có thể giảm về ngưỡng hỗ trợ 1,150.

VN-Index chưa có dấu hiệu ngừng giảm?

Thị trường chứng khoán giảm điểm do phản ứng trước nhiều thông tin không mấy tích cực. Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên tận dụng những nhịp hồi để hạ tỷ...

Góc nhìn 19/04: Phụ thuộc vào lực bắt đáy tại ngưỡng 1,190

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn trong bối cảnh tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át. Diễn biến của thị trường sẽ...

Chuyên gia Dragon Capital nhận định thị trường khó giảm tới 20%

Ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Khối đầu tư Dragon Capital đưa ra nhận định thị trường khó giảm tới 20% trong sự kiện Investor Day quý 1/2024 do Dragon Capital tổ chức...

Áp dụng IFRS tạo tiền đề để Việt Nam nâng hạng thị trường chứng khoán

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế là một thông lệ tốt trên thế giới, việc áp dụng sẽ giúp Việt Nam cải thiện chất lượng báo cáo tài chính, nâng cao tính minh bạch...

Góc nhìn 16/04: Kỳ vọng vào nhịp hồi kỹ thuật?

Theo SSV, VN-Index đánh mất ngưỡng hỗ trợ MA50 và phát đi tín hiệu điều chỉnh trong trung hạn. Tuy nhiên với việc giảm sốc như phiên 15/04, VN-Index được kỳ vọng sẽ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98