Đây là cách Fed ấn định lãi suất và vì sao điều đó lại quan trọng

03/08/2019 14:00
03-08-2019 14:00:00+07:00

Đây là cách Fed ấn định lãi suất và vì sao điều đó lại quan trọng

Các ngân hàng luôn cho vay tiền - với một khoản phí.

Khi chúng ta vay và sau đó trả lại kèm theo tiền lãi, đó là cách các ngân hàng kiếm tiền.

Chi phí vay, được gọi là lãi suất, có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc bạn chọn thẻ tín dụng nào hoặc bạn có quyết định xài một thẻ nào đó hay không.

Tuy nhiên, nếu ngân hàng của bạn muốn làm cho việc vay tiền trở nên đắt hơn hoặc rẻ hơn, không đơn giản chỉ đưa ra mức lãi suất mới, như một người bán tạp hóa thường làm với giá sữa. Đó là một quá trình được kiểm soát cao hơn bởi Cục Dự trữ Liên bang (Fed), hay Ngân hàng trung ương của Mỹ.

Chủ tịch Fed Jerome Powell.

Tại sao Fed quan tâm đến lãi suất?

Năm 1977, Quốc hội Mỹ đã trao cho Fed hai nhiệm vụ chính: Giữ ổn định giá cả của những thứ mà người Mỹ mua và tạo ra những tình trạng thị trường lao động cung cấp việc làm cho tất cả những người muốn chúng.

Fed đã phát triển một bộ công cụ để đạt được mục tiêu kép này về lạm phát và việc làm tối đa. Tuy nhiên, những thay đổi về lãi suất là thu hút nhiều sự chú ý của giới truyền thông nhất, có lẽ vì chúng có tác động theo thời gian thực đối với việc phải tốn bao nhiêu để vay.

Từ Washington, Fed điều chỉnh lãi suất với hy vọng thúc đẩy tất cả các loại thay đổi khác trong nền kinh tế. Nếu muốn khuyến khích người tiêu dùng vay để việc chi tiêu có thể tăng - một hình thức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - thì họ cắt giảm lãi suất và làm cho việc vay rẻ hơn. Sau cuộc Đại suy thoái, họ giữ lãi suất gần bằng 0 để đạt được điều đó.

Để thực hiện điều ngược lại và làm giảm nhiệt nền kinh tế, họ tăng lãi suất để mọi người ít muốn có thêm một thẻ tín dụng nữa.

Fed thường điều chỉnh lãi suất để đối phó với lạm phát - sự tăng giá xảy ra khi mọi người có nhiều tiền để chi tiêu hơn so với những gì có sẵn để mua.

Tuy vậy, đối với phần lớn sự phục hồi kinh tế này, lạm phát đã không thực sự tăng, mặc dù nó hiện đang nằm trong phạm vi mục tiêu của Fed. Lâu nay, lạm phát được kỳ vọng ​​sẽ tăng tốc, đặc biệt là sau khi Chính phủ liên bang đưa ra cú hích dưới hình thức cắt giảm thuế và khi tỷ lệ thất nghiệp liên tục ở gần mức thấp nhất kể từ năm 1969.

Và vì vậy, thay vì chống lạm phát, Fed đang tìm cách duy trì đợt tăng trưởng dài kỷ lục này càng lâu càng tốt. Việc cắt giảm lãi suất vào ngày 31/07 vừa qua thể hiện cột mốc quan trọng trong nhiệm vụ đó.

Lãi suất lên xuống như thế nào?

Các ngân hàng không chỉ cho người tiêu dùng vay, họ cũng cho vay lẫn nhau.

Đó là vì vào cuối mỗi ngày, họ cần có một lượng vốn nhất định trong dự trữ. Khi những người có tài khoản ngân hàng xài tiền, số dư đó dao động, do đó, một ngân hàng có thể phải vay qua đêm để đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu.

Và giống như cách họ tính phí bạn lúc cho vay, họ tính phí lẫn nhau.

Fed cố gắng gây ảnh hưởng lên khoản phí đó, gọi là lãi suất quỹ liên bang.

Khi lãi suất quỹ liên bang giảm, các ngân hàng cũng hạ lãi suất mà họ tính cho người tiêu dùng, do đó chi phí đi vay giảm.

Sàn và trần

Sau cuộc Đại suy thoái, Fed đã mua vào lượng trái phiếu Chính phủ lớn chưa từng có để bơm tiền vào tài khoản của các ngân hàng. Gần 2 ngàn tỷ USD dự trữ vượt mức đã được Fed tích lũy (năm 2008 có chưa tới 500 tỷ USD).

Fed đã quyết định cách để giảm bớt kho dự trữ trái phiếu Chính phủ này là cho một số quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ và các doanh nghiệp tài chính khác vay. Họ thực hiện điều này trong các giao dịch được gọi là “hoạt động mua lại ngược” (repo), liên quan đến việc bán trái phiếu Chính phủ và đồng ý mua lại vào ngày hôm sau.

Fed ấn định lãi suất "sàn" thấp hơn cho những cái gọi là “repo” này.

Sau đó, họ đưa ra mức lãi suất cao hơn, kiểm soát số tiền mà họ trả cho các ngân hàng để giữ tiền mặt, được gọi là lãi suất dự trữ vượt mức. Con số này đóng vai trò như mức “trần”, vì các ngân hàng sẽ không muốn cho nhau vay với lãi suất thấp hơn mức mà Fed đang trả cho họ - ít nhất là trên lý thuyết.

Ví dụ, khi Fed tăng lãi suất vào tháng 9 năm ngoái, họ đã ấn định lãi suất repo ở mức 2% và lãi suất dự trữ vượt mức ở mức 2.25%, khoảng cách cao nhất trong hơn một thập niên.

Lãi suất quỹ liên bang hiệu quả trên, mức mà các ngân hàng sử dụng để cho nhau vay, sau đó được thả nổi giữa 2% và 2.25%.

Khi Fed tăng lãi suất, các ngân hàng ít được khuyến khích cho vay hơn, vì họ đang kiếm được nhiều tiền hơn qua việc giữ tiền mặt trong dự trữ.

Tác động của quyết định lãi suất

Sau khi Fed tăng hoặc cắt giảm lãi suất quỹ liên bang, trách nhiệm được chuyển sang cho các ngân hàng.

Sau một đợt tăng lãi suất, các ngân hàng tăng lãi suất mà họ tính cho các khách hàng đáng tin cậy nhất - chẳng hạn như các tập đoàn lớn - được gọi là lãi suất cơ bản. Thông thường, các ngân hàng thông báo việc tăng này trong vòng vài ngày sau thông báo của Fed.

Những thứ như tiền vay mua nhà và lãi suất thẻ tín dụng sau đó được tính theo lãi suất cơ bản.

Tuy nhiên, tác động của lãi suất cao hơn hoặc thấp hơn có thể được cảm nhận từ lâu trước khi Fed hành động nếu quyết định chính sách này được xem là chắc chắn. Chẳng hạn, trong quý 2/2019, lãi suất tiền vay mua nhà thời hạn 30 năm đã giảm xuống dưới 4% do các trader suy đoán về việc cắt giảm lãi suất. Sự sụt giảm này đã gây ra sự bùng nổ trong tái cấp vốn và mua hàng, Wall Street Journal đưa tin.

Không có nhiều tin vui cho người tiết kiệm. Theo Bankrate, một số ngân hàng trực tuyến bao gồm Ally và Marcus của Goldman Sachs đã hạ lãi suất tài khoản tiết kiệm trước quyết định của Fed.

Nhã Thanh (Theo Business Insider)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98