Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn một có 'đột phá' nào?

14/12/2019 08:25
14-12-2019 08:25:45+07:00

Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn một có 'đột phá' nào?

Trong khi đại diện thương mại Mỹ chia sẻ ông đã có thể nghĩ tới việc về nhà nghỉ lễ Giáng Sinh, thì phía Trung Quốc thừa nhận đã có điểm đột phá trong đàm phán giữa hai bên mà hơn 10 năm mới đạt được.

Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn một có đột phá nào?  - Ảnh 1.
Ảnh (minh họa): AFP

Theo hãng tin AFP, sau gần 2 năm trả đũa qua lại với những đợt áp thuế, rốt cuộc ngày 13-12 Washington và Bắc Kinh tuyên bố đạt được trên nguyên tắc những thỏa thuận cụ thể giai đoạn một về thương mại, chấm dứt những tranh cãi kéo dài.

Thỏa thuận được công bố sau hai tháng kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tuyên bố về một thỏa thuận "giai đoạn một" giữa hai nước ngày 11-10.

Dự kiến ký kết vào tháng 1-2020

Theo hãng tin Reuters, khi được hỏi về những chuyện đã diễn ra trong thời gian kể từ ngày 11-10 tới nay, ông Robert Lighthizer cho biết đó là thời gian dành cho hai bên làm rõ những điều cụ thể về mặt câu chữ trong thỏa thuận. Những thảo luận liên tục đã diễn ra cho tới sáng 13-12 và ông đã nhận được tín hiệu đồng thuận cuối cùng của tổng thống ngay sau 10 giờ sáng cùng ngày.

Trước hết, đây là tuyên bố đạt được đồng thuận về nguyên tắc giữa hai bên, còn trong thực tế hai nền kinh tế lớn nhất thế giới với tổng giá trị thương mại hai chiều thường niên đạt trên 730 tỷ USD vẫn chưa ký kết văn bản thỏa thuận vì còn một số yếu tố kỹ thuật khác.

Giới chức Mỹ cho biết họ dự kiến ký thỏa thuận này vào đầu tháng 1-2020 sau khi đánh giá pháp lý và đảm bảo chính xác hai văn bản thỏa thuận tiếng Anh và tiếng Trung tương đương với nhau.

Trong khi đó, theo Thứ trưởng thương mại Trung Quốc Wang Shouwen, các quan chức nước này cũng sẽ nỗ lực hoàn tất khâu đánh giá pháp lý và chuyển ngữ dự thảo văn bản thỏa thuận trước thời điểm ký kết cuối cùng.

Ông Trump từng cam kết bất cứ thỏa thuận nào đạt được cũng sẽ phải bao gồm cam kết của Trung Quốc trong việc tăng mua đáng kể nông sản Mỹ.

Ngày 13-12, phát biểu tại Nhà Trắng, ông Trump nói: "Tôi nghĩ trong nông nghiệp họ sẽ mua tới 50 tỷ USD".

Tuy nhiên giới chức Mỹ xác nhận với báo giới các cam kết nhập khẩu lượng hàng trị giá khoảng 200 tỷ USD của Trung Quốc bao gồm cả 4 lĩnh vực, trong đó có năng lượng và sản xuất chế tạo, sẽ diễn ra trong vòng hai năm.

Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, cam kết này cũng có nghĩa Trung Quốc sẽ quay lại mức thu mua của năm 2017 khi nông dân Mỹ xuất khẩu 19,5 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc.

Lượng xuất khẩu này từng sụt giảm xuống hơn 9 tỉ năm 2018 khi thương chiến nổ ra và Bắc Kinh đáp trả phạt thuế Mỹ.

Hãng tin Reuters dẫn thông báo của Đại diện thương mại Mỹ, ông Robert Lighthizer, cho biết Bắc Kinh cam kết mua thêm 32 tỷ USD nông sản Mỹ trong vòng hai năm, tương đương khoảng 16 tỷ USD mỗi năm. Ngoài ra ông cũng nói Bắc Kinh cũng có ý định sẽ mua thêm 5 tỷ USD hàng hóa nông trại mỗi năm ngoài cam kết mua đó.

Ông Han Jun, thứ trưởng nông nghiệp Trung Quốc cho biết thỏa thuận một phần này cũng sẽ thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nuôi trồng của Trung Quốc sang Mỹ.

"Một vài trong số những vấn đề này chúng tôi đã thảo luận trong hơn 10 năm qua và lần này đã là một đột phá đáng kể", ông Han Jun nói.

Mỹ hoãn, giảm áp thuế

Cũng theo thỏa thuận này, ông Trump đã hủy việc áp thuế 15% dự kiến có hiệu lực ngày 15-12 với 160 tỷ USD hàng Trung Quốc. Trong số hàng đó, đáng chú ý có các mặt hàng điện tử như điện thoại di động và máy tính.

Trong một động thái nhượng bộ lớn, phía Mỹ cũng sẽ giảm một nửa mức thuế 15% áp với 120 tỷ USD hàng Trung Quốc đã áp từ 1-9 với các hàng hóa tiêu dùng như quần áo.

Theo ông Robert Lighthizer, các mức thuế giảm sẽ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ khi thỏa thuận được ký trong tháng 1-2020.s

Mặc dù giới quan chức Trung Quốc nói Mỹ đã đồng ý sẽ rút lại các mức thuế quan khác theo từng giai đoạn, nhưng hiện tại, Washington vẫn sẽ giữ nguyên mức thuế 25% với 250 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

Trong khi đó Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Liao Min vẫn chưa thông báo cụ thể việc Bắc Kinh có kế hoạch hủy bỏ những mức thuế hiện có với hàng Mỹ nhập vào Trung Quốc không.

Tháng 9 năm nay, Trung Quốc đã xóa thuế nhập khẩu với 16 hạng mục hàng Mỹ.

* S&P 500 leo lên kỷ lục mới khi Mỹ chuẩn bị hoàn tất thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

* Mỹ - Trung đạt thỏa thuận giai đoạn một

* Đâu là những yếu tố chi phối chứng khoán Mỹ trong năm 2020?

D. KIM THOA

Tuổi trẻ







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98