Fitch hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam xuống 6,3% vì Covid-19

26/02/2020 11:59
26-02-2020 11:59:06+07:00

Fitch hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam xuống 6,3% vì Covid-19

Mức tăng GDP Việt Nam năm 2020, theo Fitch, chỉ đạt 6,3%, thấp hơn 0,5 điểm phần trăm so với mục tiêu 6,8%.

* Thủ tướng: Chưa có cơ sở để điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng

* TQ trước nguy cơ tăng trưởng lao dốc, nợ xấu phình to vì virus corona

* Đến 2025, khoa học công nghệ đóng góp 40% vào tăng trưởng kinh tế

Trong báo cáo vừa phát hành, hãng tín nhiệm Fitch cho rằng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 sẽ đạt 6,3% do những tác động tiêu cực từ dịch Covid-19. Dự báo này của Fitch lạc quan hơn kịch bản tăng trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư đưa ra hồi đầu tháng 2, khi đánh giá tác động của Covid-19 tới nền kinh tế. 

Theo Fitch, dịch Covid-19 đã tác động mạnh tới tăng trưởng Việt Nam nửa đầu năm 2020, khi hoạt động sản xuất đình trệ do chuỗi cung ứng khu vực bị gián đoạn. Trước mắt, việc thiếu nguyên liệu đầu vào và tạm đóng cửa biên giới khiến hoạt động xuất nhập khẩu ngưng trệ... đã ảnh hưởng đáng kể tới ngành sản xuất chế biến chế tạo (đóng góp 16% GDP). Đơn cử, gần 12.000 công nhân của một nhà máy ở Thanh Hóa đã phải tạm nghỉ do nhà máy thiếu nguyên liệu sản xuất.

Sản xuất khẩu trang tại một doanh nghiệp may mặc thuộc tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Ngọc Thành

Một số công ty lớn như Samsung đã phải vận chuyển linh kiện từ Trung Quốc về Việt Nam bằng đường hàng không để tránh gián đoạn chuỗi cung ứng.

"Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ gặp khó khăn tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế. Thực tế này có thể khiến tình trạng thất nghiệp gia tăng thời gian tới", báo cáo của Fitch nêu. 

Không riêng chế biến chế tạo, ngành dịch vụ, du lịch cũng đang đứng trước áp lực lớn do nhu cầu sụt giảm khi các ổ dịch Covid-19 đã "vượt biên" ngoài Trung Quốc, lan tới Hàn Quốc và Nhật Bản. Đây cũng là 3 thị trường khách du lịch quốc tế lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Đông Bắc Á. Dù du lịch chỉ chiếm 9,2% GDP Việt Nam, theo Fitch, cú sốc mà ngành này phải gánh chịu vì dịch bệnh sẽ không hề nhỏ, ảnh hưởng lớn tới triển vọng tăng trưởng kinh tế 2020. 

Trong lúc này, các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ sẽ giúp giảm "cơn địa chấn" do Covid-19 đem lại với nền kinh tế Việt Nam. 

"Các gói kích thích tài chính, tiền tệ sẽ là cần thiết, giúp nền kinh tế vượt qua cú sốc tác động từ dịch bệnh", Fitch nhận định. Các biện pháp cụ thể là hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, giãn, giảm thuế, tiền thuê đất cho các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp... 

Tuy nhiên, không phải bức tranh kinh tế Việt Nam hoàn toàn là màu xám. Fitch nhận định, kinh tế sẽ phục hồi vào nửa cuối năm nếu các chuỗi cung ứng trở lại hoạt động bình thường và nhu cầu du lịch bị dồn nén thời Covid-19 được giải tỏa. Cùng đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vừa được Nghị viện châu Âu phê chuẩn và có thể có hiệu lực ngay từ tháng 7, với hơn 90% dòng thuế về 0%, sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu hàng Việt vào thị trường 18.000 tỷ USD.

Dù vậy, hãng tín nhiệm Fitch cũng lưu ý, sự phục hồi kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm "có thể thấp hơn dự báo" nếu tắc nghẽn hạ tầng tại các cảng biển không được giải quyết và kìm hãm sức bật của nền kinh tế. 

Trước đó, trong báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư nêu hai kịch bản về tăng trưởng trong bối cảnh dịch viêm phổi bùng phát. Ở kịch bản 1, nếu dịch khống chế được trong quý I mức tăng GDP năm nay ở 6,25%, giảm 0,55 điểm phần trăm so với mục tiêu Chính phủ đưa ra. Trong đó, GDP quý I tăng 4,25%, quý II là 6,08%, quý III 6,92% và quý IV 6,81%.

Kịch bản 2, GDP năm 2020 dự báo chỉ đạt 5,96% nếu dịch được khống chế trong quý II. Mức tăng này khá thấp và giảm 0,84 điểm phần trăm so với mục tiêu 6,8% năm nay. Ở kịch bản này, tăng trưởng quý I tăng 4,52%, quý II 5,1%, quý III là 6,7% và quý IV 6,81%.

Hàng không, du lịch, dịch vụ, dệt may, da giày, điện tử... là những ngành được Bộ Kế hoạch & Đầu tư đánh giá, sẽ chịu tác động tiêu cực nhất từ dịch bệnh. Du lịch được dự báo thiệt hại tới hơn 116.000 tỷ đồng (khoảng 5 USD), trong khi con số này của ngành hàng không lên tới 10.000 tỷ.

 Anh Minh

Vnexpress







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Phải từ bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản

Nhắc lại yêu cầu của Tổng Bí thư về gỡ các điểm nghẽn thể chế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn...

50 năm non sông liền một dải - Bài 8: Dấu mốc đại lộ nối liền đôi bờ thành phố

“Một buổi sáng tháng 9-2009 trong lành, nắng rải những vệt vàng ấm áp trên mặt đường phẳng lì, nơi đại lộ Đông Tây chính thức được thông xe. Tại khu vực cầu Nước...

Việt Nam thịnh vượng trong kỷ nguyên mới: Làm sao thoát bẫy thu nhập trung bình?

Giáo sư Lâm Nghị Phu, một trong những nhà kinh tế hàng đầu thế giới, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) chia sẻ bí quyết thoát...

Sẽ bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa mới vào ngày 15/3/2026

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 16 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là ngày chủ nhật 15/3/2026;...

EU mong muốn sớm nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện

Liên minh châu Âu mong muốn cùng Việt Nam tăng cường trao đổi, sớm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Thành phố Phú Quốc sẽ được tách ra làm 2 đặc khu

Các huyện đảo, thành phố đảo hiện nay sẽ được chuyển thành đơn vị hành chính cấp xã có tên gọi là đặc khu. Theo đó, hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo;...

50 năm non sông liền một dải - Bài 7: Viết tiếp câu chuyện nghĩa tình

Trong hành trình 50 năm xây dựng và phát triển, TPHCM không chỉ giữ vai trò đầu tàu kinh tế, phát triển năng động, văn minh, hiện đại; mà sâu thẳm trong từng con...

Quyết định cách đặt tên, quy mô dân số, diện tích xã, phường sau sáp nhập

Phường sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 5,5km2 trở lên. Đối với phường thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải có quy mô dân số từ 45.000 người trở lên.

Việt Nam - Trung Quốc ký kết 7 văn kiện quan trọng lĩnh vực đường sắt và đường bộ

Việc ký kết các văn kiện trên góp phần vào thành công của chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thời...

Thủ tướng: Doanh nghiệp Nhà nước cần xông pha về chuyển đổi số, tạo động lực tăng trưởng mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh vai trò tiên phong và trách nhiệm lớn lao của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong bối cảnh thế giới có nhiều...


TIN CHÍNH




Hotline: 0908 16 98 98