Lý giải đợt tăng trưởng đầy ấn tượng của LPB

12/03/2021 11:00
12-03-2021 11:00:00+07:00

Lý giải đợt tăng trưởng đầy ấn tượng của LPB

Giá cổ phiếu Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (HOSE: LPB) đã có sự tăng trưởng ấn tượng trong thời gian qua. Đâu là nguyên nhân thúc đẩy quá trình này?

Sự tham gia của nhà đầu tư lớn có uy tín

Hiện nay, chưa có bất kì tài liệu công khai nào đề cập đến việc ông Nguyễn Đức Thụy (còn gọi là bầu Thụy) hoặc bất kì doanh nghiệp trong hệ sinh thái của ông nắm giữ cổ phiếu LPB. Tuy nhiên, ngày 05/02/2021, LPB và Thaiholdings đã tổ chức sự kiện trao tặng số tiền 21 tỷ đồng cho Quỹ mua vắc-xin phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế, với sự tham gia của bầu Thụy với tư cách đại diện cổ đông lớn của Thaiholdings và LPB cùng với ông Phạm Doãn Sơn, Phó chủ tịch thường trực HĐQT kiêm tổng giám đốc LPB.

Trước đó hồi tháng 11/2020, tại nghi lễ đánh cồng chào sàn HOSE của LPB, vị đại gia đến từ Ninh Bình cũng xuất hiện trên sân khấu và đứng chung với ban lãnh đạo của nhà băng.

Về mặt tâm lý, sự tham gia và đồng hành của các nhân vật có uy tín sẽ luôn làm tăng sự chú ý của cộng đồng đầu tư đối với cổ phiếu.

Nguồn: LPB

Hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp là nền tảng phát triển trong tương lai

Thực hiện chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, LPB tiếp tục tập trung phát triển mạng lưới giao dịch tới tận các huyện vùng sâu vùng xa trải rộng khắp cả nước.

Tính đến tháng 12/2020, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của LPB đã lên tới 556 điểm, là ngân hàng có mạng lưới đứng thứ hai tại Việt Nam hiện nay (sau Agribank). Đây là kết quả rất đáng nể khi mà thu nhập lãi thuần cũng như lợi nhuận ròng của LPB vẫn chưa lọt vào Top 10 của ngành ngân hàng. Mạng lưới rộng khắp đất nước sẽ giúp LPB tiếp cận những khách hàng tiềm năng ở những khu vực mà người dân vẫn chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng nhiều như các thành phố lớn.

Nền tảng mà ngân hàng này sở hữu cho thấy họ có khả năng sẽ còn phát triển mạnh và đi xa trong tương lai. Đối với thị trường chứng khoán, nơi mà nhà đầu tư thường đánh giá cao triển vọng tương lai hơn là các con số ở hiện tại, thì tiềm năng của LPB đã giúp giá cổ phiếu bay cao.

Nguồn: VietstockFinance và Báo cáo tài chính các ngân hàng

Hưởng lợi từ xu hướng chung của ngành ngân hàng

Một cổ phiếu dù có nền tảng cơ bản tốt nhưng nằm trong một ngành đang suy thoái, đi xuống thì giá cũng khó mà bứt phá được. Việc này cũng giống như một người giỏi nhưng vào làm ở một công ty đang trên đà phá sản thì khó mà phát huy hết được những tiềm năng sẵn có.

Ngành ngân hàng vốn là điểm đến quen thuộc của dòng tiền thị trường trong suốt nhiều năm nay. Tốc độ tăng trưởng ngành ổn định ở mức cao, thanh khoản các cổ phiếu lớn “đủ size” để cho các nhà đầu tư tổ chức cũng như cá nhân tham gia. LPB được hưởng lợi từ làn sóng bùng nổ của nhóm cổ phiếu ngân hàng từ năm 2020 đến nay.

Khách hàng không trung thành là cơ hội cho những ngân hàng ngoài Top 10

Báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam chỉ ra rằng xu hướng các dịch vụ tài chính đang chuyển dịch với những nét đặc trưng cơ bản: (1) Ưa tiện lợi; (2) Không trung thành và (3) Đề cao trải nghiệm cá nhân.

Tài chính không phải là ngành có độ trung thành của khách hàng cao. Người ta sẵn sàng thử nghiệm cái mới, chuyển qua ngân hàng mới nếu nó thực sự tốt và tiện lợi hơn cái cũ. Điều này hoàn toàn khác và rất khó tưởng tượng trong những ngành khác như xe hơi chẳng hạn. Một khách hàng trung thành với xe Toyota sẽ rất khó bị lôi kéo dù các hãng xe đối thủ như Huyndai hay Vinfast có tung ra những mẫu xe mới giá cả phải chăng hơn, ngoại hình đẹp hơn và có nhiều công nghệ mới hơn.

Khách hàng trong ngành tài chính sẵn sàng chuyển từ ngân hàng A sang ngân hàng B đôi khi chỉ vì lý do chi nhánh giao dịch của ngân hàng B gần nhà hơn, nhân viên nhiệt tình và thân thiện hơn (nếu lãi suất huy động và cho vay gần như tương đương). Đây là cơ hội cho những ngân hàng ngoài top 10 như LPB, TPB, VIB

Dĩ nhiên, tất cả không phải đều là màu hồng. LPB vẫn còn cần phải cố gắng rất nhiều để trở thành một ngân hàng nổi bật và được kính nể như TCB hay VPB đã từng làm được.

Chiến lược đầu tư

Trong đợt bứt phá đầu năm 2021, giá cổ phiếu LPB đã phá vỡ hoàn toàn đỉnh cũ năm 2018 (tương đương vùng 13,500-15,000 đồng). Theo lý thuyết phân tích kỹ thuật, vùng này sẽ trở thành hỗ trợ mạnh trong thời gian tới.

Trong phiên giao dịch ngày 10/03/2021, khối lượng vượt lên trên mức trung bình 20 phiên gần nhất cho thấy dòng tiền đang bơm mạnh vào cổ phiếu LPB.

Theo nguyên lý đối xứng (symmetry), mục tiêu giá của LPB trong thời gian tới là 17,000-18,000 đồng.

Nguồn: VietstockUpdater

Phòng Tư vấn Vietstock

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

POW - Tiếp tục mua nếu giá còn nằm dưới mức 10,700 đồng

Theo các mô hình định giá, nếu giá cổ phiếu của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) tiếp tục nằm dưới mức 10,700 đồng thì vẫn...

POW - Nhiệt điện khí còn nhiều triển vọng (Kỳ 1)

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) là doanh nghiệp nổi bật trong ngành điện. Việc tăng cường phát triển nhiệt điện khí sẽ giúp...

MSH - Tiềm năng tăng trưởng vẫn còn

Ngành dệt may hứa hẹn sẽ phục hồi tốt trong năm 2024. Trong số các doanh nghiệp dệt may nổi bật, CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) được giới phân tích đánh giá cao...

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98