ĐHĐCĐ PNJ: Mảng sản xuất là trụ cột, huy động thêm vốn cho mục tiêu dài hạn

17/04/2021 10:10
17-04-2021 10:10:35+07:00

ĐHĐCĐ PNJ: Mảng sản xuất là trụ cột, huy động thêm vốn cho mục tiêu dài hạn

Sáng ngày 17/04, ĐHĐCĐ thường niên 2021 của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) đã được tổ chức.

Phần thảo luận

Đánh giá triển vọng thị trường bán lẻ trang sức trong năm 2021, định hướng của PNJ?

Ông Lê Trí Thông: Nhìn 2021 tại thời điểm này so với 2020 thì đang ấm hơn, nhưng những câu chuyện cho 2021 thì không hoàn toàn sáng rõ. Con đường vẫn ẩm ướt, trơn trượt dù xa xa có ánh mặt trời. Theo đó, năm 2021, PNJ phải tranh thủ thời cơ thị trường thuận lợi tăng tốc cao nhất, phòng hờ cho các tình huống xấu hơn có thể xảy ra. PNJ sẽ có nhiều phương án kinh doanh đối phó với diễn biến thị trường.

Thương hiệu sản phẩm mới Style by PNJ cụ thể như thế nào? Kế hoạch phát triển cửa hàng mới riêng lẻ hay mô hình shop in shop trong 2021 ra sao?

Ông Lê Trí Thông: Kế hoạch 2021 có nhiều dư địa tăng trưởng. Với các khách hàng ở đô thị lớn, thành phố cấp 1 vẫn có nhu cầu mới, nhóm khách hàng mới, trẻ đang phát triển, dư địa còn lớn nên PNJ sẽ có sản phẩm mới là Style by PNJ. Sản phẩm này mở ra vùng mới cho thương hiệu PNJ.

Ở các thị trường khác, các thành phố cấp 2, cấp 3, PNJ tiếp tục có điều tiết để tiếp cận thị trường. Năm 2021, PNJ sẽ lên nhiều hơn 1 kịch bản tiếp cận thị trường.

Tổng Giám đốc Lê Trí Thông trình bày mở đầu Đại hội sáng ngày 17/04/2021. Ảnh: TV

“Liệu ngành kim hoàn đã hết thời rồi hả?”

Theo chia sẻ tại Đại hội của Tổng Giám đốc PNJ Lê Trí Thông, ngành kim hoàn trong năm 2020 chứng kiến nhiều công ty phải đóng cửa, lâm vào cảnh khó khăn giữa khủng hoảng kinh tế. Tại châu Á, những công ty kim hoàn nổi tiếng thế giới như Chow Tai Fook và Chow Sang Sang cũng phải đối mặt thử thách.

“Tuy nhiên, chúng ta vẫn giữ được tăng trưởng (về mặt doanh thu) khi nhiều doanh nghiệp cùng ngành tại Việt Nam phải sáp nhập hay ngừng hoạt động… Lúc đó chúng ta phải tìm một con đường bên trái để tiếp tục đi tới.” - ông Thông nói.

Giữa đại dịch, hành vi tiêu dùng của khách hàng thay đổi đã khiến cho PNJ phải nghĩ nhiều cách mới để tiếp cận thị trường, rà soát lại hệ thống và đóng những cửa hàng không hiệu quả song song với việc mở mới. Nhờ đó, Công ty vẫn tăng trưởng 10.5% đối với doanh thu bán lẻ khi doanh thu toàn thị trường giảm 30%.

Trong khi đó, doanh thu bán sỉ PNJ giảm 20% nhưng vẫn giảm thấp hơn mức suy yếu của thị trường, ông Thông cho biết. Trong năm qua, PNJ đã gia tăng năng lực chế tác và mở nhà máy thứ hai tại Long Hậu.

Kết quả năm 2020, PNJ đạt doanh thu thuần 17.5 ngàn tỷ đồng và lãi ròng 1.07 ngàn tỷ đồng, lần lượt tăng 3% và giảm 10% so với 2019. Công ty vượt 21% kế hoạch doanh thu và vượt 29% chỉ tiêu lãi ròng đề ra cho năm vừa qua. Tổng Giám đốc PNJ cho biết Công ty đã chiếm được thêm thị phần ở mảng kinh doanh trang sức bán lẻ và mảng bán sỉ trong năm 2020.

Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch HĐQT PNJ chia sẻ mảng sản xuất là trụ cột của PNJ, bởi không phải công ty bán lẻ kim hoàn nào cũng có mảng này. Năng lực sản xuất giúp PNJ thay thế được hàng xuất khẩu, đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng trong giai đoạn nhập khẩu hàng gặp khó khăn như năm 2020.

Đồng thời, PNJ tập trung nâng cao khả năng sản xuất cũng là để giảm được thuế phải chịu khi nhập khẩu nữ trang (tổng mức thuế là 35%, trong đó 20% thuế nhập khẩu và 10% thuế VAT). PNJ đầu tư công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất cũng nhằm đáp ứng nhu cầu cho cả mảng bán lẻ lẫn bán sỉ.

Cho năm 2021, PNJ đặt kế hoạch doanh thu thuần trên 21 ngàn tỷ đồng và lãi ròng 1.23 ngàn tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 20% và 15% so với năm trước. Công ty dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20% cho năm nay.

Lãnh đạo PNJ chia sẻ, ước quý 1, tổng doanh thu của Công ty tăng 43% so cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế tăng hơn 26%.

Công ty lên kế hoạch chi tối đa 800 tỷ đồng để đầu tư tài sản cố định (CAPEX) trong năm 2021.

Kế hoạch gọi vốn riêng lẻ và phát hành ESOP cho 2020-2021

Tại Đại hội lần này, Ban lãnh đạo PNJ trình lấy ý kiến cổ đông để phát hành riêng lẻ tối đa 15 triệu cp. Nguồn vốn huy động được dự kiến sẽ tài trợ cho kế hoạch mở rộng chuỗi bán lẻ, nâng cấp năng lực sản xuất và cung ứng, tài trợ cho quá trình chuyển đổi số,…

Đối với phương án ESOP cho năm 2020 (phương án đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2020 và sẽ thực hiện phát hành trong năm 2021), PNJ trình cổ đông thông qua việc phát hành trên 3.6 triệu cp, tương ứng với 1.5% lượng cổ phiếu lưu hành sau khi hoàn tất đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ nói trên. Giá phát hành trong đợt ESOP dành cho 2020 là 10,000 đồng/cp.

Cũng tại Đại hội lần này, Ban lãnh đạo Công ty tiếp tục trình cổ đông thông qua phương án phát hành ESOP cho năm 2021 với tỷ lệ tối đa 1.5% và giá phát hành là 20,000 đồng/cp. Tỷ lệ phát hành sẽ được tính toán dựa trên thành tích lợi nhuận sau thuế của PNJ trong năm 2021.

Tỷ lệ phát hành ESOP cho năm 2021 của PNJ
Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2021 của PNJ

 

Chủ tịch Cao Thị Ngọc Dung nói tại Đại hội, chiến lược của PNJ 5 năm tới là tăng tốc, và nhu cầu vốn là điều thiết yếu. Hiện, vốn vay ngắn hạn của PNJ là 3,200 tỷ đồng, không thể dùng cho mục tiêu dài hạn.

Phần lớn nguồn vốn huy động từ đợt phát hành riêng lẻ sẽ được PNJ tài trợ cho kế hoạch mở rộng chuỗi bán lẻ. Giai đoạn 2021-2022, mỗi năm PNJ sẽ mở mới 40-45 cửa hàng. Với mục tiêu này, Công ty không thể sử dụng vốn ngắn hạn. Điều này tương tự cho kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất, cũng cần nguồn vốn dài hạn.

Bên cạnh đó, PNJ dự kiến đầu tư khoảng 20% lượng vốn huy động được trong đợt phát hành riêng lẻ sắp tới cho quá trình chuyển đổi số.

 

ĐHĐCĐ thường niên 2021 cũng tiến hành bầu thay thế 2 vị trí trong HĐQT cho nhiệm kỳ 2021-2026.

Thừa Vân

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ Eximbank: Bầu Chủ tịch Bamboo Capital vào HĐQT

Sáng 26/04, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng vốn, dời trụ sở...

Doanh thu quý 1 tăng ngàn tỷ, vì sao lợi nhuận Sabeco chỉ nhích nhẹ?

Nhu cầu tiêu thụ bia cải thiện giúp doanh thu quý 1/2024 của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) tăng gần 1,000 tỷ đồng so với cùng...

ĐHĐCĐ Sacombank: Điểm cuối của hành trình tái cơ cấu

Sáng ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi...

Lợi nhuận quý 1 của TIP gấp hơn 2 lần cùng kỳ

Nhờ khoản hoàn nhập dự phòng của CTCP Cà phê Olympic, CTCP Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa (HOSE: TIP) báo lãi ròng quý 1/2024 gấp hơn 2 lần cùng kỳ, đạt hơn...

ĐHĐCĐ HTI: Muốn lấn sân mảng khu công nghiệp

“Thời gian tới, mục tiêu cốt lõi của công ty là phát triển dự án mới. Trong đó, có mảng khu công nghiệp và cụm công nghiệp” - ông Nguyễn Hồng Hải – Chủ tịch HĐQT...

ĐHĐCĐ TMS: Cơ sở nào để đặt mục tiêu lãi trước thuế gấp đôi?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Transimex (HOSE: TMS) thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế gần 419 tỷ đồng, gấp đôi thực hiện năm trước. Công ty đặt nhiều kỳ...

MSB lãi trước thuế quý 1 hơn 1,530 tỷ đồng, tỷ lệ CASA đạt 29.21%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) lãi trước thuế hơn 1,530 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ...

ĐHĐCĐ Siba Group: Tăng lợi nhuận 25%, ông Trương Sỹ Bá tham gia ban điều hành

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 25/04, CTCP Tập đoàn Cơ khí Công nghệ cao Siba (Siba Group, HOSE: SBG) đặt mục tiêu gia tăng về cả doanh thu và lợi nhuận...

Tiếp tục "thu hời" từ chứng khoán, ACB lãi trước thuế quý 1 gần 4,900 tỷ đồng

BCTC hợp nhất vừa công bố của Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) cho thấy lãi trước thuế trong quý 1/2024 đạt hơn 4,892 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% so với...

Dự báo bấp bênh, Petrolimex đặt mục tiêu 2024 giảm 27% lợi nhuận

Theo tài liệu ĐHĐCĐ 2024, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) dự báo tình hình năm nay có nhiều yếu tố không thuận lợi. Do đó, dự kiến trình mục tiêu...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98