Fed phát tín hiệu nâng lãi suất vào tháng 3/2022

27/01/2022 02:00
27-01-2022 02:00:00+07:00

Fed phát tín hiệu nâng lãi suất vào tháng 3/2022

Đối mặt với tình trạng biến động mạnh trên thị trường tài chính và lạm phát cao kéo dài, Fed đã phát tín hiệu sẽ sớm có đợt nâng lãi suất đầu tiên trong hơn 3 năm.

Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) cho biết một đợt nâng lãi suất khoảng 0.25 điểm phần trăm có thể sắp diễn ra. Đây sẽ là đợt nâng lãi suất đầu tiên kể từ tháng 12/2018.

Chủ tịch Jerome Powell nói thêm Fed có thể hành động quyết liệt hơn. “Tôi nghĩ Fed có dư địa để nâng lãi suất mà không đe dọa tới thị trường lao động”, ông Powell cho biết tại cuộc họp báo. Chỉ số Dow Jones lập tức chuyển đỏ sau nhận định này của ông Powell.

Chủ tịch Jerome Powell

Tuyên bố từ phía FOMC được đưa ra trong bối cảnh lạm phát đang ở mức cao nhất trong gần 40 năm. Mặc dù động thái này dường như đã được truyền tải rất nhiều trong vài tuần qua, nhưng thị trường gần đây vẫn trồi sụt mạnh vì nhà đầu tư lo ngại Fed có thể thắt chặt chính sách mạnh hơn dự báo.

Tuyên bố sau cuộc họp từ FOMC không cung cấp thời điểm nâng lãi suất cụ thể, mặc dù vẫn có tín hiệu ám chỉ tới tháng 3/2022. 

“Với lạm phát trên mức 2% và thị trường lao động mạnh, Ủy ban dự kiến sẽ sớm nâng lãi suất”, FOMC cho biết trong tuyên bố. Cuộc họp sắp tới của Fed dự kiến diễn ra trong tháng 3/2022.

Bên cạnh đó, Ủy ban lưu ý chương trình mua trái phiếu hàng tháng sẽ diễn ra ở mức 30 tỷ USD trong tháng 2/2022. Điều này cho thấy chương trình này có thể kết thúc vào tháng 3/2022, vừa kịp lúc cho đợt nâng lãi suất đầu tiên. Sau đó trong cuộc họp báo, ông Powell cho biết chương trình mua tài sản trên thực tế có thể kết thúc trong tháng 3/2022.

Tuyên bố mới nhất không tiết lộ về thời điểm Fed có thể bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán gần 9,000 tỷ USD. Tuy nhiên, FOMC có đưa ra một tài liệu phác thảo “nguyên tắc cho việc giảm bớt quy mô của bảng cân đối kế toán”. Tuyên bố này được mở đầu với việc Fed đang chuẩn bị cho phương án "giảm đáng kể" các tài sản đang nắm giữ.

Theo FOMC, lãi suất chuẩn “là công cụ chính để điều chỉnh lập trường về chính sách tiền tệ”. Ủy ban lưu ý thêm việc giảm bớt quy mô của bảng cân đối kế toán sẽ diễn ra sau khi quá trình nâng lãi suất bắt đầu và sẽ diễn ra “theo một lộ trình có thể dự đoán trước được” bằng cách điều chỉnh lượng tiền mà Fed sẽ tái đầu tư khi trái phiếu đến hạn và lượng tiền mà Fed sẽ rút lại hoàn toàn.

“Ủy ban sẵn sàng điều chỉnh các chi tiết của phương pháp giảm quy mô bảng cân đối kế toán tùy theo diễn biến kinh tế và tài chính”, trích từ tài liệu của Fed.

“Tuyên bố của Fed là một tín hiệu rõ ràng cho thấy họ sẽ nâng lãi suất vào tháng 3/2022”, Michael Pearce, Chuyên gia kinh tế cấp cao tại Capital Economics, cho hay. “Kế hoạch của Fed còn phát đi tín hiệu cho thấy, họ có thể đưa ra thông báo về việc cắt giảm quy mô bảng cân đối kế toán ngay trong cuộc họp tới và điều này làm Fed có vẻ diều hâu hơn đôi chút so với dự báo của chúng tôi”.

Trước đó, giới đầu tư đã dự báo Fed sẽ phát tín hiệu về các đợt nâng lãi suất đầu tiên và thị trường đã phản ánh một kế hoạch nâng lãi suất quyết liệt hơn so với những gì Fed đã tiết lộ trong cuộc họp tháng 12/2021. Tại thời điểm đó, FOMC dự kiến nâng lãi suất 3 lần trong năm nay, trong khi thị trường hiện kỳ vọng Fed sẽ nâng lãi suất 4 lần trong năm 2022.

Các quan chức Fed gần đây bày tỏ lo ngại về lạm phát kéo dài sau nhiều tháng giữ quan điểm áp lực về giá cả chỉ là “tạm thời”. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 7% so với cùng kỳ, mức tăng mạnh nhất kể từ mùa hè năm 1982.

Tình trạng lạm phát cao kéo dài khiến các quan chức suy nghĩ lại về chính sách tiền tệ siêu nới lỏng đã đưa ra trong kỷ nguyên đại dịch. Fed đã giảm lãi suất xuống 0-0.25% trong những ngày đầu dịch bệnh ập đến, đồng thời mua 120 tỷ USD trái phiếu Chính phủ và chứng khoán đảm bảo bằng khoản thế chấp mỗi tháng.

Chương trình mua tài sản đã thổi phồng bảng cân đối kế toán của Fed lên gần 9,000 tỷ USD. Các thành phần tham gia thị trường kỳ vọng Fed sẽ chờ đợi thêm một vài tháng trước khi cho phép một phần trái phiếu đáo hạn mà không tái đầu tư. Hiện tại, Fed đang tái đầu tư tất cả lượng tiền từ những trái phiếu đến hạn.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Airbnb kinh doanh ra sao trên toàn cầu?

Airbnb (nền tảng trực tuyến kết nối chủ nhà có phòng trống với khách du lịch cần nhu cầu thuê chỗ ở ngắn hạn) hiện diện ở hơn 220 quốc gia và khu vực với hơn 100...

Nhà xuất khẩu Mỹ tìm cách tận dụng thuế đối ứng để bán hàng

Các nhà xuất khẩu Mỹ đã thúc giục chính quyền Tổng thống Donald Trump gây áp lực, buộc các nước liên quan dỡ bỏ rào cản thương mại nếu không sẽ bị “tính” vào thuế...

Thước đo lạm phát yêu thích của Fed tăng vượt dự báo

Thước đo lạm phát yêu thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 2, gióng lên hồi chuông cảnh báo cho nỗ lực kiềm chế giá cả của cơ...

Trump vừa áp thuế 25%, vừa muốn các hãng xe không tăng giá bán

Trong một cuộc gọi đầy căng thẳng với các CEO hàng đầu của ngành công nghiệp ô tô Mỹ cách đây không lâu, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra cảnh báo: Họ tốt hơn nên...

Ngành ôtô toàn cầu hỗn loạn do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến ngành công nghiệp ôtô toàn cầu gặp khó khăn, giảm sản lượng và tăng giá xe.

Trung Quốc tiến hành các thủ tục tiếp theo trong vụ kiện Mỹ lên WTO

Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc nêu rõ Bắc Kinh sẽ tiến hành các bước tiếp theo trong vụ kiện Mỹ theo đúng quy định của WTO.

Trump dọa áp thuế "cao hơn nhiều" nếu EU và Canada hợp tác chống lại Mỹ

Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ áp đặt thuế quan "cao hơn nhiều" với Liên minh châu Âu (EU) và Canada nếu họ hợp tác chống lại các biện pháp thuế quan thương mại...

Bill Gates: 10 năm tới, AI sẽ thay thế bác sĩ và giáo viên, con người không còn cần thiết trong hầu hết lĩnh vực

Trong thập kỷ tới, những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ khiến con người không còn cần thiết "trong hầu hết lĩnh vực" trên thế giới.

Trump áp thuế xe ô tô, ai cũng thiệt, riêng Tesla của Elon Musk hưởng lợi lớn

Trong khi vô số hãng xe chịu thiệt hại sau khi Trump áp thuế 25% với ô tô nhập khẩu, Tesla của Elon Musk nổi lên như công ty hưởng lợi hiếm hoi.

Lối đi nào cho châu Á trước làn sóng hàng giá rẻ từ Trung Quốc?

Triển vọng kinh tế của châu Á đang trở nên ảm đạm trong bối cảnh bất ổn thương mại gia tăng. Theo dự báo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98