Sao đổi ngôi trong lợi nhuận ngân hàng quý 1/2022

11/05/2022 13:00
11-05-2022 13:00:00+07:00

Sao đổi ngôi trong lợi nhuận ngân hàng quý 1/2022

Quý đầu năm 2022 đánh dấu bước ngoặt lớn trong hệ thống ngân hàng khi cuộc đua về lợi nhuận có sự thiết lập trật tự hoàn toàn mới.

Vietcombank mất ngôi vị quán quân

Cuộc rượt đuổi về lợi nhuận giữa các nhà băng trong quý 1 diễn ra đầy bất ngờ khi ngôi vị quán quân đã tuột khỏi tay Vietcombank (VCB) - ngân hàng luôn đứng đầu về lợi nhuận trong nhiều năm.

Theo đó, với lãi trước thuế gấp 2.8 lần cùng kỳ năm trước, đạt hơn 11,146 tỷ đồng, VPBank nghiễm nhiên soán ngôi vương lợi nhuận ngân hàng trong quý 1 của Vietcombank.

Theo lý giải từ VPBank, có được kết quả này là nhờ nhà băng đã nhận được khoản phí hỗ trợ từ thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm giữa Ngân hàng và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam.

Trật tự mới quý đầu năm nay một lần nữa thay đổi khi 2 gương mặt “Big 4” là VietinBank và BIDV bị bỏ lại phía sau, nhường chỗ cho Techcombank (TCB) và MB (MBB). Trong đó, TCB đạt thành tích 6,785 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng đến 23% so cùng kỳ. Còn MBB thu được 5,910 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 29%.

Lối mòn về thứ bậc của hệ thống ngân hàng đã không còn nữa, thay vào đó là một trật tự hoàn toàn mới vô cùng ấn tượng, hứa hẹn tạo thêm nhiều làn gió mới. Giờ đây, “Big 4” ngân hàng không hẳn chỉ dùng cho những anh lớn gốc “Nhà nước”, mà các nhà băng tư nhân đang dần khẳng định mình, tạo ra cuộc cạnh tranh ngày càng gắt gao.

Eximbank dẫn đầu tốc độ tăng trưởng

Theo dữ liệu thống kê của VietstockFinance, tổng lợi nhuận trước thuế của 27 ngân hàng đã công bố BCTC quý 1 đạt 68,199 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng năm trước.

Nguồn: VietstockFinance

Đáng chú ý, trong khi quý 1 năm trước Eximbank là nhà băng có lợi nhuận giảm mạnh nhất thì sang năm nay, ngân hàng này có lợi nhuận trước thuế tăng mạnh nhất trong hệ thống, gấp 3.8 lần cùng kỳ năm trước, đạt gần 809 tỷ đồng. Nguyên nhân là nhờ thu nhập lãi thuần tăng 81% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 50%.

Ở chiều ngược lại, nhiều ngân hàng có lợi nhuận đi lùi  so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do tăng mạnh trích lập dự phòng.

Saigonbank thực hiện được hơn phân nửa kế hoạch sau quý đầu năm

Nguồn: VietstockFinance

Năm 2022, Saigonbank (SGB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 190 tỷ đồng, tăng hơn 23% so với kết quả năm 2021. Với lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt gần 99 tỷ đồng, tăng 68%, nhà băng này đã thực hiện được hơn phân nửa kế hoạch sau quý đầu năm.

Trong khi đó, một số nhà băng lại có tiến độ thực hiện kế hoạch lợi nhuận thấp khi tỷ lệ chỉ từ 10 - 19% sau quý đầu năm.

Ái Minh 

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Muốn tăng vốn khủng, Bac A Bank chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận khiêm tốn trong năm 2025

Ngân hàng TMCP bắc Á (Bac A Bank, HNX: BAB) công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 với kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi nhuận và tăng vốn điều lệ.

Tập đoàn Bảo Việt đạt hơn 2,000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất 2024

Tập đoàn Bảo Việt (HOSE: BVH) công bố kết quả kinh doanh kiểm toán năm 2024 với Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

ĐHĐCĐ Timexco: Nâng nhẹ cổ tức, sẽ thuê thêm các cây xăng mới

ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Timexco được tổ chức vào sáng ngày 31/03/2025. Các nội dung thông qua gần như tương tự tài liệu đã công bố, ngoại trừ thay đổi ở một số...

NET chi cổ tức kỷ lục 65%, cài số lùi lợi nhuận 2025

Bột giặt NET tiếp tục duy trì chính sách cổ tức hấp dẫn khi đề xuất mức chi trả 65% bằng tiền cho năm 2024. Dù vậy, kế hoạch 2025 của Doanh nghiệp đặt ra 2 kịch bản...

VRE đặt mục tiêu lãi kỷ lục, đưa vào thị trường gần 120,000m2 GFA mặt sàn bán lẻ

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, HĐQT CTCP Vincom Retail (HOSE: VRE) xác định năm 2025 tiếp tục giữ vững vị thế chủ đầu tư bất động sản bán lẻ số một về độ phủ và...

Cổ tức kỷ lục tại doanh nghiệp sản xuất vàng hiếm hoi trên sàn, thị giá từng vượt 300,000 đồng/cp

Sau năm 2024 lãi đột biến, KSV quyết định chia cổ tức tiền mặt 20%, mức cao nhất từ trước đến nay. Trên sàn chứng khoán, sau đợt tăng nóng lên trên 300,000 đồng/cp...

OCB đặt mục tiêu lãi trước thuế 2025 tăng 33%, chia cổ tức tiền mặt 

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 với tờ trình về kế hoạch kinh doanh, tăng vốn điều lệ, phân phối lợi nhuận, bầu...

Chủ tịch và Tổng Giám đốc Bảo hiểm Petrolimex nhận thù lao hơn 2 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024, Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc của Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, HOSE: PGI) lần lượt nhận thù lao hơn 2.7 tỷ đồng...

ABC báo lãi thấp nhất 17 năm, không chia cổ tức 2024

Vướng vào tranh chấp pháp lý quốc tế, lợi nhuận 2024 của CTCP Truyền thông VMG (UPCoM: ABC) giảm sâu. Song song đó, Công ty cũng sẽ không chia cổ tức để bảo toàn...

Petrosetco kỳ vọng lãi sau thuế 244 tỷ, chuẩn bị cho sự kiện PVN thoái vốn

Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, HOSE: PET) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 vào sáng 25/04 tại TPHCM, dự kiến thông qua các mục tiêu quan trọng cho...


TIN CHÍNH

Những điểm nghẽn làm miền Tây tụt hậu

Những điểm nghẽn làm miền Tây tụt hậu

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nông nghiệp trọng yếu của cả nước, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, khu vực này đóng góp rất khiêm tốn cho tăng trưởng kinh tế chung cả nước, cho thấy có nhiều điểm nghẽn trong thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp (DN) tư nhân, dẫn tới vòng xoáy đi xuống và sự tụt hậu của ĐBSCL.




Hotline: 0908 16 98 98