Điều gì xảy ra nếu OPEC loại Nga khỏi thỏa thuận sản lượng khai thác dầu?

02/06/2022 08:17
02-06-2022 08:17:48+07:00

Điều gì xảy ra nếu OPEC loại Nga khỏi thỏa thuận sản lượng khai thác dầu?

Dù không phải là một thành viên OPEC, Nga đã phối hợp điều tiết sản lượng dầu với OPEC kể từ năm 2016. Liên minh OPEC+ kiểm soát hơn một nửa sản lượng dầu của thế giới, mang lại cho Moscow một ảnh hưởng lớn đối với thị trường...

Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters.

Một số thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đang xem xét ý tưởng loại Nga khỏi một thỏa thuận về sản lượng khai thác dầu, trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt của phương Tây bắt đầu hạn chế khả năng của Nga trong việc tăng sản lượng dầu - nguồn tin là quan chức OPEC tiết lộ với tờ Wall Street Journal.

Theo tờ báo này, việc loại Nga thỏa thuận sản lượng có thể mở đường để Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và các nước khác trong OPEC bơm thêm nhiều dầu. Đây là điều mà Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi OPEC thực hiện kể từ khi chiến tranh Nga-Ukraine đẩy giá dầu thế giới nhảy vọt qua mốc 100 USD/thùng.

Năm ngoái, Nga - một trong 3 nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới - nhất trí với OPEC và 9 nước ngoài OPEC khác về việc sẽ tăng sản lượng khai thác dầu hàng tháng. Tuy nhiên, sản lượng dầu năm nay của Nga được dự báo giảm khoảng 8%. Hiện chưa rõ Nga có đồng ý với việc nước này bị loại khỏi thỏa thuận sản lượng của hay không.

OPEC và 10 nước ngoài khối này hợp thành liên minh OPEC+.

Đến nay, OPEC chưa có động thái chính thức nào về tăng sản lượng dầu mạnh hơn để bù đắp cho phần sản lượng mất mát của Nga. Tuy nhiên, một số nước vùng Vịnh đã bắt đầu lên kế hoạch tăng sản lượng nhanh hơn sau vài tháng nữa - nguồn tin tiết lộ.

OPEC+, với 13 thành viên OPEC và 10 nước ngoài OPEC dẫn đầu là Nga, sẽ có cuộc họp về sản lượng vào ngày thứ Năm tuần này. Theo dự báo, liên minh sẽ phê chuẩn kế hoạch tăng sản lượng khai thác dầu thêm 432.000 thùng/ngày so với mức bình quân của tháng trước trong vòng 1 tháng, như đã thỏa thuận từ trước nhằm đưa sản lượng dầu của cả liên minh trở lại mức trước đại dịch.

Mỹ và EU vẫn cho rằng tốc độ tăng sản lượng như vậy là không đủ để bình ổn thị trường dầu, nhưng OPEC+ từ chối hành động mạnh hơn và giữ vững kế hoạch đã vạch ra - một kế hoạch mà Nga giữ vai trò chủ chốt.

Dù không phải là một thành viên OPEC, Nga đã phối hợp điều tiết sản lượng dầu với OPEC kể từ năm 2016. Liên minh OPEC+ kiểm soát hơn một nửa sản lượng dầu của thế giới, mang lại cho Moscow một ảnh hưởng lớn đối với thị trường.

Giờ đây, các nước thành viên của OPEC, đặc biệt là nhóm chủ chốt gồm các nước ở vùng Vịnh, đã bắt đầu bàn đến việc liệu Nga có phải dừng tham gia vào việc tăng sản lượng theo kế hoạch của liên minh - nguồn tin cho hay. Sản lượng dầu của Nga đã giảm kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin hạ lệnh mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine. Theo chính dự báo của Nga, sản lượng dầu của nước này sẽ còn tiếp tục giảm.

“Tất cả chúng tôi đều nhất trí rằng về mặt kỹ thuật, Nga không còn tham gia thực chất vào thỏa thuận sản lượng nữa”, một quan chức OPEC nói với Wall Street Journal.

Nguồn tin cho biết OPEC bắt đầu thảo luận viề việc loại Nga khỏi thỏa thuận sản lượng từ trước khi Liên minh châu Âu (EU) nhất trí cấm vận dầu Nga và không cho phép các công ty bảo hiểm cung cấp hợp đồng cho dầu Nga. Tuy nhiên, lệnh cấm vận này đã khiến OPEC đẩy mạnh cuộc thảo luận về vấn đề này.

Trước đây, OPEC từ hoãn các yêu cầu về sản lượng đối với các thành viên gặp trở ngại, bao gồm Iran khi nước này bị trừng phạt hồi thập niên 1990. Libya, Venezuela và Iran hiện đều được miễn bất kỳ nghĩa vụ sản lượng nào trong OPEC. Về phần mình, Nga đã không đạt mục tiêu sản lượng, được gọi là hạn ngạch (quota) trong OPEC+, mấy tháng nay.

“Việc yêu cầu Nga phải đáp ứng sản lượng không còn nghĩa lý gì”, một quan chức OPEC nói.

Cho dù OPEC có làm gì, nhiều khả năng khối này vẫn sẽ cố gắng duy trì mối quan hệ đồng minh với Nga, chờ đến ngày sản lượng dầu của Nga hồi phục. Cho dù sản lượng dầu của Nga có giảm, nước này vẫn là quốc gia sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Saudi Arabia.

Dù vậy, một số quan chức vẫn lo ngại rằng việc loại Nga khỏi thỏa thuận sản lượng sẽ làm suy yếu sự gắn kết trong OPEC+. Nga vẫn duy trì ảnh hưởng lớn trong liên minh này, cho dù có tham gia vào việc tăng, giảm sản lượng hay không. Không có Nga, “khái niệm OPEC+ còn lại gì?” một quan chức OPEC đặt câu hỏi.

Trong tương lai, khi OPEC+ nhận thấy phải cắt giảm sản lượng - một việc luôn khó vì đồng nghĩa với các nước thành viên giảm nguồn thu – Nga sẽ dễ dàng từ chối. “Mối nguy của việc để Nga trở thành một nước không bị áp sản lượng dầu nằm ở chỗ trong tương lai, nếu OPEC+ phải giảm sản lượng, Nga sẽ không chấp nhận”, vị quan chức nói.

Trong mấy tuần gần đây, đại diện của Nga tại các cuộc họp nội bộ của OPEC+ về khía cạnh kỹ thuật của thị trường dầu đã gây sức ép đòi nhóm phải điều chỉnh giảm dự báo nhu cầu dầu trong bối cảnh giá tăng - nguồn tin là quan chức OPEC cho hay. Nếu OPEC nhận thấy nhu cầu dầu giảm xuống, nhóm này sẽ khó tăng sản lượng, theo nguồn tin.

An Huy

VnEconomy







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dầu WTI tăng gần 2%, vượt mức 83 USD/thùng

Giá dầu WTI tăng gần 2% vào ngày thứ Ba (23/04) lên trên mức 83 USD/thùng, nhờ sự lạc quan rằng dữ liệu sản xuất yếu có thể đẩy nhanh việc hạ lãi suất.

Dầu giảm nhẹ khi căng thẳng ở Trung Đông dịu bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (22/04), sau khi Iran cho biết sẽ không leo thang xung đột với Israel.

Đề xuất cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện dự án sử dụng LNG nhập khẩu

Theo dự thảo Nghị định, đến năm 2030, Chính phủ quy định tỷ lệ điện năng qua hợp đồng mua bán điện dài hạn ở mức tối thiểu bằng 70% trong thời gian trả nợ của dự án...

Dầu giảm mạnh trong tuần qua

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm mạnh trong tuần qua khi nhà đầu tư nhận thấy rủi ro hạn chế rằng cuộc tấn công trả đũa của Israel vào Iran sẽ gây ra một cuộc...

Dầu tăng 4%, vàng thế giới lập đỉnh mới sau thông tin về vụ nổ ở Iran

Giá dầu và vàng tăng vọt sau khi xuất hiện thông tin xảy ra vụ nổ ở gần thành phố Isfahan của Iran.

Điện khí LNG có giá tới 2.800 đồng/kWh, nhiều đề xuất khó cho đàm phán mua điện

Điện khí LNG góp phần giảm phát thải, song giá thành điện khí LNG sẽ ở mức 2.400 - 2.800 đồng/kWh. Trong khi đó tỷ trọng điện khí ngày càng tăng khiến việc đàm phán...

Dầu diễn biến trái chiều khi lo ngại về xung đột giảm bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai diễn biến trái chiều vào ngày thứ Năm (18/04) khi nhà đầu tư giảm bớt lo ngại về một cuộc chiến giữa Israel và Iran có thể làm gián...

Giá dầu thế giới có chạm mốc 100 USD mỗi thùng trong năm nay hay không?

Trong Báo cáo Nghiên cứu Toàn cầu, Ngân hàng Bank of America đã nâng dự báo giá dầu Brent và WTI năm 2024, với lý do căng thẳng địa chính trị leo thang và OPEC+ duy...

Dầu sụt hơn 3%, dầu Brent giảm về 87 USD/thùng

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm hơn 3% vào ngày thứ Tư (17/04), khi thị trường loại bỏ nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh rộng hơn giữa Israel và Iran.

Vì sao giá dầu thế giới đứng vững sau cuộc tấn công của Iran tại Israel?

Giới chuyên gia nhận định phản ứng của Israel sẽ thận trọng và có kiểm soát, trong khi Iran cũng sẽ không làm tình hình căng thẳng thêm, do muốn tiếp tục xuất khẩu...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98