GDP quý 3/2022 của Việt Nam tăng 13.67%, vượt mọi dự báo

29/09/2022 09:08
29-09-2022 09:08:00+07:00

GDP quý 3/2022 của Việt Nam tăng 13.67%, vượt mọi dự báo

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê (TCTK) vừa công bố, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3/2022 ước tính tăng 13.67% so với cùng kỳ năm trước, do quý 3/2021 là thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh.

* GDP quý 2 năm 2022 tăng 7.72%

GDP quý 3/2022 đã tăng mạnh vượt mọi dự báo

Theo Báo cáo của TCTK, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.24%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12.91%; khu vực dịch vụ tăng 18.86%. Về sử dụng GDP quý 3/2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 10.08% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 38.21% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 8.7%, đóng góp 21.13%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9.32%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2.72%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 40.66%.

GDP 9 tháng đầu năm 2022 tăng 8.83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022, các hoạt động sản xuất kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,99%, đóng góp 4,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9.44%, đóng góp 41.79%; khu vực dịch vụ tăng 10.57%, đóng góp 54.17%.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành chăn nuôi phát triển ổn định, khai thác gỗ được đẩy mạnh; sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng khá đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trong đó, ngành nông nghiệp 9 tháng năm 2022 tăng 2.43% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0.22 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 5.2% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0.03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4.43%, đóng góp 0.12 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp có xu hướng phục hồi nhanh với mức tăng 9 tháng năm 2022 đạt 9.63% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 3,25 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 10.69%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2011, 2017 và 2018, đóng góp 2.74 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 8.55%, đóng góp 0.59 điểm phần trăm.

Khu vực dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng 9 tháng năm 2022 đạt 10.57%, cao nhất của 9 tháng các năm 2011-2022. Một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như sau: Ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10.24% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 1 điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi tăng 14.2%, đóng góp 0.83 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 41.7%, đóng góp 0.81 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9.05%, đóng góp 0.52 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 7.65%, đóng góp 0.5 điểm phần trăm. Riêng ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 2.67%, làm giảm 0.04 điểm phần trăm do dịch COVID-19 đã được kiểm soát.

Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11.27%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38.69%; khu vực dịch vụ chiếm 41.31%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8.73%.

Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7.26% so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp 44.46% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 5.59%, đóng góp 18.46%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8.94%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4.74%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 37.08%.

Nhật Quang

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phát triển Trung tâm tài chính sẽ nâng cao uy tín và sức hấp dẫn của Việt Nam

Việc phát triển các Trung tâm tài chính (TTTC) sẽ nâng cao uy tín và sức hấp dẫn của Việt Nam, thu hút vốn đầu tư quốc tế, đóng góp vào GDP, tạo thêm việc làm và...

Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva thông báo chính phủ nước này đã quyết định công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, đưa Brazil vào nhóm hơn 70 quốc...

Tổng Bí thư: Dự kiến sau sáp nhập sẽ còn 34 tỉnh, thành và 5.000 xã, phường

Tổng Bí thư cho biết trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay dự kiến sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố; không tổ chức cấp huyện và sẽ tổ chức lại còn...

Tăng trưởng mà ít lệ thuộc vào mức cung tiền: Hãy học Singapore

Với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào ngân hàng như Việt Nam, mức tăng trưởng tín dụng hàng năm luôn đóng một vai trò quan trọng để hỗ trợ tăng trưởng, tuy nhiên...

TP.HCM có kế hoạch khẩn về sáp nhập xã, xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp

Sở Nội vụ sẽ tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền 2 cấp, tham mưu UBND TP trình...

EVN cần chủ động cho kịch bản tăng trưởng điện rất cao trong năm 2025

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải chuẩn bị kịch bản tăng trưởng điện rất cao, thậm chí đến 14% để phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước từ 8% trở...

Bất ngờ quy mô kinh tế của 11 tỉnh, thành phố không thuộc diện sắp xếp

Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương dự kiến giữ...

Thủ tướng đề nghị Skoda Auto xây dựng hệ sinh thái công nghiệp ôtô ở Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Skoda Auto tăng cường và mở rộng đầu tư, kinh doanh và hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất ôtô; phát triển hệ sinh thái...

Phương án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã của TPHCM có gì đặc biệt?

Nếu tính theo con số cơ học từ các đề xuất sáp nhập của 22 quận, huyện và TP Thủ Đức, TPHCM sẽ còn gần 70 đơn vị hành chính cấp cơ sở và 1 thành phố.

Không phân biệt công chức cấp xã với cấp trung ương, cấp tỉnh, bảo đảm liên thông trong công tác cán bộ

Bộ Nội vụ đang đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến cán bộ, công chức khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở).


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98