Việc tăng lãi suất của Fed gần đây có ý nghĩa thế nào với Việt Nam?

20/12/2022 11:00
20-12-2022 11:00:00+07:00

Việc tăng lãi suất của Fed gần đây có ý nghĩa thế nào với Việt Nam?

ACBS duy trì kỳ vọng lãi suất chính sách chính có thể tăng dần 50 điểm cơ bản vào cuối năm 2022 và tăng thêm 100-200 điểm cơ bản vào năm 2023.

Bất chấp lạm phát cao ở Mỹ, cùng với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương lớn khác tăng lãi suất và chương trình thắt chặt định lượng của Fed, trong báo cáo cập nhật mới phát hành, Chứng khoán ACB (ACBS) duy trì kỳ vọng CPI năm 2022 của Việt Nam sẽ tăng trong khoảng 3.2-4% và vẫn nằm trong mục tiêu 4% của Chính phủ. Tuy nhiên, ACBS dự kiến những tác động gián tiếp của việc tăng giá xăng dầu và các chi phí điện, nước, y tế và giáo dục tăng trong năm 2023 sẽ gia tăng áp lực lên lạm phát và ACBS dự kiến lạm phát năm 2023 có thể đạt mức cao nhất 4.5% (vẫn trong mục tiêu 4.5% của Chính phủ cho năm 2023).

Bên cạnh đó, ACBS dự kiến thanh khoản hệ thống ngân hàng sẽ duy trì ở mức hiện tại để hỗ trợ VNĐ từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Cho nên, dự kiến lãi suất liên ngân hàng có thể tăng thêm 50-100 điểm phần trăm từ mức hiện tại trong tháng cuối của năm 2022 và có thể tăng thêm 50-100 điểm phần trong trong 6 tháng đầu năm 2023 khi Fed dự kiến tiếp tục tăng lãi suất. ACBS kỳ vọng NHNN sẽ tiếp tục duy trì chênh lệch lãi suất VNĐ và USD liên ngân hàng dương để hỗ trợ tỷ giá VND/USD, do đó, với việc lãi suất điều hành của Fed (FFR) tiếp tục cao và cao hơn vào cuối năm, ACBS không kỳ vọng NHNN sẽ hạ nhiều lãi suất liên ngân hàng trong những tháng tới. Ngoài ra, ACBS duy trì kỳ vọng lãi suất chính sách chính có thể tăng dần 50 điểm cơ bản vào cuối năm 2022 và tăng thêm 100-200 điểm cơ bản vào năm 2023.

ACBS cũng dự kiến những áp lực mất giá của VNĐ trong năm 2023 sẽ thấp khi:

Thứ nhất, USD suy yếu trong thời gian gần đây đã góp phần làm cho VNĐ mạnh. ACBS dự đoán xu hướng này có thể tiếp tục do Fed dự kiến giảm tốc độ tăng lãi suất vào năm 2023 và có thể dừng tăng lãi suất trong nửa cuối năm 2023.

Thứ hai, theo cổng thông tin của Chính phủ chuyên trang TPHCM, lượng kiều hối về TPHCM dự kiến đạt 6.8 tỷ USD trong năm 2022 (tăng so với 6.5 tỷ USD trong năm 2021).

Thứ ba, FDI giải ngân dự kiến tiếp tục tăng trưởng mạnh và giải ngân vốn FDI 11T2022 tiếp tục tăng 15.1% so với cùng kỳ, đạt 19.7 tỷ USD.

Thứ tư, rủi ro suy thoái gia tăng, đặc biệt là ở các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ, EU và Trung Quốc. May mắn thay, như trong dự báo kinh tế của Fed báo hiệu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 của Mỹ sẽ tiếp tục tăng 0.5% vào năm 2023, do đó, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, một trong những nguồn cung cấp USD chính, có thể vẫn khả quan vào năm 2023, mặc dù tốc độ tăng trưởng có thể chậm lại.

Thứ năm, ngày 15/12, NHNN niêm yết lại tỷ giá mua USD (là tỷ giá NHNN mua USD từ các NHTM), đây là thông tin tích cực đối với thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Động thái này báo hiệu NHNN sẽ bắt đầu mua lại ngoại tệ từ các NHTM có trạng thái ngoại tệ dương. Đây là thông tin rất tốt cho thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong thời điểm này bởi nếu NHNN mua vào USD sẽ trực tiếp bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng, giúp giảm bớt sự thiếu hụt thanh khoản cho hệ thống.

Nhìn chung, ACBS nhận định trung lập đối với tỷ giá trong 6 tháng đầu năm 2023 và dự kiến VNĐ có thể tăng giá nhẹ trong nửa sau năm 2023.

Hàn Đông

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Có nên nắm giữ DCM, IDC và VHM?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị tăng tỷ trọng DCM do luật VAT sửa đổi và động lực tăng trưởng từ mảng phân NPK; nắm giữ IDC do tình hình cho thuê đất KCN...

Góc nhìn tuần 24-28/02: Xác suất vượt 1,300 điểm tăng đáng kể?

Chứng khoán VNDIRECT nhận định các phiên giao dịch tiếp theo trong tuần tới vẫn sẽ gặp thử thách ở ngưỡng 1,300 điểm nhưng cũng đồng thời đánh giá khả năng vượt...

Không gian tăng trưởng của cổ phiếu ngân hàng trong 2025 sẽ rất cao?

Mặc dù cổ phiếu ngân hàng tăng rất tốt trong năm 2024, định giá của ngành ngân hàng vẫn đang ở trong vùng tích lũy, chưa về mức trung bình định giá 5-10 năm. Vì...

Góc nhìn 21/02: Kéo dài đà hồi phục?

Aseansc nhận thấy dòng tiền đang quay trở lại thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho đà hồi phục tiếp tục kéo dài trong những phiên tới.

Tổng Giám đốc Standard Chartered Việt Nam: “Tăng trưởng tín dụng 16% có thể đạt được”

Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Thúy Hạnh - Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam bên lề sự kiện “Tổng quan kinh tế Việt Nam và thế giới trong nửa đầu...

Góc nhìn 20/02: Hướng đến 1,300

Các công ty chứng khoán (CTCK) nhìn chung tỏ ra lạc quan khi VN-Index vừa có phiên 19/02 tích cực. Chỉ số hướng đến kiểm định vùng kháng cự mạnh của một năm qua.

Góc nhìn 19/02: Sáng cửa 1,300?

VPBankS đánh giá triển vọng VN-Index vượt 1,300 điểm đang sáng hơn với sự ủng hộ của thị trường thế giới.

Tỷ giá năm 2025 liệu có "nguội"?

Chuyên gia dự báo tỷ giá trong năm 2025 có thể thiết lập mặt bằng cao hơn, với mức biến động quanh 3% so với cuối năm 2024. Dù lạm phát có thể cao hơn, nhưng đổi...

Tổng Giám đốc VSDC: 1,200 nhà đầu tư ngoại đã áp dụng Non Pre-funding

Theo bà Tạ Thanh Bình - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC), giải pháp Non Pre-funding cho phép nhà đầu tư nước ngoài thực hiện...

Chính sách thuế quan Mỹ 2025: Việt Nam đứng ở đâu trong cuộc chơi?

Theo ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường VPBankS, Việt Nam có thể chịu tác động từ chính sách thuế quan của Donald Trump, nhưng mức độ ra sao còn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98