Tỷ giá năm 2025 liệu có "nguội"?

18/02/2025 12:05
18-02-2025 12:05:34+07:00

Tỷ giá năm 2025 liệu có "nguội"?

Chuyên gia dự báo tỷ giá trong năm 2025 có thể thiết lập mặt bằng cao hơn, với mức biến động quanh 3% so với cuối năm 2024. Dù lạm phát có thể cao hơn, nhưng đổi lại, Việt Nam đang đẩy mạnh tăng trưởng, giải ngân đầu tư công và thúc đẩy tín dụng.

Đó là chia sẻ của ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường VPBankS tại chương trình “Việt Nam và các chỉ số” ngày 17/02/2025.

Tỷ giá có thể biến động quanh 3% so với cuối 2024

Theo ông Sơn, nếu tham chiếu lại giai đoạn “Trump 1.0”, có thể thấy thời điểm đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Donald Trump chưa áp dụng chính sách thuế nào, thị trường vẫn ổn định trong khoảng một năm. Đến tháng 03/2018, khi Trump đưa ra chính sách thuế đầu tiên, tỷ giá của các thị trường bị ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam. Gần như mỗi lần có cập nhật về thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc, tỷ giá đều biến động mạnh.

Bước vào “Trump 2.0”, vừa qua cũng đã có hai giai đoạn tỷ giá Việt Nam tăng nhanh, bao gồm tháng 9-12/2024 khi Trump tranh cử và thắng cử; tháng 1-2/2025 khi Trump công bố áp thuế 25% đối với Canada, Mexico và sau đó là thêm 25% với thép và nhôm.

* Chính sách thuế quan Mỹ 2025: Việt Nam đứng ở đâu trong cuộc chơi?

Chuyên gia cho rằng đây là yếu tố nhiễu động lớn trong năm 2025. Tuy nhiên, ngay thời điểm đầu năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã dự báo trước những biến động có thể xảy ra bằng cách chủ động nới tỷ giá trung tâm lên mức cao nhất kể từ khi cơ chế này được áp dụng.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao khoảng 8%, đồng thời thực hiện chính sách nới lỏng tài khóa và tiền tệ. Ông Sơn cho rằng, điều này có thể ảnh hưởng đến tỷ giá, nhưng do NHNN đã có sự điều chỉnh từ đầu năm, do đó kỳ vọng biến động tỷ giá sẽ không quá ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán như năm 2024.

Dự báo trong năm nay, tỷ giá có thể lên mặt bằng cao hơn, với mức biến động quanh 3% so với cuối năm 2024. Dù lạm phát có thể cao hơn, nhưng đổi lại, Việt Nam đang đẩy mạnh tăng trưởng, giải ngân đầu tư công và thúc đẩy tín dụng.

Nguồn: Chương trình Việt Nam và các chỉ số ngày 17/02/2025

Chứng khoán Việt hóa “rắn vươn mình” từ nửa sau 2025

Trong năm 2024, thị trường biến động đúng như hình ảnh một chú rồng uốn lượn. Đến 2025, thị trường có nhiều điểm sáng như kinh tế vĩ mô tích cực, với mục tiêu tăng trưởng 8%. Thông thường, khi Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng cao, các chính sách đi kèm sẽ hỗ trợ như đẩy mạnh đầu tư công, tăng trưởng tín dụng, qua đó tạo thanh khoản cho thị trường, nhiều ngành nghề phục hồi.

Ngoài ra, chứng khoán Việt Nam cũng có cơ hội được nâng hạng từ thị trường Cận biên lên Mới nổi thứ cấp. Dự kiến tháng 3/2025, FTSE Russell sẽ cập nhật báo cáo cập nhật và kỳ vọng Việt Nam sẽ được nâng hạng vào tháng 9.

Về nhóm ngành, các lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán và bất động sản có thể phục hồi tốt, đặc biệt nhóm ngân hàng sẽ hưởng lợi lớn nếu tín dụng tăng từ 16 - 18%.

Nhóm bất động sản với nhiều cổ phiếu đang ở vùng đáy trong hai năm qua, nếu tín dụng được đẩy mạnh và các chính sách tháo gỡ khó khăn được thực thi, nhóm này có thể sớm phục hồi trong nửa đầu năm 2025.

Đầu tư công sẽ tiếp tục được thúc đẩy ngay từ đầu năm, giúp nhiều cổ phiếu tăng trưởng.

Nhìn chung, thị trường chứng khoán có thể rung lắc đầu năm nhưng sẽ tăng trưởng mạnh vào cuối năm. Với định hướng tăng trưởng mạnh, năm 2025 có thể là thời điểm Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, giống như hình ảnh một chú rắn vươn mình.

Ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường VPBankS chia sẻ tại chương trình “Việt Nam và các chỉ số” ngày 17/02/2025

Trong ngắn hạn, VN-Index tiếp tục đà tăng, thậm chí có thể lên 1,310 hoặc cao hơn. Tuy nhiên, sau đó khả năng điều chỉnh là rất cao. Hiện tại, dù có nhiều thông tin tích cực và nhiều nhóm ngành tăng trưởng tốt, nhưng thanh khoản vẫn chưa đủ mạnh để duy trì đà tăng bền vững.

Về thông tin vĩ mô, nhà đầu tư cần chờ thêm các yếu tố hỗ trợ như tăng trưởng tín dụng hay các kịch bản nâng hạng thị trường. Giai đoạn tích cực nhất có thể sẽ đến từ tháng 7 - 9, khi các yếu tố này được kích hoạt, giúp chỉ số vượt 1,300 điểm một cách mạnh mẽ hơn.

Huy Khải

FILI

- 11:03 18/02/2025







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 24/04: Hướng đến vùng 1,220 - 1,230 điểm?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index đang nỗ lực tạo vùng cân bằng quanh vùng giá 1,200 điểm và đang hướng đến vùng kháng cự 1,220 - 1,230 điểm.

Góc nhìn 23/04: Phục hồi?

TPS dự báo chỉ số VN-Index có thể tiếp tục quán tính phục hồi trong phiên kế tiếp và có tiềm năng kiểm định đường MA20 ngày quanh mốc 1,240 (+/-) điểm.

Chuyên gia VPBankS: Dựa vào kết quả kinh doanh để mua bán cổ phiếu trong ngắn hạn là không hiệu quả

Chia sẻ tại chương trình Việt Nam và các chỉ số ngày 21/04, ông Nguyễn Việt Đức - Giám đốc Kinh doanh Số VPBankS cho rằng, những doanh nghiệp công bố kết quả kinh...

Góc nhìn 22/04: Tăng giảm đan xen?

Sau phiên giảm điểm đầu tuần, các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng đây vẫn là điều bình thường, đồng thời nhận định các phiên tới đây thị trường sẽ tiếp tục dao...

Mua AST, HDG và PVI có khả quan?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan đối với AST vì sự phục hồi của ngành du lịch và động lực khi các nhà ga, sân bay mới đi vào hoạt động; mua HDG...

Góc nhìn tuần 21-25/04: Tìm lại vùng cân bằng?

VN-Index đang trong giai đoạn hình thành vùng cân bằng, theo đó được dự báo sẽ tiếp tục giằng co quanh 1,200-1,240 điểm. Các công ty chứng khoán (CTCK) đánh giá đây...

Chuyên gia Yuanta: Kinh tế Việt Nam có triển vọng dài hạn nhờ tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu

Sáng ngày 19/04, tại hội thảo From Asia to Vietnam do Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam tổ chức, các chuyên gia đã đưa ra các bình luận, dự báo về triển vọng kinh...

Công ty đại chúng, yếu tố 'then chốt' tại trung tâm tài chính quốc tế

Hệ thống doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK), giữ vai trò then chốt trong quá trình phát triển trung tâm tài chính...

Góc nhìn 18/04: Đi ngang đã là tích cực?

VPBankS nhận định với nền thanh khoản thấp, cơ hội để bứt phá ở thời điểm này là khó nhưng diễn biến đi ngang cũng là kịch bản tích cực.

Góc nhìn 17/04: Ưu tiên quản trị rủi ro

Các công ty chứng khoán (CTCK) nhìn chung đều tỏ ra cẩn trọng, đề cao quản trị rủi ro trong bối cảnh ngắn hạn là thị trường đối diện áp lực bán chốt lời lượng hàng...


TIN CHÍNH

Vinhomes làm rõ lợi ích tại loạt dự án

Vinhomes làm rõ lợi ích tại loạt dự án "mang tên, không sở hữu"

Khi thấy dự án mang tên "Vinhomes" nhưng chủ đầu tư là đơn vị khác, không chỉ cổ đông mà cả khách hàng cũng đặt câu hỏi: Ai thực sự sở hữu, ai đang hưởng lợi? Lãnh đạo Vinhomes đã lên tiếng làm rõ quyền thương hiệu và lợi ích thực chất trong các dự án không trực tiếp sở hữu.




Hotline: 0908 16 98 98