Đề xuất cho người lao động sử dụng sổ bảo hiểm xã hội để vay tiêu dùng

28/06/2023 14:14
28-06-2023 14:14:00+07:00

Đề xuất cho người lao động sử dụng sổ bảo hiểm xã hội để vay tiêu dùng

Để hỗ trợ người lao động đồng thời giảm thiểu tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân kiến nghị, nên xem xét nghiên cứu, cho người lao động sử dụng bảo hiểm xã hội để vay tiêu dùng ngắn hạn trong bối cảnh thu nhập giảm sút hoặc việc làm bấp bênh.

Nhiều lao động rút bảo hiểm xã hội một lần để trang trải khó khăn trước mắt của cuộc sống. Ảnh: TL

1,5 người tham gia có 1 người hưởng một lần

Theo thống kê của bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, trong giai đoạn 2016 - 2022, cả nước có 4,8 triệu người lao động đề nghị và được giải quyết hưởng BHXH một lần. Chỉ riêng trong 5 tháng đầu năm 2023, cơ quan BHXH đã giải quyết cho 547.989 người hưởng các chế độ BHXH một lần. Bình quân mỗi năm có hơn 591.000 người hưởng BHXH một lần, số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 12,3%.

Số liệu thống kê cũng cho thấy, giai đoạn 2016 - 2022, tổng số người tham gia BHXH tăng mới là trên 5,2 triệu người, trong đó số người hưởng BHXH một lần chưa quay trở lại tham gia BHXH là hơn 3,5 triệu người (tương đương tỷ lệ 1,5 người tham gia mới thì có 1 người hưởng BHXH một lần). Số người hưởng BHXH một lần trong giai đoạn 2016 - 2022 là những lao động có thời gian tham gia BHXH ngắn; hầu hết là dưới 10 năm. Cụ thể dưới 5 năm chiếm đến 66,6% số lượt người đề nghị hưởng, từ 5 năm đến dưới 10 năm chiếm 23,8%.

Liên quan đến tình trạng rút BHXH một lần, khảo sát công bố mới đây của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) cho thấy, có 14% người lao động tham gia khảo sát đã từng rút BHXH một lần. Trong số này, 61% cho biết nguyên nhân là do không có nguồn tiết kiệm, hoặc nguồn khác để bù đắp nguồn thu nhập bị mất khi không có việc, trong khi 14% lại là vì lý do lo lắng vào sự ổn định của chính sách BHXH. Khi được hỏi về khả năng đóng lại BHXH, 48% số lao động từng rút BHXH cho biết không muốn đóng lại.

Theo BHXH Việt Nam, thực trạng này rất đáng lo ngại, không chỉ gây thiệt thòi lớn về quyền lợi của người lao động mà còn tạo hệ lụy cho an sinh xã hội quốc gia khi dân số nước ta đang bắt đầu già hóa.

Cân nhắc giữa quyền lợi trước mắt và an sinh lâu dài

Kết quả khảo sát của Ban IV cho thấy, xu hướng rút BHXH một lần còn chưa dừng lại khi mà người lao động vẫn có nguy cơ bị mất việc rất cao trong nửa cuối năm 2023 và phần lớn trong số họ ít có nguồn tài chính dự trữ để duy trì cuộc sống trước mắt. Vì vậy, để hỗ trợ người lao động đồng thời giảm thiểu tình trạng rút BHXH một lần, Ban IV kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), BHXH Việt Nam cùng các cơ quan hữu quan xem xét nghiên cứu, cho người lao động sử dụng BHXH để vay tiêu dùng ngắn hạn trong bối cảnh thu nhập giảm sút hoặc việc làm bấp bênh. Đồng thời, cho phép doanh nghiệp, người lao động không phải thu, nộp kinh phí công đoàn cho cơ quan công đoàn cấp trên tới ít nhất là hết năm 2024 và giãn, hoãn các khoản thuế, phí khác để doanh nghiệp và người lao động dồn nguồn lực này cho người lao động trang trải trực tiếp các nhu cầu cuộc sống, nhằm giảm áp lực/kỳ vọng vào khoản tiền rút từ BHXH.

Ngoài ra, liên quan đến căn cứ tính đóng BHXH trong Dự thảo Luật BHXH sửa đổi, đề xuất giữ nguyên quy định hiện hành về căn cứ tính đóng BHXH, kết hợp với xác lập các biện pháp quản lý hiệu quả khác nhằm đảm bảo các mục tiêu toàn diện của chính sách đồng thời giảm áp lực về chi phí đóng cho cả người lao động và doanh nghiệp trong bối cảnh đối diện rất nhiều thách thức, khó khăn.

Xung quanh vấn đề trên, dưới góc độ cơ quan thực hiện chính sách, ông Nguyễn Thế Mạnh - Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, cơ bản các nước trên thế giới không có chuyện rút BHXH một lần khi chưa đến tuổi, chỉ trừ trường hợp mất sức lao động, đi định cư ở nước ngoài hay mắc bệnh hiểm nghèo. BHXH Việt Nam đã tuyên truyền, cảnh báo rất nhiều về được - mất của việc rút BHXH một lần tới người lao động. Vì vậy, người lao động cần cân nhắc kỹ giữa quyền lợi trước mắt và an sinh lâu dài trước khi quyết định rút BHXH một lần. Ông cũng cho biết, cơ quan BHXH đang phối hợp tích cực với Bộ LĐTBXH đề xuất sửa đổi Luật BHXH theo hướng vừa đảm bảo quyền lợi và đảm bảo an sinh lâu dài cho cho người lao động.

Để hạn chế tình trạng người lao động rút BHXH một lần, Bộ LĐTBXH đang đề xuất nhiều giải pháp. Trong đó, giải pháp trực tiếp là sửa đổi quy định về hưởng BHXH một lần trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) theo hai phương án.

Ngoài phương án giữ như quy định hiện hành, Bộ LĐTBXH đề xuất người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động hưởng chế độ BXHH khi đủ tuổi nghỉ hưu. Khi đó người lao động có 4 lựa chọn: nếu đóng tiếp thì cộng nối để hưởng lương hưu nếu đủ điều kiện; chưa đủ thời gian đóng thì được lựa chọn đóng một lần cho thời gian còn thiếu để hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp hàng tháng trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội; hưởng BHXH một lần...

Gần 2,9 triệu người hưởng bảo hiểm xã hội một lần làm ngoài nhà nước

Thống kê cho thấy, số lượng người lao động hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần trong giai đoạn 2016 - 2022 tập trung chủ yếu ở đối tượng đóng BHXH do người sử dụng lao động quyết định (ngoài Nhà nước) với tổng số 2.899.200 người, chiếm 90,74% tổng số người hưởng BHXH một lần. Sau đó là đối tượng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với 257.002 người và thấp nhất là đối tượng tự nguyện với 38.856 người.

Hà My

TBTCVN





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất dùng quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động

Ông Phạm Văn Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động  TP.HCM đã đề xuất dùng quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ lao động khi doanh nghiệp phá...

Những kịch bản trục lợi bảo hiểm từ vụng về đến tinh vi, khó phát hiện

Các doanh nghiệp bảo hiểm cho hay tình trạng trục lợi bảo hiểm đang có dấu hiệu gia tăng trở lại, với kịch bản đa dạng. Trong đó, tập trung chủ yếu vào hai tình...

Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2025: Ưu tiên đầu tư vào trái phiếu Chính phủ

Đây là kỳ họp đầu tiên sau khi Hội đồng Quản lý được kiện toàn với những quyết sách định hướng cho hoạt động của ngành Bảo hiểm xã hội trong năm 2025 và giai đoạn...

Mở rộng quyền lợi khám chữa bệnh BHYT

Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi được Quốc hội thông qua cuối năm 2024, sẽ có hiệu lực từ 1/7/2025. Luật sửa đổi lần này mở rộng nhiều quyền lợi thanh toán chi phí khám...

Không bỏ bảo hiểm xe máy vì phí 60.000 đồng, tai nạn bồi thường 150 triệu đồng

Cử tri tỉnh Bình Phước đề nghị cần đánh giá, làm rõ sự cần thiết của việc yêu cầu mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô - xe máy, nhằm tránh...

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng thêm nhiệm vụ mới

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng - Bộ trưởng Bộ Tài chính, kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.

Cần giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động và người sử dụng lao động đều mong muốn được giảm đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp xuống dưới 1%.

Soi “sức khỏe” hai doanh nghiệp vi phạm bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng

Điểm chung của hai doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ này là đều có “tiền sử” lỗ lũy kế hàng trăm tỷ đồng và lãi ròng bùng nổ vào năm 2023.

“Cả đời không thất nghiệp” về hưu được hưởng thêm trợ cấp?

Theo Tổng Liên đoàn Lao động, có những người lao động cả đời không thất nghiệp dù đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp tăng theo thâm niên, song không bao giờ được thụ...

Thay đổi cách tính lương hưu khu vực Nhà nước từ 2025

Từ 1/1/2025 cách tính lương hưu khu vực Nhà nước sẽ được tính theo cả quá trình đóng BHXH, không tính theo các năm cuối như quy định hiện hành.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98