KIDO sở hữu 68% thương hiệu Thọ Phát, đặt mục tiêu trở thành “bếp ăn quốc dân” tại Việt Nam

10/10/2023 15:48
10-10-2023 15:48:53+07:00

KIDO sở hữu 68% thương hiệu Thọ Phát, đặt mục tiêu trở thành “bếp ăn quốc dân” tại Việt Nam

Sau hơn 3 tháng, Tập đoàn KIDO (HOSE: KDC) đã nâng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Thọ Phát Quốc Tế từ 25% lên 68%, đồng thời hướng tới việc xây dựng Thọ phát thành "bếp ăn quốc dân" tại Việt Nam.

Phía KIDO cho biết tháng 6/2023 đánh dấu cột mốc quan trọng đưa Thọ Phát chính thức chuyển sang một giai đoạn hoàn toàn mới. Thỏa thuận đầu tư và sở hữu 68% cổ phần của CTCP Thọ Phát Quốc Tế cho Tập đoàn KIDO được hoàn tất.

Ông Trần Lệ Nguyên – Nhà đồng sáng lập, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc KIDO

Đại diện Tập đoàn KIDO, ông Trần Lệ Nguyên – Nhà đồng sáng lập, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cho biết: “Việc đầu tư 68% cổ phần Thương hiệu Thọ Phát là bước tiến lớn đối với KIDO. Theo đó, Thọ Phát sẽ là mảnh ghép quan trọng của KIDO trong chiến lược mở rộng ngành bánh, cùng với các công ty thành viên trong Tập đoàn hiện thực hóa mục tiêu đưa KIDO trở thành Tập đoàn thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam và mở rộng sang các nước trên thế giới trong tương lai”.

Trong khi đó, ông Vũ Phước Thọ - Nhà sáng lập Thương hiệu Thọ Phát chia sẻ: “Thọ Phát là 'đứa con tinh thần' mà tôi và các cộng sự đã tâm huyết xây dựng, chứng kiến sự trưởng thành và vươn mình mạnh mẽ trong suốt 35 năm qua”.

Theo chia sẻ của ông Thọ, việc chấp nhận bán phần lớn cổ phần cho KIDO đến từ “danh tiếng của ông Trần Lệ Nguyên, những thương vụ M&A thành công của KIDO, cũng như vị thế của KIDO trên thị trường thực phẩm”.

Sau khi tiếp quản, Thọ Phát cũng không có nhiều xáo trộn trong bộ máy thượng tầng. Theo ông Nguyên, bộ máy điều hành của Thọ Phát chỉ có một thay đổi là ông Trần Quốc Nguyên - Phó Tổng Giám đốc KIDO - sẽ làm Tổng giám đốc Thọ Phát, còn ông Vũ Phước Thọ sẽ giữ chức Phó Chủ tịch Thọ Phát. 

Mục tiêu trở thành “bếp ăn quốc dân”

Theo ông Nguyên, tập đoàn KIDO muốn đồng hành và tái cấu trúc Thọ Phát để tạo thêm giá trị cho thương hiệu, đồng thời củng cố cho mục tiêu trở thành công ty top 2 trong ngành thực phẩm vào năm 2025. “Chúng tôi muốn xây dựng hệ thống sản xuất, hệ thống bán hàng, đồng thời chú trọng đến chất lượng sản phẩm”, ông Nguyên chia sẻ.

Với việc trở thành thành viên trong hệ sinh thái của KIDO, Thọ Phát sẽ được hưởng tất cả thế mạnh của KIDO, bao gồm hệ thống phân phối, bán hàng, cùng với năng lực quản trị.

“Trước đây, Thọ Phát chỉ bán đi các tỉnh lân cận và chủ yếu ở miền Nam. Tuy nhiên, nếu tận dụng hệ thống bán hàng và phân phối rộng khắp cả nước của KIDO, Thọ Phát vẫn còn nhiều không gian để phát triển”, Tổng giám đốc Nguyên chia sẻ.

KIDO hiện có 450,000 điểm bán ngành hàng thực phẩm thiết yếu, 120,000 điểm bánh ngành hàng lạnh, có cơ sở hạ tầng, nhà máy sản xuất hiện đại, hệ thống logistics rộng khắp, năng lực quản trị hiệu quả. Ngoài ra, sau khi tiếp quản Thọ Phát trong hơn 1 tháng qua, KIDO đã thực hiện số hóa dữ liệu và hệ thống vận hành cho Thọ Phát, từ đó có thể làm chủ các khâu từ sản xuất cho tới giao hàng.

Về tình hình kinh doanh, ông Mai Xuân Trầm, Phó Tổng Giám đốc KIDO, chia sẻ Thọ Phát có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 10%-12%. "Chỉ riêng giai đoạn 2020-2021, doanh số bị chững lại vì dịch bệnh. Nhưng đến năm 2022, Thọ Phát đã lấy lại mức tăng trưởng 10%-12%/năm". Trong năm 2023, Thọ Phát đặt mục tiêu doanh thu khoảng 1,000-1,100 tỷ đồng.

Ông Mai Xuân Trầm, Phó Tổng Giám đốc KIDO

Nhìn về dài hạn, KIDO muốn xây dựng thương hiệu Thọ Phát trở thành “bếp ăn quốc dân” tại Việt Nam và xuất khẩu sang các quốc gia trên thế giới. “Chúng tôi muốn nâng tầm thương hiệu Thọ Phát, không chỉ ở bánh bao mà còn là các sản phẩm khác”, ông Nguyên chia sẻ.

Bước đầu triển khai kế hoạch này, KIDO tiết lộ Thọ Phát sẽ cho ra mắt các sản phẩm mới đóng gói bao gồm thịt kho, cá kho tộ, rau củ, xíu mại, bò kho và cà ri gà. Theo chia sẻ của ông Nguyên, các sản phẩm này có tính tiện lợi rất cao, đồng thời sử dụng 100% sản phẩm tươi và không có chất bảo quản.

Về chiến lược 5 năm tới, Tập đoàn KIDO sẽ tái định vị và xây dựng Thương hiệu Thọ Phát và các nhãn hiệu. Song song đó, nghiên cứu và thực hiện chiến lược đa dạng hóa về ngành hàng, phân khúc sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng từ ăn no, ăn thưởng thức, đến ăn dặm, ăn kèm sản phẩm, từ khu vực thành thị đến nông thôn.

Bên cạnh đó, Thọ Phát sẽ tập trung phát triển 1,000 đại lý, 1,200 Cửa hàng Mini Bao, 100,000 điểm bán lẻ và 100% cửa hàng MT, xuất khẩu sang ít nhất 30 nước trên thế giới. 

Thọ Phát là ai? 

Thành lập từ năm 1987, sau hơn 35 năm phát triển, Thọ Phát hiện là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm với nhiều dòng sản phẩm đa dạng. Tiên phong trong việc áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất các sản phẩm bánh bao.

Thọ Phát hiện tại có hơn 6,000 điểm bán hàng trên các kênh GT, MT & CVS tại Việt Nam với các dòng sản phẩm: Bánh bao (Bánh bao ngọt, bánh bao mặn, bánh bao chay, bánh bao không nhân, bánh bao tạo hình…); Bánh giò – Xôi; Bánh nướng – Bánh chiên (Bánh Dorayaki); Dimsum (Há cảo, Hoành thánh, Xíu mại)…

Hiện Thọ Phát sở hữu nhà máy sản xuất rộng hơn 22,000m2, với tổng công suất 10,000 tấn sản phẩm cung cấp ra thị trường mỗi năm.

Vũ Hạo

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

QNP đặt kế hoạch lợi nhuận gần 200 tỷ đồng, cao nhất 4 năm

Ngày 18/02, HĐQT CTCP Cảng Quy Nhơn (HOSE: QNP) công bố Nghị quyết thông qua các chỉ tiêu dự kiến về kế hoạch kinh doanh và đầu tư năm 2025, nổi bật trong đó là lợi...

PAC lên kế hoạch kinh doanh tăng nhẹ trong năm 2025

Ngày 17/02, HĐQT CTCP Pin Ắc quy Miền Nam (HOSE: PAC) đã ban hành Nghị quyết về kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 vào ngày 26/04 tại TPHCM, ngày đăng ký...

SHI thuê đất chưa đúng quy định tại cụm công nghiệp Từ Liêm

Thanh tra TP. Hà Nội có thông báo kết luận thanh tra công tác quản lý quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng, bảo vệ môi trường tại cụm công nghiệp (CCN) Từ Liêm.

Doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp “hụt hơi”

Quý cuối năm 2024, các doanh nghiệp mảng bất động sản khu công nghiệp có kết quả kinh doanh đi lùi khi lợi nhuận ròng toàn ngành đạt 3,174 tỷ đồng, giảm 25% so với...

Doanh thu vượt kế hoạch, Thủy sản Thuận Phước đặt mục tiêu thận trọng năm 2025

CTCP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (UPCoM: THP) kỳ vọng lãi trước thuế năm 2025 trong khoảng 15-20 tỷ đồng, không thay đổi so với năm trước.

Ngành gỗ 2024: Tăng trưởng không đồng đều, lợi nhuận chia hai ngả

Năm 2024, ngành gỗ Việt Nam đạt kỷ lục xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp "ăn nên làm ra" sau giai đoạn khó khăn, nhưng không ít cái tên vẫn bị chững lại, chật vật với...

Cảng Đoạn Xá muốn chi hơn 50 tỷ đồng thành lập công ty con

HĐQT CTCP Cảng Đoạn Xá (HNX: DXP) vừa thống nhất thông qua việc góp vốn thành lập CTCP Vận tải biển Cảng Đoạn Xá với số vốn góp dự kiến hơn 50 tỷ đồng, chiếm 75%...

API lấn sân giáo dục: Bước đi mới của doanh nghiệp bất động sản nhà APEC

Sau những biến cố liên quan đến ông Nguyễn Đỗ Lăng, CTCP Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (HNX: API) bất ngờ rẽ hướng sang lĩnh vực giáo dục, đánh dấu bước chuyển...

Giải mã động lực tăng trưởng cao của Imexpharm trong năm 2025

Triển vọng tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp dược Việt Nam gia tăng khi có được vị thế ở phân khúc sản phẩm công nghệ cao, cạnh tranh cả ở thị trường trong và...

GELEX ra mắt website mới

Website của CTCP Tập đoàn GELEX (HOSE: GEX) (www.gelex.vn) mang phong cách hiện đại và tinh gọn, phù hợp với định hướng phát triển của thương hiệu GELEX và mục tiêu...


Hotline: 0908 16 98 98