Thiên tài đầu cơ Bill Ackman: Fed có thể đã ngừng nâng lãi suất

03/10/2023 10:27
03-10-2023 10:27:49+07:00

Thiên tài đầu cơ Bill Ackman: Fed có thể đã ngừng nâng lãi suất

Nhà quản lý quỹ đại tài Bill Ackman lên tiếng cảnh báo về nền kinh tế Mỹ, cho rằng hoạt động kinh tế bắt đầu giảm tốc trước tác động của các đợt nâng lãi suất.

“Fed có thể đã chấm dứt chu kỳ nâng lãi suất. Tôi nghĩ nền kinh tế bắt đầu chậm lại”, ông Ackman chia sẻ trên chương trình “Squawk Box” của CNBC. “Lãi suất thực đã đủ cao để kìm hãm kinh tế”.

Bill Ackman

Trong nỗ lực ghìm cương lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất hơn chục lần lên mức cao nhất 22 năm, đồng thời báo hiệu sẽ duy trì lãi suất cao trong khoảng thời gian dài hơn.

Tại cuộc họp tháng 9, Fed dự báo vẫn còn một đợt nâng lãi suất trong năm nay. Nhiều chuyên gia trên Phố Wall tỏ rõ nỗi lo về suy thoái khi các đợt nâng lãi suất bắt đầu thể hiện đầy đủ tác động.

“Lãi suất vay thế chấp cao, lãi suất thẻ tín dụng ngất ngưỡng. Chúng bắt đầu tác động thực sự tới nền kinh tế”, ông Ackman chia sẻ. “Nền kinh tế vẫn còn vững mạnh, nhưng chắc chắn đang giảm tốc. Tôi thấy nhiều tín hiệu suy giảm của nền kinh tế”.

Vị chuyên gia này tin rằng lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ dài hạn có thể tăng mạnh hơn trong môi trường hiện tại. Ông dự báo lợi suất kỳ hạn 30 năm sẽ thách thức mức 5.5%, trong khi kỳ hạn 10 năm tiệm cận mốc 5%. Ackman nhận định ông đang bán khống trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 30 năm như một biện pháp phòng hộ cho danh mục.

Trong ngày 02/10, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm ở mức 4.64%, sau khi chạm đỉnh 15 năm trong tuần trước. Còn trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 30 năm mang lại lợi suất 4.76%.

“Lợi suất của trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 30 năm nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng”, ông Ackman chia sẻ. “Tôi không biết liệu kỳ hạn 10 năm có tăng vượt xa mốc 5% hay không, vì tôi đang thấy một số tín hiệu suy yếu của nền kinh tế.

Vị chuyên gia đầu tư này nhận định đối với những ai đã vay ngắn hạn ở mức lãi suất cố định thấp và sắp phải vay mới, nhất là trong lĩnh vực bất động sản thương mại, họ sẽ phải đối mặt với giai đoạn cực kỳ thách thức.“Tôi nghĩ đây là một rủi ro lớn cho nền kinh tế”, ông nói.

Ngoài ra, kinh tế Mỹ còn đón nhận thêm một tín hiệu xấu khi chỉ số cổ phiếu vốn hóa nhỏ trên Phố Wall quay đầu giảm trong năm 2023.

Chỉ số cổ phiếu vốn hóa nhỏ Russell giảm 1.6% trong phiên 02/10 và tính từ đầu năm, chỉ số này đã giảm 0.2%. Còn nếu so với đỉnh 52 tuần, Russell 2000 đã giảm 12.5%. Trong khi đó, hai chỉ số vốn hóa lớn S&P 500 và Nasdaq Composite tăng tương ứng 11% và 26%.

Sự yếu ớt của Russell 2000 so với thị trường chung cho thấy những lo ngại của Phố Wall, rằng đà tăng của chứng khoán Mỹ năm 2023 chỉ tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

Ở một góc nhìn khác, Russell 2000 thường được xem như một chỉ báo về tình trạng chung của nền kinh tế Mỹ. Đây là chỉ số tập trung vào các doanh nghiệp quy mô nhỏ và phụ thuộc nhiều vào các điều kiện kinh tế vĩ mô. So với các doanh nghiệp vốn hóa lớn, các doanh nghiệp nhỏ cũng nhạy cảm hơn với môi trường lãi suất cao hơn và họ cũng khó vay hơn. 

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trump muốn trả đũa thuế kỹ thuật số của châu Âu và Canada

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ thị Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) xem xét áp dụng thuế trả đũa đối với các nước châu Âu và Canada, sau khi các quốc gia...

Thuế mới của Mỹ có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm

Theo Goldman Sachs, kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm.

Warren Buffett chia sẻ gì trong thư gửi cổ đông?

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett vừa chia sẻ những quan điểm sâu sắc về nhiều chủ đề trong bức thư thường niên được mong đợi, từ vấn đề tài khóa của Mỹ, lời...

Hậu quả của cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc: Xe “zombie” tràn ngập

Cuộc chiến giá khốc liệt trong ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đã khiến hàng chục nhà sản xuất ô tô nhỏ phải rời bỏ thị trường, để lại một vấn đề cho khách hàng:...

Nỗi lo kinh tế Mỹ đình lạm tái trỗi dậy

Lạm phát dai dẳng và chính sách thương mại cứng rắn của Tổng thống Donald Trump làm dấy lên nỗi lo nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào tình trạng kinh tế đình đốn mà lạm...

Cuộc chiến thương mại đầu tiên của Trump đã thay đổi thế giới ra sao?

Bức tranh thương mại toàn cầu đã có những thay đổi đáng kể kể từ năm 2018 - thời điểm Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại đầu tiên. Giờ đây, khi ông chuẩn...

Lạm phát Nhật Bản đạt đỉnh 2 năm, BOJ sẽ tiếp tục nâng lãi suất?

Lạm phát của Nhật Bản tiếp tục leo thang, đạt mức 4% trong tháng 1/2024. Đây là mức cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây, đồng thời củng cố thêm những dự đoán về...

Khi thế giới tuyên chiến với tệ quan liêu

Có thể mọi người chỉ chú ý đến những nỗ lực tinh gọn bộ máy chính phủ ở Mỹ do nhiều hành động đầy kịch tính của tỉ phú Elon Musk, người được Tổng thống Donald Trump...

Fed lo thuế quan của Trump cản trở kế hoạch hạ lãi suất

Theo biên bản họp tháng 1 công bố vào ngày 19/02, các quan chức Fed nhất trí rằng họ cần thấy lạm phát giảm thêm nữa trước khi hạ lãi suất, và bày tỏ lo ngại về...

Trump dịu giọng, nói có thể tiến tới thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đưa ra tín hiệu tích cực về khả năng đạt được một thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc, cho thấy sự sẵn sàng trong việc hóa giải...


TIN CHÍNH

“Vừng ơi, hãy mở cửa ra!” (kỳ 2)

“Vừng ơi, hãy mở cửa ra!” (kỳ 2)

Tất nhiên, sẽ không phải là câu thần chú trong câu chuyện cổ tích mà từ thực tế, Trung ương và các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ sau những nhận diện thực trạng thì cần đề ra những giải pháp như “bộ chìa khóa” để mở tung những cánh cổng, khơi thông nội lực vùng. Một hệ cơ chế mở, khoa học, bài bản, là bàn đạp cho mọi quyết sách hành động chính là “thần chú” để vùng kinh tế trọng điểm phía Nam này đóng góp hữu ích nhất, to lớn nhất cho cả nước; và quan trọng nó làm giàu cho chính nó, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân toàn vùng.




Hotline: 0908 16 98 98