Rút lại đề xuất giảm giá mua ở 38 dự án điện mặt trời, gió

09/12/2023 10:16
09-12-2023 10:16:17+07:00

Rút lại đề xuất giảm giá mua ở 38 dự án điện mặt trời, gió

Công ty Mua bán điện đề xuất EVN giảm giá mua ở 38 dự án đang hưởng ưu đãi trong 20 năm nhưng rút lại đề nghị sau một ngày.

Trong hai ngày 7-8/12, Công ty Mua bán điện (EPTC) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ra 3 văn bản gửi EVN, đề nghị trong thời gian chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến các dự án trên, EVN thông qua phương án tạm thanh toán cho các nhà máy điện này với giá bằng giá trần khung giá phát điện của Bộ Công Thương.

Cụ thể, điện mặt trời là 1.185-1.508 đồng một kWh; điện gió 1.587-1.816 đồng một kWh. Việc thanh toán dự kiến được áp dụng sớm nhất. Như vậy, nếu được EVN chấp thuận, giá tạm thanh toán sẽ giảm 25-40% với điện mặt trời, điện gió gần 20%.

Tuy nhiên, cuối ngày 8/12, EPTC lại hoả tốc thu hồi 3 văn bản nêu các đề xuất này với lý do "để rà soát dữ liệu".

Theo đề xuất trước đó, EPTC cho hay, sau rà soát 38 nhà máy, phần nhà máy điện mặt trời, điện gió đang thanh toán theo giá FIT (tức giá cố định trong 20 năm) có kết quả nghiệm thu từ cơ quan có thẩm quyền từ ngày vận hành thương mại (COD) hoặc sau ngày này đến thời điểm giá ưu đãi hết hiệu lực (điện mặt trời là 30/6/2019 và 31/12/2020; điện gió 31/10/2021).

Cụ thể, 15 nhà máy, phần nhà máy điện mặt trời đang được thanh toán giá bán điện theo giá FIT 9,35 cent (khoảng 2.300 đồng một kWh); 2 nhà máy điện mặt trời mặt trời thanh toán giá 7,09-7,69 đồng một kWh (tương đương 1.644-1.783 đồng một kWh). Và 11 nhà máy điện gió đang được EVN thanh toán theo giá 8,5-9,8 cent (1.927-2.220 đồng) một kWh.

Ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam đang cam kết mạnh mẽ với thế giới về chuyển đổi năng lượng, tăng tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống điện để đạt mục tiêu giảm phát thải ròng về 0, thì các giải pháp hay đề xuất này "khiến môi trường kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam xấu đi".

Theo ông, với nhiều dự án kịp hưởng giá FIT ưu đãi 9,35 cent một kWh cũng không có lợi nhuận do tỷ trọng huy động không cao. Với đề xuất này, mức giá một số dự án đang được hưởng giá ưu đãi, có thể bị giảm 30-40%, sẽ đẩy các nhà đầu tư vào thế rất khó khăn. "Họ sẽ không có động lực tái đầu tư vào năng lượng tái tạo, các doanh nghiệp ngoại cũng sẽ e dè khi rót vốn vào năng lượng tái tạo ở Việt Nam", ông nói với chúng tôi.

Giai đoạn 2017-2021 năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) phát triển bùng nổ mạnh sau các quyết định cho nhà đầu tư hưởng giá ưu đãi cố định 20 năm với các dự án kịp vận hành thương mại trước hạn định. Năm 2020, gần 16.500 MW điện mặt trời được đưa vào vận hành, gấp hơn 19 lần công suất đưa ra tại Quy hoạch điện 7 điều chỉnh (850 MW). Hiện tỷ trọng điện gió, mặt trời vận hành chiếm gần 27% tổng công suất đặt toàn hệ thống.

Việt Nam vẫn xác định phát triển mạnh loại năng lượng này tới 2030 và 2050 để đạt mục tiêu giảm phát thải về 0% theo cam kết tại COP 26. Theo đó, tại Quy hoạch điện VIII được phê duyệt hồi tháng 5, công suất các nguồn điện mặt trời dự kiến tăng thêm 4.100 MW vào 2030, và tới 2050 đạt 168.594 - 189.294 MW, sản xuất 252,1-291,5 tỷ kWh.

Với điện gió trên bờ dự kiến phát triển 21.880 MW, điện gió ngoài khơi là 6.000 MW vào 2030 và đạt 70.000-91.500 MW vào 2050.

Anh Minh

Vnexpress







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lão nông thu bộn tiền nhờ 'bí kíp' cho cây thanh trà ngọt ra trái nghịch vụ

Lần đầu tiên ở miền Tây, một lão nông xử lý thành công cây thanh trà ngọt ra trái nghịch vụ, nhờ vậy ông bán được giá rất cao.

Đại gia Trung Quốc đầu tư 450 triệu USD xây nhà máy sản xuất pin điện mặt trời tại Nghệ An

Hainan Drinda - nhà sản xuất tấm quang điện tái tạo từ Trung Quốc, sẽ xây nhà máy sản xuất pin mặt trời 450 triệu USD tại Khu công nghiệp Hoàng Mai II (Nghệ An).

Doanh nhân Việt kể chuyện bán gạo ST25, thanh long... tại Mỹ

Kinh nghiệm từ xuất khẩu thanh long, gạo ST25... được chia sẻ như bài học cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt vào thị trường Mỹ, nơi đang tăng trưởng 20%/năm.

Rủi ro hợp đồng trường quốc tế

Để lấy kinh phí hoạt động, nhiều trường tư thục, trường quốc tế thực hiện chiêu sinh theo hình thức ký hợp đồng vay với phụ huynh và rủi ro phát sinh từ đây.

Điều gì làm nên những khoản đầu tư thành công?

Đầu tư thành công lớn nhất của bạn là gì? Có thể đó là cổ phiếu của một công ty siêu khủng mà bạn mua từ thời nó còn là một công ty startup; Có thể là việc bạn tham...

Ưu tiên đầu tư của các thế hệ tại Mỹ

Các thế hệ khác nhau lớn lên với những giá trị và thực trạng kinh tế khác nhau, khiến sở thích đầu tư của mỗi thế hệ cũng khác nhau.

Crocs - "phát minh tồi tệ nhất của nhân loại" mang về hàng tỷ USD

Được bán ở hơn 85 quốc gia, những đôi dép Crocs đã thành công trong việc phát triển một cộng đồng thực sự xung quanh chúng.

Nghề 'độc' kiếm bộn tiền: Nấu chảy rác thải để lấy vàng

Rác điện tử đang là mỏ vàng. Nhiều quốc gia trên thế giới nỗ lực chiết xuất vàng từ các bảng mạch đã qua sử dụng và rác điện tử.

Từ 1688 đến SaboMall - Cơ hội kinh doanh không giới hạn cho doanh nghiệp Việt

Sức mạnh của hợp tác quốc tế và vai trò tháo gỡ mọi giới hạn địa lý của công nghệ 4.0 đang tạo ra ảnh hưởng tích cực và rõ rệt lên chính những nhà bán hàng tại Việt...

Bán bỉm, tã, sữa... online thu 3,09 nghìn tỉ đồng trong 3 tháng

Chỉ kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, ngành hàng mẹ và bé chuyên bán bỉm, tã, sữa đạt doanh thu 3,09 nghìn tỉ đồng trong 3 tháng cuối năm 2023.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98