Thấy gì từ sự kiện IPO của công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên?

09/01/2024 11:32
09-01-2024 11:32:02+07:00

Thấy gì từ sự kiện IPO của công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên?

Với những nền tảng được xây dựng vững chắc và độc đáo, DNSE một khi niêm yết thành công hứa hẹn sẽ là “tay chơi” có dư địa phát triển khổng lồ trên thị trường chứng khoán.

CTCP Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán lần đầu ra công chúng 30 triệu cổ phiếu. Giá chào bán dự kiến không thấp hơn 30,000 đồng/cp, tương đương DNSE mong muốn thu về tối thiểu 900 tỷ đồng.

Công ty cho biết toàn bộ nguồn tiền thu được sẽ dùng để (1) bổ sung vốn cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán, giao dịch ký quỹ (50% số tiền thu được từ đợt chào bán); bổ sung vốn cho hoạt động tự doanh chứng khoán, đầu tư các giấy tờ có giá trên thị trường (40%) và bổ sung vốn cho hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống công ty, bổ sung vốn lưu động và các hoạt động hợp pháp khác của công ty (10%).

Thời gian nhận đăng ký đặt mua và nhà đầu tư nộp tiền đặt cọc mua cổ phiếu từ 8 giờ sáng ngày 04/01/2024 đến 16 giờ ngày 24/01/2024. 

DNSE mở cổng đăng ký và mua cổ phiếu IPO từ 04/01 đến 24/01/2024

Sự kiện IPO gây nhiều chú ý với giới đầu tư khi đầu tư, bởi DNSE là công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên thực hiện IPO. Chưa kể, xét trong 5 năm trở lại đây, DNSE hiện cũng là công ty chứng khoán duy nhất IPO.

Đáng chú ý, với giá chào bán 30,000 đồng/CP, định giá của DNSE ước tính đạt xấp xỉ 10,000 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa một khi niêm yết thành công sau IPO, DNSE sẽ lọt “top” công ty chứng khoán giá trị nhất sàn chứng khoán.

Nền tảng từ công nghệ…

Tiền thân của DNSE là CTCP Chứng khoán Đại Nam, được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động từ năm 2007.

Đến tháng 12/2020, CTCP Tập đoàn FIT và các pháp nhân/thể nhân có liên hệ đã chuyển nhượng hết 98.23% vốn DNSE. Bên nhận chuyển nhượng là Encapital Holdings (33.23%) và CTCP Công nghệ Tài chính Encapital (65%).

Kể từ khi về tay chủ mới, DNSE từ một công ty chứng khoán nhỏ nhiều năm thua lỗ, đã nhanh chóng “lột xác” và phát triển nhanh chóng. Xét về quy mô nguồn vốn, DNSE hậu đổi chủ đã thực hiện nâng vốn chủ sở hữu 2 lần lên 3,000 tỷ đồng và lọt top 10 công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam vào năm 2022.

Không những tăng mạnh về vốn, doanh thu/lợi nhuận DNSE cũng gây ấn tượng. Tính riêng quý 3/2023, doanh thu hoạt động công ty tăng mạnh 78% so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu nhờ các khoản lãi từ đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) tăng 213%. Cùng với đó, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ tăng 494,9%. Doanh thu phí môi giới tăng 121.6%. Điều này dẫn đến lợi nhuận trước thuế công ty tăng 241%, đạt hơn 50.6 tỷ đồng.

Về doanh thu, DNSE ghi nhận doanh thu năm 2022 đạt 452 tỷ đồng, tăng gấp 2.5 lần so với 2021. Trong đó, đóng góp chính cho doanh thu công ty đến từ lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (113 tỷ đồng) và lãi từ các khoản cho vay và phải thu (223 tỷ đồng). Trừ đi các chi phí, lãi ròng DNSE lên đến gần 78 tỷ đồng, tăng gần 43.4%.

Bảng cân đối kế toán DNSE khá lành mạnh với cơ cấu hợp lý. Tính tại ngày 30/09/2023, tổng tài sản công ty đạt 6,700 tỷ đồng, tăng nhẹ hơn 4.5% so với số đầu kỳ. Chiếm chủ yếu tài sản là Tài sản tài chính FVTPL (770 tỷ đồng), Tài sản HTM (chủ yếu là tiền gửi - 2,173 tỷ đồng) và các khoản cho vay (gần 2,237 tỷ đồng).

Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả DNSE đạt 3,492 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 7% so với số đầu năm 2023. Vốn chủ sở hữu hơn 3,207 tỷ đồng, tăng hơn 2.2%. Tính ra, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu công ty đạt mức 1.08 lần.

Dĩ nhiên, các chỉ số tài chính kể trên chỉ phản ánh một phần tiềm lực DNSE. Sẽ là thiếu sót nếu không đề cập đến Encapital Holdings và CTCP Công nghệ Tài chính Encapital – 2 cổ đông lớn giàu tiềm lực và kinh nghiệm của DNSE. Trong đó, hạt nhân quan trọng nhất là doanh nhân Nguyễn Hoàng Giang - Chủ tịch HĐQT DNSE, cùng đội ngũ cộng sự.

Ông Nguyễn Hoàng Giang - Chủ tịch HĐQT Chứng khoán DNSE

Ông Giang được biết đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính khi hiện/từng là lãnh đạo cấp cao tại các đơn vị lớn, trong đó có 8 năm giữ vai trò Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán VNDirect trước khi thành lập Encapital Fintech và phát triển Chứng khoán DNSE.

Chia sẻ với báo giới, ông Giang cho biết DNSE kiên định với mục tiêu trở thành công ty chứng khoán công nghệ dẫn đầu thị trường. Ông khẳng định:“Công nghệ là chìa khoá phát triển, điều này chúng ta đã chứng kiến ở rất nhiều doanh nghiệp “kỳ lân” quốc tế, đặc biệt là ngành tài chính”.

Minh chứng cho những khẳng định này là loạt sản phẩm/dịch vụ của DNSE hướng đến đơn giản hóa việc đầu tư cổ phiếu/chứng khoán phái sinh… Một thí dụ điển hình là hệ thống Margin Deal của DNSE đã cải tiến và giải quyết những điểm yếu trong mô hình cho vay theo tổng tài khoản như truyền thống. Hệ thống này hướng đến sự linh hoạt về lãi suất và tỷ lệ vay; sự minh bạch trong hiển thị lãi lỗ, thuế phí, tránh tối đa rủi ro bán chéo cổ phiếu trong danh mục.

Chưa kể, DNSE còn thực hiện chiến lược hợp tác cùng ZaloPay, ví điện tử tích hợp trong nền tảng Zalo - ứng dụng chiếm thị phần người dùng hàng đầu Việt Nam. Theo đó, công ty đã ra mắt sản phẩm tài khoản chứng khoán đầu tiên trên ví điện tử, cho phép đầu tư chỉ từ một cổ phiếu.

Mặt khác, DNSE cũng được biết đến với “nước đi” truyền thông táo bạo thông qua Fan Page “Bò và Gấu” và mạng xã hội cùng tên cho nhà đầu tư chứng khoán. Sau gần 3 năm thì Bò và Gấu với các kênh facebook, tiktok, youtube đã trở thành một cộng đồng được nhà đầu tư yêu thích và theo dõi hàng ngày. Một thống kê cho thấy khoảng 30-35% khách hàng đến với nền tảng giao dịch Entrade X của DNSE từ việc theo dõi Bò và Gấu.

Bò và Gấu hiện là Mạng xã hội giải trí hàng đầu dành cho nhà đầu tư chứng khoán

Nhờ chiến lược phát triển và xây dựng hình ảnh độc đáo, DNSE có cơ hội tiếp cận và xây dựng tệp khách hàng trẻ tuổi, năng động. Đặc biệt, hướng đi này cũng giúp DNSE đón đầu làn sóng lớp lớp nhà đầu tư “F0” gia nhập cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán trong tương lai. Điều này giúp công ty xây dựng vững chắc chỗ đứng riêng với nhà đầu tư, là nền tảng để công ty có thể cạnh tranh với nhiều “ông lớn” lâu năm trên TTCK như Chứng khoán VPS, Chứng khoán SSI

Với mục tiêu phát triển TTCK của Chính phủ hướng đến 11 triệu tài khoản chứng khoán trong năm 2030, triển vọng TTCK Việt Nam được nâng hạng,… DNSE hứa hẹn sẽ là “tay chơi” đáng gờm và có dư địa phát triển khổng lồ trên thị trường chứng khoán.

Bước đi IPO của DNSE theo đó được kỳ vọng sẽ giúp công ty có thêm nguồn lực nâng cao năng lực vốn, hiện thực hoá chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Đây cũng là nền tảng hỗ trợ đáng kể cho giá cổ phiếu DNSE sau khi hoàn thành việc niêm yết lên sàn chứng khoán.

Đông Tư

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thoái vốn tại VIMC, MobiFone, VRG: Có thể thu về 50.000 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại 3 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Sau IPO, Chứng khoán DNSE hướng tới mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD

Chiều ngày 18/01/2024, CTCP Chứng khoán DNSE đã tổ chức buổi Hội thảo (Roadshow) cơ hội đầu tư vào DNSE, nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về đợt IPO chào bán...

Chứng khoán DNSE sẽ làm gì sau khi IPO?

IPO thành công sẽ góp phần gia tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, đảm bảo lợi ích cho cổ đông, đồng thời mở ra cánh cửa huy động thêm những nguồn...

Chứng khoán DNSE khép lại 5 năm vắng bóng các công ty chứng khoán IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu...

­Sáng nay, cổ phiếu BCR của BCG Land chính thức lên sàn UPCoM

Sáng ngày 8/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần BCG Land trên...

Cổ phiếu BCR của BCG Land sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM vào 8/12

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Giậm chân tại chỗ vì nhà đầu tư sợ rủi ro

Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng chậm. Thực trạng này xuất phát từ tâm lý sợ sai của...

Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

Một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ...

'Nhà đầu tư ngại mua doanh nghiệp cổ phần hóa vì rủi ro pháp lý lớn'

Một số nhà đầu tư mua phần vốn cổ phần hóa qua đấu giá nhưng khi có sai sót nội bộ từ bên bán lại phải hủy giao dịch, trả lại tài sản, theo VCCI.

IPO khi nào mới sôi động trở lại?

Thị trường Việt Nam chững lại dòng vốn FII khi thiếu vắng các thương vụ IPO lớn thời gian qua. Chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần phải nâng hạng thị trường, bên cạnh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98