Công ty chứng khoán nào đang là tổ chức phát hành CW hiệu quả nhất?

19/02/2024 13:02
19-02-2024 13:02:00+07:00

Công ty chứng khoán nào đang là tổ chức phát hành CW hiệu quả nhất?

Thị trường chứng quyền có bảo đảm (CW) sôi động dần về cuối năm 2023. Các công ty chứng khoán (CTCK) với vai trò là tổ chức phát hành đã tung nhiều mã CW ra thị trường. Dưới đây là những con số tổng hợp, phần nào thể hiện hiệu quả phát hành của CTCK trên thị trường CW.

Thị trường chứng quyền, phản ánh kỳ vọng giá cổ phiếu tăng, bắt đầu “nóng” trở lại kể từ tháng 6/2023, sau nhiều tháng giao dịch cầm chừng. Giá trị phát hành cả thị trường tổng cộng gần 3.7 ngàn tỷ đồng trong năm vừa qua.

Theo dõi “tất tần tật” thông tin về thị trường chứng quyền trên VietstockFinance

Thị trường chứng quyền mở màn năm 2023 “lẹt đẹt” với chỉ khoảng 300 - 400 triệu CW được giao dịch. Thậm chí, con số tháng 4/2023 chỉ còn gần 200 triệu. Thời điểm này giá trị giao dịch (GTGD) từ 150 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng.

Thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) cho thấy, thị trường bắt đầu sôi động kể từ tháng 6 và khối lượng giao dịch (KLGD) đạt hơn 1 tỷ CW vào khoảng tháng 8, 9 với giá trị trung bình khoảng 1.5 ngàn tỷ đồng giai đoạn đỉnh.

Giá trị giao dịch toàn thị trường chứng quyền trong năm 2023 (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

Công ty chứng khoán nào có quy mô phát hành CW lớn nhất?

Thống kê từ VietstockFinance, năm 2023, có 9 tổ chức là các công ty chứng khoán (CTCK) đã cung cấp cho thị trường tổng cộng 310 sản phẩm chứng quyền hợp lệ, với tổng giá trị 3.7 ngàn tỷ đồng. Nếu so với vốn hóa trung bình 4.4 triệu tỷ đồng của sàn HOSE, chứng quyền chỉ đang đóng góp một phần rất nhỏ vào “sân chơi” chung của thị trường chứng khoán.

Quy mô phát hành của CTCP Chứng khoán SSI (HOSE: SSI) đạt hơn 1,480 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40%, lớn nhất thị trường.

Các vị trí sau đó thuộc về CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam, với 606 tỷ đồng; CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND), với 476 tỷ đồng; CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: HCM), với 432 tỷ đồng.

Thấp nhất là CTCP Chứng khoán Phú Hưng (UPCoM: PHS) với quy mô khiêm tốn chỉ 18 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, số lượng mã chứng quyền được KIS đưa ra thị trường nhiều áp đảo với 134 mã, phía sau lần lượt là SSI, HCM, VND… với 55 mã, 31 mã, 28 mã.

Quy mô phát hành chứng quyền trên thị trường năm 2023 (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

Kỳ hạn chứng quyền nào được ưa chuộng nhất?

Chứng quyền có thời gian đáo hạn 9 tháng phổ biến nhất với giá trị phát hành 705 tỷ đồng, kế đến là 6 tháng với 703 tỷ đồng, kỳ hạn 12 tháng đạt 682 tỷ đồng. Thấp nhất là thời hạn 13 và 14 tháng, chỉ hơn 23 tỷ đồng mỗi loại.

SSI cung cấp đa dạng thời hạn nhất cho các nhà đầu tư. Trong năm 2023, 4 tháng và 6 tháng là 2 kỳ hạn được SSI cho “ra đời” nhiều nhất với với giá trị 332 tỷ đồng và 295 tỷ đồng. Đồng thời doanh nghiệp này cũng đưa ra loại chứng quyền kỳ hạn 13 hoặc 14 tháng, duy nhất trên thị trường.

Giá trị phát hành chứng quyền theo thời gian đáo hạn (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

Cổ phiếu nào được ưa thích làm tài sản cơ sở nhất?

Không ai khác, HPG năm qua được chọn làm tài sản cơ sở (TSCS) phát hành chứng quyền nhiều nhất với tổng giá trị đạt trên 665 tỷ đồng, đồng thời “sôi động” nhất với 42 mã.

Xếp sau là STB với 37 mã, mang về 616 tỷ đồng; VPB với 22 mã, giá trị gần 320 tỷ đồng.

Tại hầu hết các “ông lớn”, HPG là lựa chọn số 1 về giá trị phát hành trong năm qua. Chẳng hạn SSI, KIS hoặc VND, tỷ trọng về giá trị của chứng quyền HPG lần lượt chiếm 16%, 23% và 26% tổng giá trị và cũng lớn nhất trong danh mục của các tổ chức này. Ngoài ra còn có HCM, MBSPHS.

Với ACBS, đứng đầu về giá trị trong năm qua là STB, chiếm 27%; sau đó mới đến HPG, chiếm 17%. Với VCIMSN, còn với BSIMWG.

Tổng khối lượng phát hành (KLPH) của thị trường chứng quyền năm 2023 đạt 2.5 tỷ CW. Trong đó, chứng quyền của HPG dẫn đầu về KLPH với 459 triệu CW. Xếp sau là STB với 405.5 triệu CW. Tiếp theo lần lượt là VPB với 235.4 triệu CW, MBB 221.2 triệu CW, MWG 145.9 triệu CW…

Chứng quyền họ NVL, PDR chỉ được phát hành 15 triệu CW mỗi loại. HDB chỉ có 13 triệu CW và cũng thấp nhất trong số TSCS được lựa chọn.

Giá trị phát hành chứng quyền xếp theo CKCS (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

Trạng thái “lỗ” áp đảo

Việc mua chứng quyền thể hiện kỳ vọng tăng giá của nhà đầu tư đối với các cổ phiếu được dùng làm TSCS. Do đó, trong chiều hướng đi xuống của thị trường giai đoạn cuối năm khiến “lợi thế” đang nghiêng về các tổ chức phát hành (TCPH) là công ty chứng khoán.

Thống kê từ VietstockFinance, cuối năm 2023, trong các chứng quyền đang còn thời hạn, trạng thái lỗ (OTM) áp đảo với 177 mã và chỉ 52 mã đang lãi (ITM).

Trạng thái OTM áp đảo hơn tính đến cuối năm 2023 (Đvt: mã chứng quyền)
Nguồn: VietstockFinance

Đến cuối năm 2023, bao gồm cả đã đáo hạn lẫn đang lưu hành, HCM có tỷ trọng chứng quyền trong trạng thái OTM cao nhất, chiếm 90% số lượng mà tổ chức này đã đưa ra thị trường.

Đứng ngay sau là SSI với 47/55 mã đang OTM, chiếm 85%. Các vị trí tiếp theo thuộc về KIS với 73%, VND (53%), VCI (46%), ACBS (40%), BSI (30%).

Diễn biến trạng thái ITM và OTM của các TCPH tính đến cuối năm 2023 (Đvt: mã CW)
Nguồn: VietstockFinance

CW của công ty nào có thanh khoản tốt nhất?

Chứng quyền do SSI phát hành được giao dịch tích cực trong năm vừa qua. Số liệu thống kê từ VietstockFinance cho thấy, SSI đứng đầu về tổng khối lượng chứng quyền được giao dịch, ghi nhận 2.5 tỷ CW; khối lượng trung bình cũng cao nhất thị trường, đạt 34 ngàn CW/phiên. KIS đứng vị trí thứ 2 với tổng KLGD ít hơn gần 700 triệu CW, trung bình 19.7 ngàn CW/phiên.

Bất ngờ tại vị trí thứ 3 là ACBS chứ không phải là VND hay HCM. Dù vậy, KLGD cũng như mức trung bình lần lượt là 821 triệu CW và 6 ngàn CW/phiên, kém xa 2 vị trí dẫn đầu.

Trong khi đó, lượng giao dịch chứng quyền do BSI, PHSMBS cung cấp lại rất khiêm tốn. Con số thống kê chỉ 40 triệu CW, 38 triệu CW và 12 triệu CW; đồng thời giá trị trung bình đang là 0.4 ngàn CW/phiên, 0.3 ngàn CW/phiên và 0.2 ngàn CW/phiên.

Tổng KLGD và KLGD trung bình của các CTCK
Nguồn: VietstockFinance

Thanh khoản CW phần nào thể hiện khả năng tạo lập thị trường đối với công ty chứng khoán phát hành. Như vậy, SSI, KIS đang thể hiện vai trò tạo lập tích cực trên thị trường.

Xét theo nhóm TSCS, tổng KLGD của nhóm chứng quyền HPG đứng đầu với hơn 1.2 tỷ CW, sau đó là chứng quyền của STB với hơn 1.1 tỷ CW. Các vị trí tiếp theo của VPB, MWG, VRE, VHM lần lượt 638 triệu CW, 574 triệu CW, 426 triệu CW và 382 triệu CW.

Tuy nhiên, xét theo số bình quân, nhóm chứng quyền STB đạt mức cao nhất với 12.6 triệu CW/phiên.

Xếp sau đó là chứng quyền HPG với 12.5 triệu CW/phiên. Các vị trí tiếp theo thuộc về VPB, MWG, VRE, VHM lần lượt 7.9 triệu CW/phiên, 6.5 triệu CW/phiên, 5.3 triệu CW/phiên, 4.7 triệu CW/phiên.

Tổng KLGD và tổng KLGD trung bình/phiên xếp theo TSCS (Đvt: triệu đơn vị)
Nguồn: VietstockFinance

CTCK nào có nhiều chứng quyền tăng mạnh nhất?

Từng khiến giới đầu tư “hạnh phúc” nhất trong năm qua có lẽ là chứng quyền VIC. Nếu so giá cao nhất từng đạt được với giá phát hành, chứng quyền CVIC2301, CVIC2302CVIC2303 có lúc biên độ đạt lần lượt lên tới 280%, 270% và 240% - cao nhất thị trường. Các mã này đều do KIS phát hành.

Trong danh sách 40 mã dẫn đầu, KIS đóng góp 27 mã, chiếm 68%, phần lớn đến từ chứng quyền VIC (6 mã), sau đó là của HPGPDR với cùng 5 mã, trong khi chỉ 2 mã thuộc về SSI.

Nhóm 10 chứng quyền từng có mức tăng mạnh nhất so với giá phát hành
Nguồn: VietstockFinance

Năm 2023, CHPG2305 có biên độ tăng mạnh nhất nếu tính từ đáy. Nhà đầu tư từng chứng kiến mã này tăng hơn 700% trong năm qua và đạt đỉnh vào cuối tháng 8. Tiếp đó có thể kể đến CPDR2302CFPT2303 khoảng 550%. VIC cũng đóng góp 3 mã là CVIC2301, CVIC2302, CVIC2303 khi biến động từ 460% đến 500%.

Các chứng quyền tăng mạnh nhất trong năm 2023
Nguồn: VietstockFinance

Tử Kính

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (19)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thêm 48 CW được tung ra thị trường

Ngày 12/06, Chứng khoán SSI thông báo được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp các Giấy chứng nhận chào bán mới 22 chứng quyền có bảo đảm. Trước đó, vào ngày 23/05 và...

Mỏ vàng tạo lập thị trường CW của công ty chứng khoán?

Thị trường chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant, CW) đi vào hoạt động năm 2019. Những năm gần đây, CW đã trở thành sản phẩm quen thuộc đối với thị trường chứng...

VPBankS ra mắt 5 mã chứng quyền có bảo đảm, tăng hệ sinh thái sản phẩm

VPBankS mới được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) cấp phép phát hành 5 mã chứng quyền có bảo đảm, dựa trên tài sản cơ sở là 5 cổ phiếu bao gồm FPT, HPG, STB, TCB...

Thị trường CW sẽ ấm lại trong nửa cuối năm?

Các tổ chức phát hành hiện chỉ có thể phát hành chứng quyền mua, nên khi thị trường cơ sở ấm lên, nhà đầu tư sẽ tích cực tham gia giao dịch chứng quyền hơn kéo theo...

Vì sao hoạt động phát hành CW lại trầm lắng?

Nửa đầu năm 2023, một số công ty chứng khoán (CTCK) là đơn vị phát hành chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant, CW) nổi bật lại không có đợt phát hành nào. Lý do...

Cơ cấu phát hành trên thị trường chứng quyền có bảo đảm

Thị trường chứng quyền có bảo đảm (Covered warrant, CW) đã đi vào hoạt động được 4 năm. Các công ty chứng khoán (CTCK) đang hoạt động thế nào với vai trò nhà phát...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98