Dấu hiệu cải thiện kinh tế sau 4 tháng, làm sao giữ vững đà tăng?

14/05/2024 13:02
14-05-2024 13:02:00+07:00

Dấu hiệu cải thiện kinh tế sau 4 tháng, làm sao giữ vững đà tăng?

Các chỉ số vừa công bố cho thấy tình hình kinh tế trong 4 tháng đầu năm đang có dấu hiệu hồi phục. Thế nhưng, cần có nhiều động thái và chính sách rõ ràng hơn để giữ vững đà tăng trong phần còn lại của năm 2024.

GDP 4 tháng đầu năm cải thiện

Quý đầu năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đang dần cho thấy sự phục hồi với mức tăng trưởng GDP 5.7% so với cùng kỳ năm trước nhờ sự gia tăng trong xuất khẩu và lĩnh vực sản xuất do nhu cầu bên ngoài phục hồi.

Ngành công nghiệp sản xuất - vốn đang bị thu hẹp do nhu cầu bên ngoài và xuất khẩu chậm lại - đã phục hồi vào năm 2024 với sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng lên. Ngoài ra, nhu cầu trong nước cũng cải thiện nhờ sự bùng nổ của ngành du lịch và Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao. Nhìn chung, các lĩnh vực đều có sự cải thiện tốt.

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 4 đạt 50.3, vượt trên ngưỡng 50, cho thấy ngành sản xuất của Việt Nam đang tăng trưởng trở lại.

Đặc biệt, từ kết quả hoạt động tốt trong quý 1 của các công ty điện tử lớn trên toàn cầu, Việt Nam, vốn là quốc gia đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng điện và điện tử, đang thể hiện sức mạnh trong quá trình phục hồi của lĩnh vực công nghệ thông tin toàn cầu.

Mặc dù xuất khẩu trong tháng 4 giảm so với tháng trước, nhưng vẫn tăng 10.6% so với cùng kỳ năm trước và duy trì mức tăng trưởng 2 con số.

Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tháng 4 là 19.9%, cao hơn tháng trước (9.7%) và cao hơn dự kiến (16.4%).

Đến hết tháng 4/2024, giải ngân vốn đầu tư công đạt 16.41% tổng kế hoạch. Dù tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên tất cả các lĩnh vực đều có sự khởi sắc, tiến độ giải ngân vẫn chưa đạt như kỳ vọng nên sẽ cần nhanh chóng giải quyết các vướng mắc liên quan để đẩy nhanh việc giải ngân.

Cuối cùng, với tỷ lệ lạm phát ở mức 4.4%, gần với mức cao nhất trong mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4-4.5% của Chính phủ, cần phải có các bước chuẩn bị cho tình trạng suy thoái kinh tế nếu biến động bên ngoài gia tăng trong tương lai, do thị trường quốc tế vốn có sức ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Việt Nam.

Mặc dù FDI trên toàn cầu chững lại do những bất ổn của thế giới, Việt Nam vẫn nổi bật trong việc thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao. Ngoài những lợi thế thu hút FDI lâu nay, Việt Nam trở thành điểm sáng thu hút FDI trong 4 tháng đầu năm nhờ nhiều yếu tố. Trong đó, phải nhắc đến yếu tố Việt Nam hiện đang có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và mới đây nhất là Australia. Sức hấp dẫn đầu tư của Việt Nam dường như tăng lên nhờ thông tin tăng cường hợp tác với các nước lớn.

Ngoài ra, việc ký kết một số hiệp định thương mại tự do như Hiệp định FTA Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKFTA) cũng là điều kiện và môi trường thuận lợi để Việt Nam có được lợi thế tương đối trong hoạt động thương mại và đầu tư.

Trong khi đó, khi khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Trung Quốc suy yếu do cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc nóng dần, vị trí địa lý gần với Trung Quốc và lực lượng lao động cạnh tranh cũng giúp Việt Nam thu hút đầu tư từ các công ty đa quốc gia.

Đặc biệt, sự phục hồi của dòng vốn FDI vào “ngành dệt may” - ngành công nghiệp FDI truyền thống vốn chững lại, được coi là tín hiệu tích cực đối với Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI đóng góp trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may và lợi nhuận trong lĩnh vực này ngày càng tăng. Như vậy, ngoài sự phục hồi của ngành công nghệ thông tin, ngành công nghiệp truyền thống vững chắc cũng đã ghi nhận khởi sắc.

Thu hút FDI và tăng cường chính sách tài khóa từ Chính phủ

Để giữ vững đà tăng trong quý 2 và phần còn lại của năm 2024, đầu tiên, việc thu hút FDI có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng với cơ cấu kinh tế phụ thuộc nhiều vào nước ngoài.

Trong ngắn hạn, việc thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) được áp dụng tại Việt Nam bắt đầu từ năm nay có thể dẫn tới đầu tư của các công ty FDI vào Việt Nam và dòng vốn FDI mới trong tương lai sẽ giảm. Do đó, cần chuẩn bị các chính sách hỗ trợ hấp dẫn, khuyến khích cạnh tranh có thể thay thế ưu đãi thuế doanh nghiệp như những chính sách mới về đơn giản hóa thủ tục hành chính hay hỗ trợ đất đai.

Ngoài ra, việc chuẩn bị và thực hiện các chính sách để cung cấp điện ổn định là rất cần thiết.

Thông qua việc áp dụng “Cơ chế Thỏa thuận mua bán điện trực tiếp (DPPA)”, có thể thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, thu hút thêm các công ty FDI có liên quan và ổn định các công ty FDI bằng các kế hoạch đầu tư mới.

Trong trung hạn, đường lối “Ngoại giao cây tre” trong đối ngoại tiếp tục được duy trì, tạo niềm tin về sự ổn định kinh doanh cho các doanh nghiệp FDI đã vào Việt Nam và các doanh nghiệp có kế hoạch vào Việt Nam.

Thứ hai, động thái gia hạn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) của Chính phủ tạo thêm đà tích cực như một biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất. Kỳ vọng việc miễn, giảm thuế, phí như vậy sẽ giúp kích thích tiêu dùng, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, do các hoạt động hỗ trợ kinh tế thông qua các biện pháp tài chính khác nhau, nhất là từ sau đại dịch COVID-19, nguồn thu ngân sách cũng sụt giảm. Vì vậy, việc liên tục theo dõi và chuẩn bị cho tình trạng nợ công gia tăng do doanh thu thuế giảm cần được tiến hành song song.

Cát Lam

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phê duyệt Quy hoạch điện 8 điều chỉnh: Phát triển tối đa điện tái tạo

Ngày 15/04/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký quyết định phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến...

Thủ tướng: Phải từ bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản

Nhắc lại yêu cầu của Tổng Bí thư về gỡ các điểm nghẽn thể chế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn...

50 năm non sông liền một dải - Bài 8: Dấu mốc đại lộ nối liền đôi bờ thành phố

“Một buổi sáng tháng 9-2009 trong lành, nắng rải những vệt vàng ấm áp trên mặt đường phẳng lì, nơi đại lộ Đông Tây chính thức được thông xe. Tại khu vực cầu Nước...

Việt Nam thịnh vượng trong kỷ nguyên mới: Làm sao thoát bẫy thu nhập trung bình?

Giáo sư Lâm Nghị Phu, một trong những nhà kinh tế hàng đầu thế giới, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) chia sẻ bí quyết thoát...

Sẽ bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa mới vào ngày 15/3/2026

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 16 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là ngày chủ nhật 15/3/2026;...

EU mong muốn sớm nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện

Liên minh châu Âu mong muốn cùng Việt Nam tăng cường trao đổi, sớm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Thành phố Phú Quốc sẽ được tách ra làm 2 đặc khu

Các huyện đảo, thành phố đảo hiện nay sẽ được chuyển thành đơn vị hành chính cấp xã có tên gọi là đặc khu. Theo đó, hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo;...

50 năm non sông liền một dải - Bài 7: Viết tiếp câu chuyện nghĩa tình

Trong hành trình 50 năm xây dựng và phát triển, TPHCM không chỉ giữ vai trò đầu tàu kinh tế, phát triển năng động, văn minh, hiện đại; mà sâu thẳm trong từng con...

Quyết định cách đặt tên, quy mô dân số, diện tích xã, phường sau sáp nhập

Phường sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 5,5km2 trở lên. Đối với phường thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải có quy mô dân số từ 45.000 người trở lên.

Việt Nam - Trung Quốc ký kết 7 văn kiện quan trọng lĩnh vực đường sắt và đường bộ

Việc ký kết các văn kiện trên góp phần vào thành công của chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thời...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98