Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế

15/10/2024 19:33
15-10-2024 19:33:00+07:00

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế

Ngày 15/10, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp cùng Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Đối thoại chính sách: Phục hồi tăng trưởng - triển vọng và thách thức”.

Tọa đàm “Đối thoại chính sách: Phục hồi tăng trưởng-triển vọng và thách thức” - Ảnh: VGP/HT

Theo báo cáo của VEPR, kết thúc quý 3 năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi tương đối tốt trong sự lạc quan về tăng trưởng chung của kinh tế thế giới cuối 2024 và năm 2025.

Tăng trưởng GDP sau 9 tháng đạt 6.82%, tăng hơn 1.5 lần so với mức 4.4% cùng kỳ năm ngoái với sự đóng góp chủ yếu từ khu vực công nghiệp và dịch vụ. Ở phía tổng cầu, thương mại trên đà hồi phục và dòng vốn FDI tích cực là động lực tăng trưởng chính... Tuy nhiên, chi tiêu của người tiêu dùng vẫn thấp hơn mức trước đại dịch và áp lực lạm phát trong nửa đầu năm 2024 cũng đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của vốn.

Thương mại tăng trưởng tích cực, vốn FDI thực hiện đạt mức cao kỷ lục, du lịch phục hồi mạnh mẽ, tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại trong nước đã liên tục giảm, với mức giá thấp hơn nhiều so với trần do NHNN quy định. Tốc độ tăng cung tiền và tăng trưởng tín dụng phục hồi khá tốt, góp phần tích cực vào thúc đẩy tăng trưởng và đầu tư.

Mặc dù nền kinh tế có nhiều điểm sáng tích cực, tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng VEPR cảnh báo vẫn còn có những rủi ro và thách thức ở phía trước.

Cụ thể, các chỉ số quản trị mua hàng PMI suy giảm và xuống dưới 50 điểm trong tháng 9. Tỷ lệ doanh nghiệp rút lui so với doanh nghiệp gia nhập thị trường vẫn ở xu hướng cao. Tiêu dùng trong nước lẫn giải ngân đầu tư công chưa đạt được như kỳ vọng...

Trong bối cảnh thuận lợi, khó khăn và thách thức đan xen, VEPR đưa ra 2 kịch bản cao và thấp. Với kịch bản cao, tăng trưởng sẽ quý 4 sẽ đi ngang với mức 7.4%, tăng trưởng cả năm 2024 dự kiến sẽ đạt mục tiêu mới 7% mà Chính phủ đề ra cho năm 2024. Với kịch bản thấp, tăng trưởng Quý 4 sẽ dưới mức 7%, dự báo tăng trưởng cả năm 2024 sẽ dao động mức quanh mức 6.84%.

Các chuyên gia tại Tọa đàm cho rằng, mặc dù tỷ trọng thu nội địa tăng cao, nhưng tỷ trọng lớn vẫn là thu từ thuế tiêu dùng, các nguồn thu từ đất và tài nguyên. Các nguồn thu từ thuế trực thu mặc dù có dấu hiệu tích cực đóng góp vào NSNN giai đoạn sau COVID-19 nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu kỳ vọng cũng như tỷ trọng chưa cân xứng giữa các khu vực kinh tế.

Chính vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược cải cách thuế đến 2030 là phải bảo đảm cân đối nguồn thu NSNN một cách bền vững, trong đó có sửa đổi căn bản các luật thuế cả thuế trực thu và thuế tiêu dùng.

Nhật Quang

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

50 năm non sông liền một dải - Bài 5: Biến đầm lầy thành đô thị phồn vinh

Một trong những dấu ấn đặc biệt của TPHCM sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là việc biến những vùng ngoại thành hoang vu trở thành nơi phát triển...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà...

Quốc hội sẵn sàng xem xét các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đối với các doanh nghiệp Mỹ

Đây là khẳng định của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trong phát biểu khai mạc phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào sáng ngày 14/4.

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban...

50 năm thống nhất đất nước - Ngày 14/4/1975: Chiến dịch mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng đảo Song Tử Tây

Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị đã phê chuẩn đề nghị của Bộ Chỉ huy chiến dịch đặt tên Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn-Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Chi tiết dự kiến tên gọi và vị trí đặt trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp

Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11, có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên và 52 đơn vị sẽ thực hiện sắp xếp, sáp nhập.

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc về thể chế để giải phóng sức sản xuất

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thể chế là điểm nghẽn lớn nhất nhưng cũng dễ tháo gỡ nhất, và yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện 6 dự án, dự thảo...

Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Chiều 12/04/2025, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội...

50 năm non sông liền một dải - Bài 4: Năng động, dám nghĩ, dám làm, tạo kỳ tích kinh tế TPHCM

Trọng trách đầu tàu kinh tế đất nước luôn thôi thúc một TPHCM năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Tinh thần đó được kế thừa từ truyền thống của TP Sài Gòn, Chợ...

Từ chuyện thuế quan đến tái cơ cấu động lực tăng trưởng kinh tế

Nếu nhìn theo chiều hướng tích cực, chính sách thuế đối ứng mới đây của Mỹ có lẽ cũng là hồi chuông cảnh tỉnh để Việt Nam có thêm động lực chuyển dịch mô hình tăng...


Hotline: 0908 16 98 98