Tổng Bí thư: Lập 'quỹ nhà ở quốc gia', nghiên cứu 'cảng miễn thuế'

28/02/2025 14:51
28-02-2025 14:51:00+07:00

Tổng Bí thư: Lập 'quỹ nhà ở quốc gia', nghiên cứu 'cảng miễn thuế'

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu nghiên cứu thành lập "Quỹ nhà ở quốc gia" để phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn; nghiên cứu hình thành mô hình "Cảng miễn thuế" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics lớn, phát triển.

Chiều ngày 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo và định hướng quản lý tài sản, tiền số ở Việt Nam.

Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết

Cơ bản nhất trí với 10 giải pháp chiến lược được đề xuất trong báo cáo, trong thời gian tới Tổng Bí thư lưu ý, cả trước mắt và trong dài hạn, yêu cầu trước tiên, xuyên suốt là phải huy động được mọi thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp, người dân cùng tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội, cùng tích cực lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất để đóng góp vào tăng trưởng và phát triển của đất nước. Mọi thể chế, cơ chế, chính sách phải hướng tới và đạt được yêu cầu này.

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, Tổng Bí thư yêu cầu phải tập trung cải cách, thúc đẩy cả về phía cung và phía cầu một cách phù hợp với thực tiễn và tính chất, trình độ của nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, thúc đẩy các yếu tố về phía cung sẽ bảo đảm yêu cầu tăng trưởng cho dài hạn, ít hệ luỵ nhưng sẽ có độ trễ cao hơn; thúc đẩy các yếu tố về phía cầu sẽ có thể nhanh hơn nhưng kèm theo nhiều rủi ro hơn.

Tổng Bí thư Tô Lâm. Ảnh: TTXVN

Về phía cung, theo Tổng Bí thư, cần tiếp tục tập trung cải cách mạnh mẽ thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân, phấn đấu trong năm 2025 giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính; giảm ít nhất 30% chi phí kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực hải quan, chi phí tuân thủ quy định, chi phí không chính thức...

Đồng thời, bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết; phấn đấu trong vòng 2 - 3 năm tới môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu trong ASEAN.

Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu, áp dụng khung pháp lý chuyên biệt góp phần đưa hệ thống pháp luật Việt Nam bắt kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế số, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế, đặc biệt là công nghệ tài chính, trí tuệ nhân tạo (AI), kinh tế nền tảng, thương mại điện tử và đặc khu kinh tế.

Cùng với đó là đề xuất khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát đối với các ngành công nghệ mới; đề xuất khung pháp lý riêng cho đặc khu kinh tế và đặc khu công nghệ như các cơ chế thuế đặc biệt ưu đãi, cơ chế đặc thù trong giải quyết các tranh chấp thương mại trong đặc khu...

Đối với chính sách đất đai và thị trường bất động sản, Tổng Bí thư nhấn mạnh đến việc phải khơi thông, thúc đẩy các giao dịch và thu hút nguồn vốn đầu tư vào thị trường; thúc đẩy đô thị trở thành động lực tăng trưởng của quốc gia trên cơ sở hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng cao và đồng bộ; xây dựng hệ thống bản đồ số quốc gia về quy hoạch và giá đất.

Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu thành lập "Quỹ nhà ở quốc gia" để phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Bên cạnh đó là áp dụng chính sách tài chính mở cho các mô hình trung tâm tài chính quốc tế; tranh thủ hiệu quả đầu tư gián tiếp của nước ngoài; nghiên cứu hình thành mô hình "Cảng miễn thuế" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics lớn, phát triển "Cổng một cửa đầu tư quốc gia" nhằm tăng cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Đồng thời thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; xử lý triệt để ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TPHCM và các thành phố lớn.

Một nội dung đáng chú ý khác cũng được Tổng Bí thư nhấn mạnh là thực hiện chính sách thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước và chính sách đặc biệt đối với cán bộ, công chức đạt thành tích tốt trong công việc; đồng thời, có cơ chế đưa ra khỏi bộ máy những người không đủ năng lực, phẩm chất. Cụ thể hóa hơn nữa chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm.

Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, có cơ chế và tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương. Bên cạnh đó, cần quan tâm hoàn thiện chính sách ứng phó với già hóa dân số.

Quản lý tiền kỹ thuật số dưới dạng một loại tài sản ảo 

 Về phía cầu, Tổng Bí thư nêu rõ, tập trung theo hướng đẩy mạnh đầu tư của Chính phủ cho hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược và nền tảng của quốc gia, cả về phương diện số lượng, chất lượng và tính đồng bộ; thúc đẩy đầu tư tư nhân thông qua việc kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch, an toàn, chi phí thấp, dễ tiếp cận vốn tín dụng.

Cùng với đó là thúc đẩy tiêu dùng nội địa, chỉ khi thúc đẩy được tiêu dùng nội địa mới giúp tăng trưởng GDP bền vững; gia tăng xuất khẩu ròng. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản chế biến trên cơ sở phát triển kinh tế nông nghiệp thay vì sản xuất nông nghiệp thuần túy; công nghiệp hóa nông nghiệp; điều chỉnh chính sách hạn điền để tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất; khuyến khích thí điểm các hình thức hợp tác mới trong nông nghiệp.

Tổng Bí thư: Quốc hội và các cơ quan của Chính phủ cần sớm thể chế hóa và cụ thể hóa để quản lý đồng tiền kỹ thuật số. Ảnh: TTXVN

Ngoài ra, cũng cần thực hiện chính sách tài khóa mở rộng; chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng...

Về vấn đề quản lý đồng tiền kỹ thuật số, Tổng Bí thư nhất trí với đề xuất của Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về việc cần sớm quản lý đồng tiền này dưới dạng một loại tài sản ảo để tránh các tác động tiêu cực đến nền kinh tế và các vấn đề xã hội, đồng thời giúp đóng góp giá trị cho kinh tế đất nước.

Quốc hội và các cơ quan của Chính phủ cần sớm thể chế hóa và cụ thể hóa để quản lý lĩnh vực này. Nghiên cứu áp dụng cơ chế thí điểm có kiểm soát (sandbox) để thành lập "Sàn giao dịch" cho hoạt động này.

* Đề xuất cho phép giao dịch tiền mã hóa trong trung tâm tài chính

Thu Hằng

VietNamNet

- 13:49 28/02/2025


 






TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chính quyền hai cấp: Bộ Nội vụ đề xuất cấp huyện dừng hoạt động từ ngày 1/7

Dự thảo luật được Bộ Nội vụ xây dựng theo hướng, HĐND, UBND và các cơ quan chuyên môn trực thuộc cấp huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố và...

Phát triển Trung tâm tài chính sẽ nâng cao uy tín và sức hấp dẫn của Việt Nam

Việc phát triển các Trung tâm tài chính (TTTC) sẽ nâng cao uy tín và sức hấp dẫn của Việt Nam, thu hút vốn đầu tư quốc tế, đóng góp vào GDP, tạo thêm việc làm và...

Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva thông báo chính phủ nước này đã quyết định công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, đưa Brazil vào nhóm hơn 70 quốc...

Tổng Bí thư: Dự kiến sau sáp nhập sẽ còn 34 tỉnh, thành và 5.000 xã, phường

Tổng Bí thư cho biết trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay dự kiến sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố; không tổ chức cấp huyện và sẽ tổ chức lại còn...

Tăng trưởng mà ít lệ thuộc vào mức cung tiền: Hãy học Singapore

Với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào ngân hàng như Việt Nam, mức tăng trưởng tín dụng hàng năm luôn đóng một vai trò quan trọng để hỗ trợ tăng trưởng, tuy nhiên...

TP.HCM có kế hoạch khẩn về sáp nhập xã, xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp

Sở Nội vụ sẽ tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền 2 cấp, tham mưu UBND TP trình...

EVN cần chủ động cho kịch bản tăng trưởng điện rất cao trong năm 2025

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải chuẩn bị kịch bản tăng trưởng điện rất cao, thậm chí đến 14% để phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước từ 8% trở...

Bất ngờ quy mô kinh tế của 11 tỉnh, thành phố không thuộc diện sắp xếp

Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương dự kiến giữ...

Thủ tướng đề nghị Skoda Auto xây dựng hệ sinh thái công nghiệp ôtô ở Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Skoda Auto tăng cường và mở rộng đầu tư, kinh doanh và hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất ôtô; phát triển hệ sinh thái...

Phương án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã của TPHCM có gì đặc biệt?

Nếu tính theo con số cơ học từ các đề xuất sáp nhập của 22 quận, huyện và TP Thủ Đức, TPHCM sẽ còn gần 70 đơn vị hành chính cấp cơ sở và 1 thành phố.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98