Cổ phiếu TNV tạo "cây thông", lãnh đạo vội vã thoát hàng

10/03/2025 12:16
10-03-2025 12:16:03+07:00

Cổ phiếu TNV tạo "cây thông", lãnh đạo vội vã thoát hàng

Từ mức tăng phi mã 292% chỉ trong 2 tuần, giá cổ phiếu TNV quay đầu giảm sàn không phanh, "bốc hơi" 79% giá trị từ mức đỉnh. Giữa chuỗi biến động mạnh, Phó Chủ tịch HĐQT tranh thủ đăng ký bán hết cổ phần, rút sạch vốn khỏi Công ty.

Cổ phiếu CTCP Thống Nhất Hà Nội (UPCoM: TNV) gây chú ý với chuỗi tăng nóng rồi giảm sàn, tạo ra đồ thị "cây thông". Dù chính thức giao dịch trên UPCoM từ ngày 08/11/2024, với giá tham chiếu 8,900 đồng/cp, nhưng phải đến 06/02/2025, cổ phiếu này mới bắt đầu có giao dịch khớp lệnh, đánh dấu bằng phiên tăng trần hơn 39%. Tiếp đó, TNV trải qua 8 phiên tăng trần liên tiếp, kéo dài đến ngày 18/02.

Ngày 19/02, giá cổ phiếu TNV giảm mạnh 14.71%. Nhưng phiên kế tiếp (20/02), thị giá TNV lại tăng trần, đạt mức đỉnh 48,600 đồng/cp, tương đương mức tăng 292% chỉ trong 2 tuần

Dù giá tăng mạnh nhưng thanh khoản rất thấp, trung bình chỉ 600 cp/phiên trong giai đoạn trên. Tuy nhiên, khi giá cổ phiếu bắt đầu giảm sàn từ ngày 24/02, thanh khoản tăng vọt, đạt bình quân 4,500 cp/phiên.

Đáng chú ý, từ ngày 27/02-05/03, TNV có chuỗi 5 phiên giảm sàn liên tiếp và tiếp tục mất thêm 10-14% giá trị trong 3 phiên sau đó. Đến sáng 10/03, giá TNV chỉ còn 11,600 đồng/cp, giảm 79% từ đỉnh nhưng vẫn cao hơn 35% so với giá tham chiếu ngày chào sàn.

Trước diễn biến tăng trần và giảm sàn liên tục, TNV đã giải trình, khẳng định hoạt động kinh doanh bình thường, giá cổ phiếu tăng giảm do cung cầu thị trường.

Diễn biến giá cổ phiếu TNV từ khi giao dịch trên UPCoM

Trong chuỗi tăng giảm bất thường, Phó Chủ tịch HĐQT Phạm Văn Minh đăng ký thoái toàn bộ 49,900 cp TNV nắm giữ (0.21%) từ ngày 26/02-26/03. Đáng chú ý, ngày 26/02 là phiên duy nhất TNV tăng giá trong chuỗi giảm sàn, tăng gần 14% lên 40,100 đồng/cp, sau đó giảm liên tục. Tạm tính theo giá phiên sáng 10/03, ông Minh có thể thu về gần 579 triệu đồng.

Thống Nhất Hà Nội là thương hiệu xe đạp lâu đời, thành lập từ năm 1960, vốn điều lệ đạt 237 tỷ đồng. UBND TP Hà Nội là cổ đông lớn nhất, sở hữu 45% vốn TNV. Cổ đông lớn khác là Công ty TNHH Đại Hoàng Long, nắm 41.68%. Đại Hoàng Long có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, chuyên đầu tư bất động sản và có trụ sở chính tại Bắc Ninh.

Về tình hình kinh doanh, dù doanh thu tăng trưởng ổn định, lợi nhuận TNV lại biến động mạnh. Năm 2019, trước dịch COVID-19, Công ty chỉ lãi ròng chưa đầy 500 triệu đồng. Đến năm 2022, lãi tăng vọt lên gần 14 tỷ đồng nhưng giảm mạnh 81% xuống dưới 3 tỷ đồng vào năm 2023.

Năm 2024, TNV ghi nhận doanh thu thuần 183 tỷ đồng và lãi ròng 4.5 tỷ đồng, tăng lần lượt 3% và 73% so với 2023. Riêng quý 4/2024, Công ty lại lỗ 579 triệu đồng do đặc thù kinh doanh theo mùa vụ và chi phí kho bãi tăng. Tính đến cuối năm 2024, TNV vẫn còn lỗ lũy kế gần 20 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh 10 năm qua của TNV

Thế Mạnh

FILI

- 11:14 10/03/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo dấu dòng tiền cá mập 24/04: Khối ngoại mua ròng trở lại

Phiên 24/04, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại đều thay đổi vị thế so với phiên trước đó. Trong khi tự doanh quay lại bán ròng thì khối ngoại nghiêng về...

Vì sao cổ phiếu CIG vừa thoát diện cảnh báo nhưng vẫn còn bị cảnh báo?

Ngày 23/04, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) đưa cổ phiếu CIG của CTCP COMA 18 ra khỏi diện cảnh báo vì đã khắc phục được ý kiến ngoại trừ trên BCTC kiểm toán...

Hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu V11

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo hủy đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu của CTCP Xây dựng số 11 (UPCoM: V11).

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 24/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

24/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay. 

Theo dấu dòng tiền cá mập 23/04: Giao dịch tập trung ở FPT

Phiên 23/04, tự doanh công ty chứng khoán mua ròng phiên thứ hai liên tiếp, còn khối ngoại đã quay lại bán ròng sau chuỗi 3 phiên mua.

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 23/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

23/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay. 

Theo dấu dòng tiền cá mập 22/04: Khối ngoại ồ ạt bắt đáy, mua ròng hơn 600 tỷ  

Chốt phiên 22/04, VN-Index giảm gần 10 điểm sau khi từng có thời điểm "bay hơi" tới hơn 70 điểm trong phiên. Khối tự doanh và khối ngoại đồng loạt quay lại mua...

Chiến tranh thương mại làm thay đổi khẩu vị đầu tư toàn cầu

Trong làn sóng bất ổn do căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, thị trường chứng khoán đã và đang chứng kiến sự dịch chuyển rõ rệt của các dòng vốn. Khi cổ phiếu...


Hotline: 0908 16 98 98