Đề xuất thí điểm giao dịch chứng khoán được mã hóa trên sàn tài sản số

27/03/2025 17:13
27-03-2025 17:13:04+07:00

Đề xuất thí điểm giao dịch chứng khoán được mã hóa trên sàn tài sản số

Đại diện Techcom Securities (TCBS) đề xuất giao dịch chứng khoán được mã hóa trên sàn tài sản số trong giai đoạn thí điểm.

Đề xuất trên được bà Đoàn Mai Hạnh, Giám đốc cao cấp Kinh doanh và tự doanh thị trường tài chính, Công ty Chứng khoán Kỹ thương (Techcom Securities - TCBS) nêu tại hội thảo "Kinh nghiệm và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hóa", ngày 27/3.

Sự kiện diễn ra trong bối các cơ quan quản lý đang hoàn thiện hồ sơ Nghị quyết thí điểm phát hành, giao dịch tiền mã hóa, tài sản mã hóa. Nghị quyết này dự kiến được trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp vào tháng 5.

Theo bà Đoàn Mai Hạnh, khi tài sản mã hóa được công nhận với hành lang pháp lý rõ ràng, TCBS sẽ tích hợp vào sản phẩm dịch vụ để cung cấp cho khách hàng. Bởi nó sẽ bổ sung kênh đầu tư, giúp đa dạng hóa danh mục và giảm thiểu rủi ro với khách hàng. Dù vậy, đại diện công ty chứng khoán này đánh giá tài sản mã hóa vẫn rất mới, tồn tại nhiều rủi ro, thách thức. Bởi vậy, bà Hạnh cho rằng nên lựa chọn kỹ những loại tài sản mã hóa cung cấp cho khách hàng.

Hiện nay, các sàn giao dịch lớn trên thế giới như Binance hỗ trợ giao dịch hơn 400 đồng tiền số, Coinbase trên 200 đồng. Tuy nhiên, theo lãnh đạo TCBS, Việt Nam nên thí điểm với lượng đồng tiền số giới hạn, có thể là những loại có giá trị và thanh khoản cao, được công nhận ở nhiều nền kinh tế.

Bà Đoàn Mai Hạnh, đại diện Techcom Securities phát biểu tại sự kiện ngày 27/3 ở Hà Nội. Ảnh: Hoàng Anh

Với các loại tài sản khác, bà Hạnh đề nghị thí điểm chứng khoán được mã hóa trên sàn giao dịch này. Bà giải thích loại sản phẩm này rất giống với những tài sản tài chính truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ. Cùng với đó, token (chữ ký điện tử) loại này có lợi thế hơn là có thể chia nhỏ so với chứng khoán truyền thống.

"Các tổ chức cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư đều có kinh nghiệm với những loại tài sản truyền thống nên khi đưa vào nền tài chính số sẽ an toàn hơn cho các bên", đại diện TCBS chia sẻ.

Đại diện quỹ đầu tư Dragon Capital cũng đề xuất thí điểm token hóa các sản phẩm quỹ ETF (Exchange Traded Fund) thông qua công nghệ blockchain. Các sản phẩm tài chính này được bảo chứng bằng tài sản thực (RWAs) và cung cấp bởi các tổ chức tài chính uy tín dưới sự giám sát của nhà quản lý. Đề xuất này nhằm khuyến khích nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường vốn bằng cách kết hợp giữa tài sản số và truyền thống.

Theo đó, các sàn giao dịch tập trung tại Việt Nam, vốn xử lý khối lượng giao dịch lớn có thể đóng vai trò trọng yếu trong giám sát pháp lý, đảm bảo tuân thủ KYC (nhận diện khách hàng) và AML (chống rửa tiền).

Việt Nam hiện chưa có khung pháp lý về tiền mã hóa, tài sản mã hóa nên nhiều doanh nghiệp chọn Singapore, Mỹ đăng ký rồi về hoạt động ở Việt Nam, gây mất lợi thế cạnh tranh và thất thu thuế. Còn ở góc độ người dùng, việc thiếu minh bạch dẫn tới rủi ro trong giao dịch. Do đó, việc sớm có khung pháp lý để định danh, định giá tài sản số sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, từ đó có tiền đầu tư.

Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng cần quy định chặt chẽ, giới hạn khi thí điểm mô hình tài chính mới này tại Việt Nam. Theo Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) Phạm Đức Trung, thị trường tài sản mã hóa vẫn hoạt động trong "vùng xám", song có nhiều sàn giao dịch, công ty đổi mới sáng tạo vẫn muốn hiện diện tại Việt Nam. Theo ông Trung, Chính phủ muốn chuẩn hóa thị trường, nên đây sẽ là một sàn thí điểm để từng bước hoạt động.

Bởi vậy, Chủ tịch VBA cho rằng các đơn vị nên nhìn nhận khó có nhiều sàn giao dịch và không phải một thị trường dành cho tất cả khi thực hiện thí điểm. Dù có thể không tham gia ở giai đoạn đầu tiên, ông Trung đề nghị các đơn vị cùng phối hợp với các cơ quan quản lý trong xây dựng chính sách, giúp thị trường trở nên lành mạnh.

Tuần trước, đại diện Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết trong dự thảo Nghị quyết đã trình Chính phủ, cơ quan này đề xuất thí điểm với quy mô hạn chế trong giai đoạn đầu. Việc này cũng giúp nhà chức trách có thời gian đưa ra chính sách phù hợp về quản lý tiền mã hóa, tài sản mã hóa. Bộ Tài Chính, Công an và Ngân hàng Nhà nước được đề xuất cùng quản lý sàn giao dịch tài sản mã hóa để hạn chế rủi ro an ninh tài chính.

Phó phòng chống khủng bố, Cục An ninh nội địa Dương Đức Hùng phát biểu tại sự kiện ngày 27/3. Ảnh: Giang Huy

Theo dữ liệu của VBA, tính đến cuối 2024 Việt Nam có khoảng 17 triệu người sở hữu tài sản mã hóa, nằm trong top 7 toàn cầu. Năm ngoái, Việt Nam nhận về hơn 105 tỷ USD tiền mã hóa, giảm so với mức 120 tỷ USD của 2023. Khoảng 20 sàn giao dịch loại tiền này hoạt động tại Việt Nam.

Liên quan tới phòng chống rửa tiền khi thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa, ông Dương Đức Hùng, Phó phòng chống khủng bố, Cục An ninh nội địa (Bộ Công an) đề nghị lập một tổ công tác liên ngành, gồm đại diện từ Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và VBA để giám sát, chia sẻ thông tin về các giao dịch đáng ngờ.

Việt Nam chưa ghi nhận các vụ việc về tài trợ khủng bố qua tiền mã hóa, nhưng nguy cơ này hoàn toàn hiện hữu. Bởi theo ông Hùng, Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, gần các nước từng bị ảnh hưởng bởi hoạt động khủng bố như Indonesia, Philippine, Thái Lan nên có thể trở thành điểm trung chuyển cho các dòng tiền bất hợp pháp xuyên quốc gia, gồm tài trợ khủng bố.

Đại diện Bộ Công an cũng đề xuất các chế tài xử phạt nghiêm, thậm chí rút giấy phép hay truy cứu trách nhiệm hình sự với những sàn không tuân thủ quy định.

Anh Tú

Vnexpress

- 16:11 27/03/2025







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tăng cường hợp tác hàng hải, đường thủy Việt Nam - Vương quốc Bỉ

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Chính phủ Vương quốc Bỉ với Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng) những năm qua, các tập đoàn đã nỗ lực cam kết, song hành cùng...

Vì sao hơn 5,2 triệu hộ kinh doanh 'mãi không chịu lớn'?

Khu vực hộ kinh doanh tạo ra 8-9 triệu việc làm, tương đương khối công ty tư nhân, nhưng họ "ngại lớn" bởi rào cản thuế, phí và năng lực.

Chuyên gia nêu 3 yếu tố cốt lõi để xây dựng trung tâm tài chính thành công

Các chuyên gia đại diện cho các tổ chức tài chính trong và ngoài nước đều cho rằng, để phát triển trung tâm tài chính thành công, các địa phương cần tập trung vào 3...

Để làm ra 1.000 USD, Việt Nam tiêu tốn điện gấp nhiều lần Indonesia và Philippines

Để tạo ra 1.000 USD, Việt Nam tiêu thụ khoảng 652 kWh điện, cao gấp gần 2,8 lần so với Indonesia (234 kWh) và 2,4 lần so với Philippines (270 kWh).

Thủ tướng chỉ đạo giải quyết dứt điểm vướng mắc hơn 1,500 dự án tồn đọng

Sáng 30/03, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn cho các dự án kéo dài, tồn đọng. Cuộc họp nhằm đánh giá tình hình...

Bắc Ninh động thổ 2 dự án FDI thuộc lĩnh vực công nghệ cao

Tại khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh II đã diễn ra Lễ động thổ dự án Nhà máy Victory Giant Technology Việt Nam và Dự án Công ty Trách nhiệm hữu hạn Green Precision...

Sẽ giảm mạnh thuế nhập khẩu ô tô

Hàng loạt mẫu ô tô nhập khẩu dự kiến sẽ giảm giá đáng kể sau khi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi giảm mạnh đến 50%.

Vốn đầu tư sân bay Long Thành được điều chỉnh lên gần 110,000 tỷ đồng

Tổng mức đầu tư mới của dự án là 109,717 tỷ đồng, tăng hơn 600 tỷ đồng so với mức được phê duyệt trước đó. Dự án dự kiến hoàn thành cơ bản vào năm 2025 và kết thúc...

Dứt khoát thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng đến Cà Mau trong năm 2025

Chiều 29/03, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp kiểm tra tiến độ triển khai 3,000 km đường bộ cao tốc, yêu cầu thần tốc, đột phá, dứt khoát thông tuyến cao...

Thuế tiêu thụ đặc biệt với xe bán tải: Nên tăng theo lộ trình?

Không ít đại biểu Quốc hội đề nghị cần xem xét tăng thuế thiêu thụ đặc biệt theo lộ trình đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép (xe bán tải).


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98