TP.HCM: Đầu tàu kinh tế sau gần 50 năm đổi mới

11/04/2025 11:14
11-04-2025 11:14:56+07:00

TP.HCM: Đầu tàu kinh tế sau gần 50 năm đổi mới

Gần 50 năm sau ngày thống nhất đất nước, TP.HCM vươn lên mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính hàng đầu cả nước với thu nhập bình quân đầu người đạt 7.600 đô-la Mỹ. Thành phố tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu và khát vọng bứt phá.

Tinh thần "năng động, sáng tạo, dám nghĩ - dám làm" không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành sức mạnh nội sinh, xuyên suốt các giai đoạn phát triển của TP.HCM. Chính tinh thần ấy là nền tảng lớn nhất để thành phố không ngừng đổi mới và kiến tạo, từng bước vươn lên trở thành một đô thị hiện đại, mang trong mình sứ mệnh lớn lao đối với cả nước.

Những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 là giai đoạn đầy thử thách của TP.HCM. Kinh tế suy giảm, tốc độ tăng trưởng GRDP chỉ đạt khoảng 2,7%/năm. Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn khó khăn ấy, TP.HCM đã chủ động tìm tòi, đổi mới từ thực tiễn để tháo gỡ những ràng buộc, mở đường cho công cuộc đổi mới đất nước tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI - 1986.  

Toàn cảnh trung tâm Quận 1, TP.HCM nhìn từ trên cao

Ông Phạm Chánh Trực - Nguyên Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, nhận định rằng chính tư duy đột phá, dám làm khác và hành động từ thực tế đã giúp TP.HCM trở thành điển hình trong quá trình đổi mới, đưa kinh tế Thành phố vượt qua giai đoạn trì trệ.

Ông Phạm Chánh Trực - Nguyên Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM

Không chỉ đóng vai trò mở đường cho tư duy đổi mới, TP.HCM còn là nơi khởi nguồn cho nhiều mô hình kinh tế năng động. Năm 1989, khi mô hình hợp tác xã kiểu cũ đứng trước nguy cơ phá sản do chuyển đổi sang cơ chế thị trường, bà Nguyễn Thị Nghĩa - Anh hùng Lao động, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM đã mạnh dạn đề xuất chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành phố thành Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố (nay là Saigon Co.op).

Những đổi mới sáng tạo vào thời điểm ấy từng khiến không ít người nghi ngờ về khả năng thành công, nhưng TP.HCM đã chứng minh điều ngược lại - không những làm được, mà còn làm tốt, tạo tiền đề cho những bước tiến dài sau này.

Anh hùng Lao động Nguyễn Thị Nghĩa - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM

Cùng với Saigon Co.op, TP.HCM cũng là nơi đặt nền móng cho nhiều mô hình kinh tế mới. Năm 1987, Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Công Thương ra đời - mở đầu cho mô hình ngân hàng cổ phần tại Việt Nam. Năm 1991, Khu chế xuất Tân Thuận - khu chế xuất đầu tiên của cả nước chính thức đi vào hoạt động. Đến năm 2000, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM được thành lập, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng thị trường tài chính. Năm 2002, Khu Công nghệ cao TP.HCM ra đời, trở thành một trong ba khu công nghệ cao đầu tiên tại Việt Nam.

Theo Nhà giáo Ưu tú - PGS.TS Trần Hoàng Ngân, TP.HCM luôn phát huy mạnh mẽ tính chủ động, sáng tạo, nhất là trong những giai đoạn khó khăn. Ông cho rằng, chính tinh thần dấn thân ấy đã giúp thành phố giữ vững vị thế đầu tàu kinh tế, đóng góp hơn 22% GDP và gần 1/3 ngân sách quốc gia mỗi năm.

Nhà giáo Ưu tú - PGS.TS Trần Hoàng Ngân

Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, TP.HCM cũng là địa phương đi đầu trong việc đề xuất và thí điểm những chính sách mang tính đột phá. Nhà giáo Ưu tú - PGS.TS Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh rằng, với quy mô dân số và kinh tế lớn, thành phố luôn đối mặt với nhiều thách thức. Trước thực tế đó, TP.HCM đã chủ động kiến nghị với Trung ương về các cơ chế, chính sách đặc thù, tiêu biểu là Nghị quyết 54 - sau này được nhân rộng ra 10 địa phương trên cả nước, và sau này là Nghị quyết 98, tạo hành lang pháp lý quan trọng để tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong phát triển đô thị.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết 98 ngày 24/6/2023

Theo GS.TS Nguyễn Trọng Hoài - Thành viên Hội đồng tư vấn triển khai Nghị quyết 98, TP.HCM hiện đang tận dụng tối đa các cơ chế đặc thù để hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng hai con số, đồng thời triển khai nhiều không gian phát triển mới như siêu cảng Cần Giờ, Trung tâm Tài chính quốc tế, cùng hàng loạt dự án chiến lược khác.

Sau gần 50 năm thống nhất đất nước, gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, hơn 3 năm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và gần 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, Thành phố đã khẳng định được vị thế là đô thị đặc biệt, trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội hàng đầu cả nước.

Từ nền tảng vững chắc đã xây dựng được trong quá khứ, TP.HCM hôm nay đang tự tin bước vào một kỷ nguyên phát triển mới cùng đất nước. Trước những thách thức ngày càng lớn, Thành phố không chỉ giữ vững tâm thế chủ động mà còn sẵn sàng hành động với tinh thần quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, để tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trên hành trình dựng xây và phát triển đất nước.

NGỌC QUÍ - HỒ ĐỨC - MINH KHÔI - QUANG HUY - HOÀNG TÂN - ANH KHUÊ

Trung tâm Tin tức HTV

- 17:10 09/04/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sẽ bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa mới vào ngày 15/3/2026

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 16 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là ngày chủ nhật 15/3/2026;...

EU mong muốn sớm nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện

Liên minh châu Âu mong muốn cùng Việt Nam tăng cường trao đổi, sớm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Thành phố Phú Quốc sẽ được tách ra làm 2 đặc khu

Các huyện đảo, thành phố đảo hiện nay sẽ được chuyển thành đơn vị hành chính cấp xã có tên gọi là đặc khu. Theo đó, hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo;...

50 năm non sông liền một dải - Bài 7: Viết tiếp câu chuyện nghĩa tình

Trong hành trình 50 năm xây dựng và phát triển, TPHCM không chỉ giữ vai trò đầu tàu kinh tế, phát triển năng động, văn minh, hiện đại; mà sâu thẳm trong từng con...

Quyết định cách đặt tên, quy mô dân số, diện tích xã, phường sau sáp nhập

Phường sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 5,5km2 trở lên. Đối với phường thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải có quy mô dân số từ 45.000 người trở lên.

Việt Nam - Trung Quốc ký kết 7 văn kiện quan trọng lĩnh vực đường sắt và đường bộ

Việc ký kết các văn kiện trên góp phần vào thành công của chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thời...

Thủ tướng: Doanh nghiệp Nhà nước cần xông pha về chuyển đổi số, tạo động lực tăng trưởng mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh vai trò tiên phong và trách nhiệm lớn lao của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong bối cảnh thế giới có nhiều...

Trước khi sáp nhập, quy mô kinh tế Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định có gì đặc biệt?

Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định sẽ về sáp nhập, dự kiến lấy tên là tỉnh Ninh Bình. Vậy, quy mô kinh tế 3 địa phương này ra sao trước khi về dưới một mái nhà?

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều ngày 14/04, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình - Tổng Bí thư Ban Chấp...

Thủ tướng: Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 01/07

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo Bộ Nội vụ chủ động hướng dẫn, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương chuẩn bị...


Hotline: 0908 16 98 98