Quỹ ETF ra đời sẽ giải quyết được những vấn đề gì?

12/01/2013 20:00
12-01-2013 20:00:00+07:00

Quỹ ETF ra đời sẽ giải quyết được những vấn đề gì?

Là một loại hình quỹ mở, tuy nhiên quỹ ETF thừa hưởng những đặc tính tốt nhất của cả quỹ mở và quỹ đóng, đồng thời loại bỏ những hạn chế của hai quỹ này.

* Quỹ ETF vàng sẽ thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và quốc tế


Dưới đây là những ưu điểm của sản phẩm quỹ ETF so với quỹ đại chúng truyền thống do UBCK đưa ra:

Đối với nhà đầu tư

- Quỹ ETF có tính minh bạch cao hơn cả quỹ đóng và quỹ mở. Cụ thể danh mục cơ cấu của quỹ ETF được công bố hàng ngày. Danh mục này về cơ bản cũng chính là danh mục đầu tư của quỹ; giá trị tài sản ròng tham chiếu iNAV được công bố theo thời gian thực, giúp nhà đầu tư dễ ra các quyết định đầu tư; giá trị tài sản ròng NAV được công bố hàng ngày; số lượng chứng chỉ quỹ phát hành/mua lại;

- Dễ tiếp cận, phù hợp với nhiều loại hình nhà đầu tư (ưu điểm giống như quỹ đóng, quỹ mở): Với cơ chế giao dịch của quỹ đóng, đơn vị giao dịch nhỏ phù hợp với nhà đầu tư nhỏ lẻ. Trong khi đó, với cơ chế giao dịch lô lớn của quỹ mở, sản phẩm này phù hợp với nhà đầu tư lớn;

- Cơ chế giao dịch linh hoạt, tiện ích (ưu điểm giống như quỹ đóng): Chứng chỉ quỹ ETF niêm yết, vì vậy có thể áp dụng nhiều loại lệnh giao dịch khác nhau như khi giao dịch cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể sử dụng hệ thống giao dịch trực tuyến, hoặc sử dụng các dịch vụ tài chính khác như giao dịch ký quỹ... đối với chứng chỉ quỹ ETF;

- Tính thanh khoản (ưu điểm của cả quỹ đóng, quỹ mở): Chứng chỉ quỹ ETF được niêm yết, vì vậy được giao dịch hàng ngày với mức giá không quá chênh lệch so với giá trị tài sản ròng;

- Danh mục đầu tư được đa dạng hóa. Là công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả;

- Chi phí quản lý thấp. Quỹ ETF là loại hình quỹ thụ động, quản lý theo danh mục chỉ số đã được xác định sẵn, tiết giảm chi phí phân tích, chi phí đầu tư, chi phí giao dịch. Nhìn chung, tỷ lệ chi phí hoạt động của quỹ thấp hơn nhiều so với quỹ đóng, quỹ mở truyền thống.

Đối với nền kinh tế (theo kinh nghiệm quốc tế)

Thứ nhất, quỹ ETF chứng khoán có thể là một công cụ hiệu quả để xử lý nợ xấu và sỡ hữu chéo. Cụ thể, quỹ ETF và quỹ bất động sản đã từng được Chính phủ Nhật Bản chú trọng sử dụng trong giai đoạn 2001-2006 nhằm mục đích xử lý nợ xấu và sở hữu chéo tại các tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản.

Trong giai đoạn phát triển nóng thập kỷ 70-80, nhiều tập đoàn công nghiệp của Nhật Bản thành lập ngân hàng. Các ngân hàng này nắm giữ cổ phiếu của các công ty con trực thuộc tập đoàn (sở hữu chéo). Nhiều ngân hàng cũng cấp tín dụng với tài sản bảo đảm là cổ phiếu niêm yết, hoặc bất động sản.

Thập kỷ 90, nền kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, TTCK sụt giảm, dẫn tới giá trị các cổ phiếu nằm trong danh mục đầu tư của các Ngân hàng hoặc các cổ phiếu, bất động sản là tài sản bảo đảm cũng giảm mạnh. Điều này làm ảnh hưởng tới bảng cân đối của hệ thống ngân hàng, làm giảm tỷ lệ an toàn vốn, giảm năng lực cung tín dụng của cả hệ thống ngân hàng nói chung.

Để tháo gỡ tình trạng này, Chính phủ Nhật Bản cho phép hình thành các quỹ ETF và các quỹ đầu tư bất động sản, thực chất là việc chứng khoán hóa các tài sản (nợ xấu, sở hữu chéo) trong hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng đưa cổ phiếu trong danh mục đầu tư vào các quỹ ETF, đưa các hạng mục bất động sản vào các quỹ đầu tư bất động sản (REITS). Đổi lại, các ngân hàng nhận các chứng chỉ quỹ ETF và chứng chỉ quỹ đầu tư bất động sản (REITS), đều là các sản phẩm niêm yết, thanh khoản cao và không nằm trong danh mục các tài sản bị loại trừ khi tính chỉ tiêu an toàn vốn theo chuẩn Basel.

Điều này cải thiện đáng kể chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng, làm sạch bảng cân đối kế toán của các tổ chức này; tăng tỷ lệ an toàn tài chính, làm giảm nợ xấu, giảm dự phòng trích lập, từ đó làm tăng khả năng cung tín dụng của cả hệ thống ngân hàng.

Những nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản đã đạt được những thành tựu quan trọng, giá trị tài sản của các quỹ ETF tăng mạnh qua các năm, góp phần xử lý một khối lượng lớn tài sản đọng trong hệ thống ngân hàng. Cụ thể 11,528 tỷ USD (năm 2001); 32,517 tỷ USD (2002); 38,378 tỷ USD (2003); 40,335 tỷ USD (2004); 47,987 tỷ USD (2005) và 53,340 tỷ USD (2006).

Thứ hai, quỹ ETF còn là công cụ phòng chống khủng hoảng. Điển hình là sự ra đời và can thiệp của Chính quyền Hồng Kông nhằm chống đầu cơ tiền tệ trong giai đoạn khủng hoảng tài chính ở châu Á. Nhà đầu cơ nước ngoài giữ vị thế bán hợp đồng tương lai chỉ số trong giai đoạn 1997-1998, gây áp lực khiến TTCK Hồng Kông HSI sụt giảm mạnh, dẫn tới Chính quyền Hồng Kông phải mua danh mục chứng khoán cấu thành chỉ số HSI nhằm chặn đà giảm của chỉ số, hạn chế đầu cơ phái sinh và đầu cơ tỷ giá của giới đầu cơ nước ngoài. Tới tháng 12/1998, trên cơ sở danh mục chứng khoán nắm giữ, Chính quyền Hồng Kông thành lập quỹ ETF TraHK (Tracker fund) quản lý bởi State Street Global Advisors Asia (chi tiết tại Phụ lục 2). Mặc dù việc can thiệp của Hồng Kông vào TTCK vẫn đang là một chủ đề gây nhiều tranh cãi, tuy nhiên, hiệu quả của quỹ ETF TraHK trong việc ngăn ngừa khủng hoảng ở Hồng Kông là một sự thành công không thể phủ nhận.

Thứ ba, tăng tính hấp dẫn cho TTCK, đặc biệt là thị trường thứ cấp. Tạo ra sản phẩm đầu tư minh bạch, cơ chế giao dịch linh hoạt, đa dạng hóa rủi ro và được quản lý chuyên nghiệp; giúp TTCK thu hút thêm nhà đầu tư mới, dòng vốn mới trên thị trường thứ cấp, tạo sự lan tỏa dễ thu hút thêm nguồn vốn cho nền kinh tế qua thị trường sơ cấp.

Thứ tư, thay đổi hành vi và văn hóa đầu tư. Thay vì thực hiện đầu tư vào từng mã chứng khoán riêng biệt, đòi hỏi nhiều thời gian để phân tích thị trường và thời điểm giao dịch. Điều này ngày càng trở nên khó khăn hơn khi số lượng cổ phiếu niêm yết ngày một nhiều hơn, thậm chí lên tới hàng nghìn mã cổ phiếu. Với sản phẩm quỹ ETF, nhà đầu tư sẽ đầu tư vào một rổ chỉ số, dễ theo dõi và phù hợp với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, không chuyên nghiệp hoặc các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư tổ chức (quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm). Ngoài ra, việc đầu tư vào rổ chứng khoán (đầu tư theo chỉ sổ) cũng hạn chế hiện tượng thị trường bị lạm dụng, thao túng.

Thứ năm, thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, đặc biệt do cơ chế quỹ mở, nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế sở hữu số lượng chứng chỉ quỹ nắm giữ. Tuy nhiên, việc nhà đầu tư nước ngoài khi nhận lại danh mục cơ cấu, thì sẽ phải bán ra nếu vượt tỷ lệ sở hữu, sẽ vẫn giúp duy trì việc quản lý tỷ lệ sở hữu tại các tổ chức phát hành.

(Trích Tham luận của Vụ Quản lý các công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư chứng khoán - UBCK tại “Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển TTCK năm 2013” do UBCK tổ chức vào sáng 09/01)

Phước Phạm (Vietstock)

FFN







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cá mập PYN Elite lỗ hơn 8% trong tháng 4

Thị trường chứng khoán biến động tiêu cực cộng thêm tiền đồng suy yếu khiến hiệu suất đầu tư của cá mập PYN Elite Fund âm 8.24% trong tháng 4.

Quỹ thuộc SGI Capital tiếp tục bán sạch MWG, ACB, nâng tỷ trọng tiền mặt lên 70%

Quỹ Ballad Fund – trực thuộc SGI Capital – vẫn chưa thay đổi cái nhìn bi quan về thị trường chứng khoán, cho rằng việc tìm kiếm các cơ hội hấp dẫn cũng trở nên khó...

Một số lưu ý để đầu tư định kỳ (SIP) hiệu quả

Trong khoảng 3 năm trở lại đây, đầu tư định kỳ (systematic investment plan-SIP) được các quỹ mở và giới đầu tư quảng bá tương đối nhiều. Phần lớn ý kiến đều cho...

Hơn 8,000 tỷ đồng rút khỏi các quỹ ETF trong 4 tháng đầu năm

Làn sóng rút vốn khỏi các quỹ đầu tư ETF vẫn chưa dừng lại, với hàng ngàn tỷ đồng đã rời đi trong 4 tháng đầu năm.

Quỹ 400 triệu USD bán ròng mạnh HPG, VHM và nhiều cổ phiếu khác

Trong giai đoạn từ 15/04-03/05, iShares ETF - quỹ ETF chuyên tập trung vào các cổ phiếu thị trường cận biên và mới nổi - tiến hành bán ròng đối với toàn bộ các mã...

Giao dịch quỹ đầu tư trầm lắng

Sau kỳ nghỉ lễ dài, giao dịch của quỹ đầu tư trong 2 phiên (02-03/5/2024) rơi vào trạng thái trầm lắng với các giao dịch công bố đều đã được thực hiện trong tuần...

Quỹ đầu tư đẩy mạnh lực mua

Sau tuần giảm điểm mạnh kỷ lục tính từ tháng 10/2022, VN-Index phục hồi mạnh trong phiên 24/04, lấy lại mốc hỗ trợ tâm lý 1,200 điểm. Trong bối cảnh đó, các quỹ đầu...

Thêm một ETF mô phỏng VN DIAMOND lên sàn HOSE 

Ngày 24/04/2024, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) chính thức đưa 5.1 triệu chứng chỉ quỹ của Quỹ ETF KIM GROWTH VN DIAMOND (HOSE: FUEKIVND) vào giao dịch với...

Giao dịch quỹ đầu tư: Lực bán trỗi dậy

Tuần qua (15-19/04/2024), giao dịch quỹ đầu tư chứng kiến sự trỗi dậy của chiều bán sau nhiều tuần bị lực mua áp đảo.

Quỹ ETF trăm triệu đô bán ròng cổ phiếu Việt sau nhiều tuần im tiếng, loại hết THD

Sau nhiều tuần không động tĩnh, iShares ETF - quỹ ETF chuyên tập trung vào các cổ phiếu thị trường cận biên và mới nổi - tiến hành bán ròng đối với gần như toàn bộ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98