Vì sao ông Cao Duy Hải và bà Phương Anh bị bắt?

15/11/2018 06:32
15-11-2018 06:32:07+07:00

Vì sao ông Cao Duy Hải và bà Phương Anh bị bắt?

Đến lúc này đã có ba cựu lãnh đạo, lãnh đạo MobiFone và một vụ trưởng của Bộ TT&TT bị bắt giam liên quan đến dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG.

* Nguyên tổng giám đốc MobiFone bị bắt cùng cấp phó

Như đã thông tin, ngày 14-11, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Cao Duy Hải (nguyên tổng giám đốc Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, hiện là cán bộ Văn phòng Tổng Công ty Viễn thông MobiFone) và bà Phạm Thị Phương Anh (phó tổng giám đốc MobiFone) cùng về tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Hải, bà Anh là hai trong số những lãnh đạo của MobiFone có trách nhiệm liên quan đến các sai phạm trong quá trình mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).

Cuộc họp thống nhất giá khủng

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong tháng 9-2015, ông Lê Nam Trà (chủ tịch HĐTV MobiFone), ông Cao Duy Hải (tổng giám đốc, thành viên HĐTV Tổng Công ty MobiFone) cùng các thành viên công ty đã có một cuộc họp liên quan đến thương vụ này.

Từ cuộc họp này, ông Trà, ông Hải và các cá nhân liên quan đã đi đến thống nhất tỉ lệ mua cổ phần và mức giá mua AVG để đề xuất báo cáo Bộ TT&TT. Theo đó, mức giá mua 95% cổ phần AVG được đề xuất vào thời điểm này lên số tiền rất khủng.

Ngoài việc liên tục có nhiều báo cáo đánh giá các thuận lợi khi mua AVG như giúp tăng giá trị cho MobiFone khi cổ phần hóa, giúp MobiFone sẽ có doanh thu 5 tỉ USD vào năm 2020 thì chính HĐTV gồm ông Trà, ông Hải và cá nhân liên quan cũng thừa nhận có nhiều “thách thức”.

Chẳng hạn như đây là dự án đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp (DN) từ nguồn vốn của DN nhà nước có quy mô đầu tư lớn so với vốn điều lệ. Bên cạnh đó, kết quả định giá của các đơn vị định giá chuyên nghiệp có sự khác biệt lớn so với giá trị tài sản của AVG ghi trên sổ sách kế toán (cụ thể giá trị mảng truyền hình chỉ hơn 629 tỉ đồng nhưng được định giá hơn 9.366 tỉ đồng, gấp 15 lần giá trị sổ sách).

Dự kiến theo tính toán, nếu triển khai dự án AVG thì năm 2016 MobiFone phải đi vay số tiền lên đến hơn chục ngàn tỉ đồng, đồng thời các chỉ tiêu lợi nhuận, nộp ngân sách của MobiFone bốn năm tiếp theo sẽ giảm sút.

Tuy đưa ra thách thức nhưng cuối cùng các lãnh đạo HĐTV Công ty MobiFone vẫn đề xuất lãnh đạo Bộ TT&TT bổ sung dự án vào danh mục dự án nhóm A và phê duyệt dự án đầu tư mua cổ phần AVG. Đồng thời ông Trà, ông Hải và các thành viên MobiFone còn cho rằng: “Việc xác định tỉ lệ cổ phần mua và giá mua đề xuất của MobiFone (…) đã được tổng công ty phân tích dựa trên tài liệu của các đơn vị thẩm định giá, các báo cáo nghiên cứu của các tổ chức uy tín thế giới về xu thế phát triển dịch vụ truyền hình kết hợp với kết quả tự thẩm định và kết quả đàm phán với AVG…”.

Tham mưu sai, ký khống văn bản

Trước khi bị áp dụng các biện pháp tố tụng nói trên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) đã có các hình thức kỷ luật đối với hai bị can này.

Cụ thể, UBKTTƯ quyết định cách tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Cao Duy Hải, phó bí thư Đảng ủy, thành viên HĐTV, tổng giám đốc Tổng Công ty MobiFone. Lý do là ông Cao Duy Hải có nhiều vi phạm nghiêm trọng trong việc tham mưu cho HĐTV tổng công ty trình Bộ TT&TT quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án; trực tiếp ký nhiều văn bản liên quan đến dự án trái quy định.

Trong khi đó, cũng liên quan đến vụ này, Đảng ủy Khối DN trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với bà Phạm Thị Phương Anh, ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, phó tổng giám đốc MobiFone, cùng một số cá nhân khác.

Đảng ủy Khối DN trung ương xác định bà Phạm Thị Phương Anh đã thiếu trách nhiệm trong việc tham gia, trực tiếp đàm phán và chỉ đạo đàm phán với các cổ đông AVG; trực tiếp đàm phán, thỏa thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với các cổ đông AVG gây thiệt hại cho MobiFone. Đồng thời tham mưu cho Bộ TT&TT và MobiFone sử dụng kết quả thẩm định giá của Công ty AMAX; không kiểm tra tư cách pháp nhân của AVG, tính pháp lý của các cổ đông và cổ phần AVG.

Bà Phạm Thị Phương Anh chịu trách nhiệm chính trong việc trực tiếp ký các báo cáo đánh giá về dự án; kết quả tham mưu về hiệu quả của dự án; trực tiếp tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc MobiFone và HĐTV về chuẩn bị nguồn vốn để thanh toán cho các cổ đông AVG. Bà Anh cũng chịu trách nhiệm trong việc ký quyển dự án đầu tư dịch vụ truyền hình và ký khống biên bản họp Ban Tổng Giám đốc để thống nhất trình HĐTV dự thảo thỏa thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với các cổ đông AVG.

Thiếu trách nhiệm, cố ý làm trái

Thanh tra Chính phủ trước đó xác định lãnh đạo thuộc HĐTV MobiFone thời điểm mua AVG có nhiều vi phạm nghiêm trọng.

Cụ thể: MobiFone đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong việc đề xuất đầu tư, đánh giá thực trạng tài chính, kinh doanh của AVG; lựa chọn các đơn vị tư vấn thẩm định giá; trình Bộ TT&TT phê duyệt dự án đầu tư…

Những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone đã gây nguy cơ làm thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại MobiFone hơn 7.000 tỉ đồng, làm sụt giảm lớn hiệu quả kinh doanh ngay từ năm 2016 và các năm tiếp theo.

Trước đó, ngày 10-7, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng để điều tra các sai phạm liên quan đến thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần của AVG.

Cơ quan điều tra cũng đã quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam ông Lê Nam Trà - nguyên chủ tịch HĐTV, nguyên tổng giám đốc MobiFone (khi bị khởi tố đang công tác tại Văn phòng Bộ TT&TT), ông Phạm Đình Trọng - vụ trưởng Vụ Quản lý DN, Bộ TT&TT để điều tra về cùng tội danh vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.

NGUYỄN ĐỨC - TUYẾN PHAN

PHÁP LUẬT







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Được gỡ cơ chế, điện mặt trời mái nhà sẽ tăng mạnh thời gian tới

Theo Bộ Công Thương và các doanh nghiệp, điện mặt trời mái nhà là xu hướng và sẽ phát triển rất nhanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới do hàng hoá của các doanh...

Bộ trưởng Xây dựng vừa ký 7 văn kiện quan trọng với Trung Quốc

Theo Bộ Xây dựng, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Bộ Xây dựng đã ký 7 văn kiện quan trọng liên...

Tăng cường chống gian lận xuất xứ, bảo vệ uy tín và lợi ích hàng xuất khẩu

Lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu Cục Xuất nhập khẩu đề xuất các biện pháp ngăn chặn tình trạng chuyển tải bất hợp pháp, chống gian lận xuất xứ, bảo vệ uy tín và lợi...

Gây thiệt hại 38 tỉ đồng, cựu tổng giám đốc Tổng công ty Chè Việt Nam bị đề nghị 11-12 năm tù

Trong quá trình quản lý, sử dụng các khu nhà đất, cựu tổng giám đốc Vinatea Nguyễn Thiện Toàn cùng các đồng phạm đã gây thiệt hại cho nhà nước.

Đề xuất DNNN có chế độ trả lương như doanh nghiệp tư nhân

Đề xuất cho doanh nghiệp nhà nước được trả lương như doanh nghiệp tư nhân là một ý kiến đáng chú ý của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân...

Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân sắp hầu tòa phúc thẩm

Sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt; còn bị cáo Lê Thanh Vân, kháng cáo kêu oan. Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm sẽ...

Máy bay Trung Quốc chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 89/2025 cho phép nhập khẩu nhiều chủng loại máy bay bao gồm Brazil, Canada, Nga, Anh và Trung Quốc.

Phấn đấu có tối thiểu 10 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến

Các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan đại diện chủ sở hữu cần ưu tiên nguồn lực quốc gia đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi...

Cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây tăng phí từ ngày 5/5

Mức phí lưu thông trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ tăng phí từ 2,100 đồng/km lên 2,240 đồng/km, tương ứng với mức tăng 7% (đã bao gồm thuế VAT) từ ngày...

Bộ Công Thương nói gì về trách nhiệm vụ sản xuất sữa giả, thu lợi 500 tỉ đồng?

Bộ Công Thương khẳng định không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm sản xuất sữa giả.


Hotline: 0908 16 98 98