Dùng hệ số P/E quyết định đầu tư

03/04/2019 13:08
03-04-2019 13:08:25+07:00

Dùng hệ số P/E quyết định đầu tư

P/E (Price/Earnings Ratio) là hệ số giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập mà nó mang lại.

Hệ số P/E trước hết biểu hiện mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lời thu được từ một cổ phiếu nào đó. Ví dụ, P/E = 25 nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra 25 đồng để thu được 1 đồng lãi từ cổ phiếu này.

P/E phản ánh kỳ vọng của thị trường về sự tăng trưởng giá cổ phiếu trong tương lai. Người ta so sánh P/E của các công ty cùng ngành, P/E của công ty nào cao hơn mức bình quân có nghĩa thị trường kỳ vọng công ty này sẽ ăn nên làm ra trong thời gian tới. Một công ty có P/E càng cao thì kỳ vọng của thị trường vào lợi nhuận của công ty càng cao, do đó thu hút được càng nhiều nhà đầu tư. Ngược lại, khi họ ít hoặc không kỳ vọng vào khả năng sinh lời lớn của công ty thì mức giá họ sẵn sàng bỏ ra khi mua cổ phiếu thấp, dẫn đến P/E thấp, biểu hiện giá cổ phiếu này đang trên xu hướng giảm.

Tuy nhiên, hệ số quá cao chưa hẳn là tốt nếu xảy ra tình trạng đầu cơ hoặc có quá nhiều nhà đầu tư tập trung vào một cổ phiếu (khiến giá cổ phiếu quá đắt). Bên cạnh đó, hệ số quá cao còn đồng nghĩa cổ phiếu chứa đựng nhiều rủi ro. Nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không gặp thuận lợi và kết quả đạt được không như kỳ vọng thì khả năng giảm giá của cổ phiếu càng mạnh; do đó khả năng thiệt hại đối với nhà đầu tư càng lớn.

Cổ phiếu P/E cao vẫn hấp dẫn nhà đầu tư

Ví dụ điển hình là cổ phiếu YEG của CTCP Tập đoàn Yeah1. Yeah1 được thành lập vào tháng 9/2006 với tên gọi ban đầu là CTCP Tập đoàn Đại Sứ Trẻ và chính thức ra mắt www.yeah1.com, đến tháng 9/2017 mới đổi thành tên gọi như hiện nay.

Ngày 26/06/2018, Yeah1 chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) với giá tham chiếu 250,000 đồng/cp. Đây là doanh nghiệp truyền thông đầu tiên tại Việt Nam đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán. Trước ngày niêm yết, Yeah1 được mô tả như một “hiện tượng” khi công bố giá cổ phiếu cao hơn nhiều doanh nghiệp lớn như Sabeco (222,700 đồng/cp ngày 26/06/2018), Vinamilk (175,900 đồng/cp ngày 26/06/2018), Thế giới Di động (120,000 đồng/cp ngày 26/06/2018)...

Trong ngày giao dịch đầu tiên, giá cổ phiếu YEG đã tăng kịch biên độ 20%, đạt ngưỡng 300,000 đồng/cp và là cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Ngày 27/06/2018, YEG xuất hiện một loạt lệnh mua thỏa thuận của khối ngoại với giá trị hàng ngàn tỷ đồng, 7.72 triệu cp YEG được sang tay cho khối ngoại tại mức giá 300,000 đồng/cp, tương đương giá trị 2,316 tỷ đồng, chiếm 85% tổng giá trị giao dịch sàn HOSE. Đến ngày 28/06/2018, giá cổ phiếu này tăng lên đến 343,000 đồng/cp.

Mức giá trên khiến nhiều nhà đầu tư giật mình xen lẫn hoài nghi về giá trị thực của cổ phiếu. Năm 2018, P/E của YEG lên đến hơn 52 lần, trong khi P/E toàn thị trường chỉ ở mức hơn 15 lần. Nếu đem YEG so với cổ phiếu các công ty đầu ngành khác như MWG của Thế giới Di động, VNM của Vinamilk hay SAB của Sabeco, thì từ tỷ suất sinh lời đến quy mô tổng tài sản của công ty dẫn đầu trong thị trường truyền thông này còn khiêm tốn.

Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT Yeah1, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, cho rằng: “Việc so sánh giá cổ phiếu YEG với các ngành khác là cách nhìn không hiểu ngành, bởi Media và truyền thông là một lĩnh vực hoàn toàn mới. Thị trường là toàn cầu và sản phẩm là không giới hạn".

Vậy, ai đặt cược vào YEG? Đó là những cổ đông và nhà đầu tư mua “triển vọng tương lai” của YEG. Đại diện VinaCapital (cổ đông lớn của Yeah1) cho rằng lợi nhuận hằng năm của Yeah1 rất cao. Chưa kể, ngành kinh doanh của Yeah1 là ngành độc quyền, tiềm năng, nên nhà đầu tư mua vì kỳ vọng chứ không tính trên hệ số P/E.

Một nhà phân tích cho biết giá trị cổ phiếu YEG có thể hợp lý trong 2 năm tới, nếu có thể giữ mức tăng trưởng nhanh. Số liệu báo cáo tài chính cho thấy từ năm 2015 đến nay, mức tăng trưởng doanh thu hàng năm của Yeah1 luôn trên 39%. Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế (LNST) năm 2017 gần 266%, năm 2018 hơn 139% (sau kiểm toán).

Câu chuyện YEG lẽ ra sẽ suôn sẻ hơn nếu không có sự cố Youtube khiến giá cổ phiếu giảm đáng kể. Hiện, hệ số P/E của YEG còn 21.8 lần (ngày 29/03). Giá cổ phiếu YEG đã tăng nhẹ trở lại sau đợt giảm.

Dùng hệ số P/E quyết định đầu tư

Các chuyên gia thường nhắn nhủ nhà đầu tư cân nhắc khi mua cổ phiếu có hệ số P/E quá cao, vì sẽ rủi ro khi công ty gặp sự cố và lợi nhuận đột ngột suy giảm.

P/E thấp là đặc tính thường thấy ở các cổ phiếu giá trị. P/E cao thường gắn liền với những công ty tăng trưởng. Cổ phiếu có P/E cao thường rủi ro hơn P/E thấp. Để chọn cổ phiếu giá trị và an toàn, nhà đầu tư thường lọc những cổ phiếu có hệ số P/E < 10. Tuy nhiên, P/E từ 5-12 là bình thường. Thông thường, nhà đầu tư có thể xem xét các doanh nghiệp có P/E < 1/Lãi suất ngân hàng. Ví dụ: Lãi suất ngân hàng = 6.5%, thì khi đó P/E < 15.4.

Nhưng trên thực tế, nhiều cổ phiếu có P/E cao vẫn tăng giá, trong khi cổ phiếu có P/E thấp không thể tăng giá trong một thời gian dài. Nếu chỉ thấy P/E của một cổ phiếu quá cao, bạn có thể sẽ mất cơ hội ăn mừng sự tăng giá phi mã của các cổ phiếu này.

Xem xét hệ số P/E của một cổ phiếu cao hay thấp phải xem xét mối liên quan với đặc thù ngành nghề, tốc độ tăng dự kiến lợi nhuận và doanh thu, triển vọng chung của nền kinh tế quốc dân. P/E hiện tại cao hay thấp không nói lên điều gì khi không so sánh với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của công ty.

Tuy nhiên, khi mua cổ phiếu có P/E cao, bạn phải đảm bảo đây là công ty chất lượng tốt, hoặc định giá cổ phiếu dựa trên phương pháp khác. Công ty phát triển nhanh hay không? (Nếu chỉ tăng trưởng 5-7% mà P/E cao ngất ngưởng, chứng tỏ giá cổ phiếu quá cao).

Gia Nghi

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

'Chênh vênh' tâm lý giao dịch chứng khoán và những bài học đắt giá

Nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường chứng khoán cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch. Có thể nói, yếu tố tâm lý của họ ảnh hưởng nhiều đến diễn...

Cẩn trọng với những chiêu trò lừa đảo chứng khoán trên mạng

Giao dịch trực tuyến ngày càng phổ biến giúp tiếp cận thị trường chứng khoán càng thêm thuận lợi hơn. Tuy nhiên, sự thuận lợi này kéo theo không ít chiêu trò lừa...

Kinh nghiệm nào cho nhà đầu tư qua sự cố hệ thống VNDirect?

Rủi ro với VNDirect cũng có thể xảy ra đối với bất kỳ công ty chứng khoán nào trên thị trường, dù doanh nghiệp đều đầu tư bài bản vào hệ thống công nghệ thông tin...

Hội quán Chứng khoán sinh hoạt định kỳ tháng 3/2024 với chủ đề “Cơ hội đầu tư quý 2 qua góc nhìn FA và Fn”

Sau giai đoạn tăng tốt về cả thanh khoản lẫn điểm số, thị trường chứng khoán trong tháng 3 đã có những tuần rung lắc, đặc biệt  phiên 19/03, chỉ số VN-Index giảm 42...

Trăn trở của nhà đầu tư nhỏ lẻ mỗi khi mùa báo cáo tài chính đến

Kết thúc năm 2023 cũng là lúc hàng ngàn báo cáo tài chính của các công ty niêm yết công bố với nhiều thông tin tích cực lẫn tiêu cực. Là một nhà đầu tư nhỏ lẻ, việc...

Từ vụ 'đánh bạc' cổ phiếu họ FLC, rút bài học về nguyên tắc đầu tư

Qua vụ việc thao túng thị trường chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết – cựu Chủ tịch tập đoàn FLC, một bài học lần nữa được nhắc lại, đó là nguyên tắc đầu tư và...

Warren Buffett: Kỷ nguyên tăng trưởng ấn tượng của Berkshire Hathaway đã qua

Huyền thoại Warren Buffett cảnh báo rằng đế chế đa ngành 905 tỷ USD của ông “gần như không có khả năng tăng trưởng ấn tượng” trong vài năm tới. Điều này đặt ra...

Warren Buffett ca ngợi Charlie Munger là kiến trúc sư của Berkshire Hathaway

Warren Buffett vừa chia sẻ sự kính trọng với huyền thoại Charlie Munger quá cố trong lá thư gửi cổ đông, ca ngợi Charlie Munger là kiến trúc sư của Berkshire...

Luận Cổ Nhơn, đàm chứng khoán

Đầu xuân Giáp Thìn 2024, tôi được một người đồng nghiệp giới thiệu trò chơi dân gian ở quê anh - Cổ Nhơn.

Bài học đắt giá nhất từ những nhà đầu tư hàng đầu thế giới

Không ai có thể đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn mà không trả qua những sai lầm. Từ đó, họ rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc và tự điều chỉnh lại chiến...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98