Chậm trả 4.000 tỉ, cao tốc hiện đại nhất Việt Nam ‘gánh nợ’

27/05/2019 20:52
27-05-2019 20:52:00+07:00

Chậm trả 4.000 tỉ, cao tốc hiện đại nhất Việt Nam ‘gánh nợ’

Chính phủ vừa có tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định cho phép bố trí 4.069 tỉ đồng từ khoản 10.000 tỉ đồng bố trí cho dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

 

Chính phủ đang trình xin bố trí hơn 4.000 tỉ đồng hoàn trả cho dự án cao tốc Hà Nội -Hải Phòng - ẢNH: LÊ TÂN

Đây là khoản nợ bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thuộc nghĩa vụ của ngân sách trung ương tại dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo cam kết trước đây của Chính phủ. Theo tờ trình, số tiền hơn 4.069 tỉ đồng này sẽ lấy từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn các dự án quan trọng quốc gia của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.

Năm 2007, dự án quốc lộ 5 mãn tải, Thủ tướng quyết định đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước khó khăn, dự án đã được triển khai đầu tư theo cơ chế thí điểm, theo đó, phần vốn nhà nước tham gia vào dự án được trả dần bằng ngân sách và bằng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất ở các khu đô thị được hình thành sau khi xây dựng tuyến đường.

Cụ thể, tại dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, ngân sách nhà nước sẽ bố trí thanh toán chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 4.069 tỉ đồng, trả nợ gốc đến hạn các khoản vay nước ngoài 300 triệu USD (thời gian từ 13 - 30 năm), một phần vốn tham gia của nhà nước được bố trí từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các khu đô thị, khu công nghiệp được hình thành sau khi tuyến đường xây dựng (khoảng 5.200 tỉ đồng).

Đáng chú ý, tính từ thời điểm dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bắt đầu triển khai đến nay đã hơn 10 năm, tuy nhiên, các khoản nhà nước cam kết trả cho nhà đầu tư (Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam - Vidifi) theo Quyết định 746/QĐ-TTg của Thủ tướng vẫn chưa được thực hiện.

Khó chuyển nhượng dự án

Trước đó, báo cáo Chính phủ và các bộ ngành, Vidifi cho biết, nếu các khoản hỗ trợ của nhà nước đối với dự án không nhanh chóng được cấp thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy.

Trao đổi với Thanh Niên, lãnh đạo Vidifi cho biết, doanh nghiệp này đang phải vay với lãi suất 10%/năm cho các khoản chưa được cấp, tiền lãi phát sinh do các khoản hỗ trợ chưa được cấp đã lên đến trên 800 tỉ đồng.

“Chúng tôi có nguy cơ phá sản. Ngoài ra, việc không trả được các khoản nợ vay nước ngoài (được Chính phủ bảo lãnh) sẽ ảnh hưởng đến các cam kết của Chính phủ đối với các nhà tài trợ vốn nước ngoài, ảnh hưởng đến uy tín, môi trường đầu tư tại Việt Nam và khiến doanh nghiệp không thể tái cơ cấu dự án”, lãnh đạo VIDIFI cho biết.

Cũng theo lãnh đạo Vidifi, thời gian trước, có nhóm nhà đầu tư từ Úc, châu Âu quan tâm tới vấn đề chuyển nhượng một phần dự án. Nhưng sau các cuộc đàm phán và đánh giá của Vidifi, các nhà đầu tư hiện đều băn khoăn, chưa đi vào đàm phán, thỏa thuận chi tiết các điều kiện chuyển nhượng vì họ cho rằng khoản cam kết hỗ trợ của nhà nước đối với dự án cần phải có lộ trình thực hiện rõ ràng.

 

Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng khởi công năm 2008 và hoàn thành, đưa vào khai thác toàn bộ vào ngày cuối năm 2015. Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được đánh giá là đường cao tốc hiện đại, chất lượng nhất Việt Nam. Hiện nay, lưu lượng xe đi trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng khoảng 27.000 lượt xe/ngày, chiếm hơn 45% tổng lưu lượng trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng.

Mai Hà

THANH NIÊN





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng khắc phục thiệt hại do bão số 3

Ngày 09/09/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 943/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng nhằm khắc phục thiệt...

Cần Thơ: Đẩy mạnh công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) theo Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017 và Nghị định số 80/2021/NĐ-CP...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư tại Lào

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Việt Nam sẽ tạo điều kiện tốt nhất và đề nghị phía Lào hỗ trợ cùng tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp thực hiện dự án tại quốc...

Một công ty bị truy tố tội trốn thuế trong vụ mua bán trái phép hóa đơn trị giá 13.000 tỉ đồng

Trong vụ mua bán trái phép hóa đơn, công ty này đã sử dụng 51 hóa đơn GTGT khống để kê khai, trốn hơn 31 tỉ đồng tiền thuế GTGT và thuế TNDN.

TPHCM: Đến năm 2030, kinh tế số sẽ đóng góp 40% GRDP, xây dựng Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

TPHCM đặt mục tiêu đến năm 2030 là đầu tàu về kinh tế, đi đầu trong hoạt động đổi mới sáng tạo. Phấn đấu kinh tế số đóng góp khoảng 40% GRDP, 40% doanh nghiệp có...

Dồn lực khắc phục sự cố lưới điện sau bão số 3

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang tập trung chỉ đạo Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) và các đơn vị trực thuộc tổng lực huy động lực lượng xử lý, khắc...

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên: Bộ Công an đã phát hiện những vụ lừa đảo qua mạng rất lớn

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 07/09, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho biết, Bộ Công an đã phát hiện những vụ lừa đảo qua mạng rất lớn có đầy đủ quy trình, quy...

Lo thiếu điện, Bộ Công Thương đề xuất phát triển điện hạt nhân cỡ nhỏ

Bộ Công Thương tính đến phương án tăng phát triển điện mặt trời và nghiên cứu giải pháp phát triển năng lượng hạt nhân lò phản ứng mô đun nhỏ, bao gồm nhà máy điện...

Bộ Tài chính: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 290 ngàn tỷ đồng, bằng 36% kế hoạch

Bộ Tài chính kiến nghị các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của...

Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng cho ‘nền kinh tế bạc’?

Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 khi tỷ lệ người cao niên trên 60 tuổi bắt đầu vượt ngưỡng 10%. Tỷ lệ này tiếp tục tăng nhanh và đạt 25%...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98