Cú vấp của nhà quản lý quỹ đại tài Neil Woodford (kỳ 2): Xung đột văn hóa

05/11/2019 15:00
05-11-2019 15:00:00+07:00

Cú vấp của nhà quản lý quỹ đại tài Neil Woodford (kỳ 2): Xung đột văn hóa

Trong lúc ông Woodford như đang ngủ quên trong hào quang của thành công, thì rắc rối bắt đầu nhen nhóm trong nội bộ công ty của Woodford. Vào năm 2000, Perpetual bị Invesco thâu tóm, một trong những nhà quản lý quỹ lớn nhất thế giới. Và rồi xung đột văn hóa xuất hiện.

* Cú vấp của nhà quản lý quỹ đại tài Neil Woodford (kỳ 1): “Ngôi sao” lóe sáng rực rỡ rồi chợt tắt

Các giám đốc Mỹ ở trụ sở Atlanta của Invesco xem văn phòng ở Anh như là phần nhỏ trong đế chế Invesco, trong khi ông Woodford và người đồng nghiệp Craig Newman lại xem họ như là những ngôi sao đã góp phần gầy dựng nên công ty này bằng tài năng ít ai sánh bằng.

Những nhà quản lý quỹ người Mỹ của Invesco lo sợ văn phòng ở Anh quá phụ thuộc vào thương hiệu cá nhân của ông Woodford và muốn phát triển các sản phẩm khác.

Ông Woodford có quan hệ khắn khít với những nhà quản lý quỹ Anh, thường trò chuyện và đi chơi cùng họ, nhưng lại rất ghét các giám đốc ở Mỹ. Ông Woodford cho rằng chính những nhà lãnh đạo Invesco đã kìm hãm sự tăng trưởng của quỹ do ông quản lý và từ đó làm giảm tiền thưởng của ông.

“Luôn luôn là do đám người Mỹ chết tiệt”, một người từng là bạn của ông Woodford nói.

Nỗi oán hận của Woodford cuối cùng cũng lan sang những đồng nghiệp trong nhóm. Woodford dường như tin rằng ông chính là người đã mang về hàng tỉ USD cho các quỹ ở Anh của Invesco và những đồng nghiệp cũng ăn nhờ vào tài năng của ông.

Ông bắt đầu xa cách với đồng nghiệp. Thay vì ngồi chung bàn với nhóm và tham gia những cuộc tranh luận về thị trường, ông Woodford yêu cầu xây dựng một văn phòng kính để có thể ngăn cách với nhóm, theo lời của hai cựu nhân viên của Invesco.

Ông thường xuyên cáu kỉnh và điều đó ảnh hưởng xấu đến không khí trong văn phòng ở Henley. Một cựu đồng nghiệp nhớ lại cảnh ông Woodford từ chối sử dụng thẻ an ninh khi vào những phòng họp có khóa từ ở trên cửa. “Mỗi khi nổi giận, ông ấy sẽ cố dùng tay mở cửa ra. Bạn sẽ thấy rùng mình đấy”, người đồng nghiệp kể lại. “Bạn có thể tưởng tượng là họ đã phải thay bao nhiêu ổ khóa từ rồi đó”.

Neil Woodford

Những canh bạc “đặt cược vào cung trăng”

Khoảng năm 2010, ông Woodford bắt đầu cảm thấy hứng thú với việc đầu tư vào các công ty tư nhân nhỏ. Ông đầu tư vào những công ty tư nhân dường như với tâm thế muốn thắng lớn với tầm nhìn là sự tăng trưởng vượt bậc của các công ty nhỏ "tiềm năng" này. Nhưng trong thực tế, Woodford chưa có sự điều tra kỹ càng, cũng như không hiểu rõ về những rủi ro với loại hình đầu tư mà ông đang dấn thân. Đầu tư vào những công ty này, có thể được ví như cuộc chạy đua xem ai bước chân lên mặt trăng trước tiên vào thế kỷ trước.

Dẫu vậy, phong cách đầu tư này khác hẳn với danh tiếng của ông: Là người hay đầu tư vào các công ty lớn không mấy ai ưa thích. Thế nhưng, vì đang nắm trong tay hơn 30 tỷ Bảng Anh, việc bỏ một phần tiền vào một số thương vụ “đặt cược vào cung trăng” dường như là một canh bạc đáng làm.

Một công ty lọt vào tầm ngắm của ông là công ty chuyển đổi sinh khối của Mỹ, Xyleco. Có chân trong hội đồng quản trị của Công ty này là cựu Ngoại trưởng Mỹ George Shultz và cựu Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Steven Chu. Trong tháng 3/2012, Woodford đồng ý đầu tư 252 triệu USD vào Xyleco với tỷ lệ cổ phần ít hơn 7%, tức định giá công ty hơn 3.5 tỉ USD, theo những tài liệu mà Financial Times (FT) thu thập được.

Đây là số tiền đầu tư đáng kinh ngạc đối với một công ty chỉ có những bằng sáng chế khoa học. Khi các nhà quản lý quỹ ở Atlanta phát hiện ra thương vụ đặt cược của ông Woodford, họ cảm thấy choáng váng và quyết định phải ngăn chặn ông Woodford tham gia vào những canh bạc rủi ro quá cao. Họ đã tạo ra ủy ban nội bộ để đánh giá các khoản đầu tư vào các công ty tư nhân – tất nhiên là không có ông Woodford trong ủy ban này.

Cơ quan Kiểm soát Tài chính (FCA) của Anh cũng nhận thấy bản năng phiêu lưu đầy tính mạo hiểm của ông Woodford. Như trong giai đoạn 5/2008-11/2012, FCA phát hiện ra 3 quỹ của Invesco đã chấp nhận quá nhiều rủi ro và lượng nợ cao ngất ngưởng, dẫn tới khách hàng thua lỗ 5 triệu USD. 2 trong 3 quỹ này do ông Woodford quản lý. Thế là FCA bắt đầu điều tra kỹ càng hơn về những vi phạm của ông.

Ông Woodford không phải là nhân viên duy nhất của Invesco nhận lấy “trái đắng” khi công ty quyết định thúc đẩy các quỹ khác. Ông Newman – Trưởng bộ phận bán lẻ – phụ trách bán chứng chỉ quỹ của ông Woodford cũng chỉ được mức thưởng không đáng kể. Cảm nhận “cơn tam bành” của ông Woodford dành cho Invesco, ông Newman đã thuyết phục “ngôi sao” chọn cổ phiếu rời công ty và thành lập nên công ty của chính họ. “Ông Craig ngửi thấy máu lẫn trong nước”, một trong những nhân viên của Invesco nhớ lại.

Craig Newman, Giám đốc của Woodford Investment Management

Ông Newman cũng bị chất vấn vì cáo buộc lấy thông tin danh sách khách hàng và doanh số từ Invesco sau khi ông từ chức. Các tài liệu gây tranh cãi – do FT thu thập được – chứa đựng những thông tin quan trọng về lượng tiền mà các tổ chức đã đầu tư vào ông Woodford tại Invesco và ước tính về khoản phí mà công ty mới có thể thu từ các tổ chức này.

Phát ngôn viên của Woodford cho biết ông Newman phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào của mình và ông đã từ chức.

Invesco cho biết ông Newman từ chức vào ngày 31/05/2013 và họ không thể nhận định về thông tin chi tiết của những nhân viên đã ra đi.

Ông Newman dành hết sức lực vào việc thiết lập công ty đầu tư mới. Nhưng ông cần ông Woodford nhằm để thuyết phục những khách hàng chuyển tiền từ Invesco vào công ty mới. “Ông Craig chắc chắn bị tiền chi phối. Dù ông Neil được Invesco đối xử rất hậu hỉnh, nhưng bằng một cách nào đó, ông Craig đã cho rằng ông Neiln không được Invesco nể trọng”. Một người từng làm việc với ông Woodford và ông Newman. Thế là kế hoạch tạo dựng Woodford Investment Management được thực hiện.

Vương Đông (Theo Bloomberg)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

'Chênh vênh' tâm lý giao dịch chứng khoán và những bài học đắt giá

Nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường chứng khoán cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch. Có thể nói, yếu tố tâm lý của họ ảnh hưởng nhiều đến diễn...

Cẩn trọng với những chiêu trò lừa đảo chứng khoán trên mạng

Giao dịch trực tuyến ngày càng phổ biến giúp tiếp cận thị trường chứng khoán càng thêm thuận lợi hơn. Tuy nhiên, sự thuận lợi này kéo theo không ít chiêu trò lừa...

Kinh nghiệm nào cho nhà đầu tư qua sự cố hệ thống VNDirect?

Rủi ro với VNDirect cũng có thể xảy ra đối với bất kỳ công ty chứng khoán nào trên thị trường, dù doanh nghiệp đều đầu tư bài bản vào hệ thống công nghệ thông tin...

Hội quán Chứng khoán sinh hoạt định kỳ tháng 3/2024 với chủ đề “Cơ hội đầu tư quý 2 qua góc nhìn FA và Fn”

Sau giai đoạn tăng tốt về cả thanh khoản lẫn điểm số, thị trường chứng khoán trong tháng 3 đã có những tuần rung lắc, đặc biệt  phiên 19/03, chỉ số VN-Index giảm 42...

Trăn trở của nhà đầu tư nhỏ lẻ mỗi khi mùa báo cáo tài chính đến

Kết thúc năm 2023 cũng là lúc hàng ngàn báo cáo tài chính của các công ty niêm yết công bố với nhiều thông tin tích cực lẫn tiêu cực. Là một nhà đầu tư nhỏ lẻ, việc...

Từ vụ 'đánh bạc' cổ phiếu họ FLC, rút bài học về nguyên tắc đầu tư

Qua vụ việc thao túng thị trường chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết – cựu Chủ tịch tập đoàn FLC, một bài học lần nữa được nhắc lại, đó là nguyên tắc đầu tư và...

Warren Buffett: Kỷ nguyên tăng trưởng ấn tượng của Berkshire Hathaway đã qua

Huyền thoại Warren Buffett cảnh báo rằng đế chế đa ngành 905 tỷ USD của ông “gần như không có khả năng tăng trưởng ấn tượng” trong vài năm tới. Điều này đặt ra...

Warren Buffett ca ngợi Charlie Munger là kiến trúc sư của Berkshire Hathaway

Warren Buffett vừa chia sẻ sự kính trọng với huyền thoại Charlie Munger quá cố trong lá thư gửi cổ đông, ca ngợi Charlie Munger là kiến trúc sư của Berkshire...

Luận Cổ Nhơn, đàm chứng khoán

Đầu xuân Giáp Thìn 2024, tôi được một người đồng nghiệp giới thiệu trò chơi dân gian ở quê anh - Cổ Nhơn.

Bài học đắt giá nhất từ những nhà đầu tư hàng đầu thế giới

Không ai có thể đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn mà không trả qua những sai lầm. Từ đó, họ rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc và tự điều chỉnh lại chiến...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98