Ngành cảng biển: Tăng trưởng bất chấp đại dịch (Kỳ 1)

22/10/2021 13:07
22-10-2021 13:07:58+07:00

Ngành cảng biển: Tăng trưởng bất chấp đại dịch (Kỳ 1)

Với điểm nhấn từ tăng trưởng kinh tế, những hiệp định thương mại được ký kết cùng với sự đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng. Với hệ thống cảng biển ngày được cải thiện cả về số lượng và chất lượng, ngành cảng biển sẽ là bệ phóng quan trọng giúp Việt Nam vươn ra thế giới.

Ngành cảng biển tăng trưởng tốt

Giai đoạn trước khi dịch bệnh, tăng trưởng GDP của Việt Nam liên tục được duy trì ở mức cao, trên 6%. Theo đó, sản lượng hàng hóa qua cảng biển cũng như tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn này cũng có mức tăng ấn tượng lần lượt ở mức 11%-12%.

Giai đoạn dịch bệnh vừa qua đã có tác động tiêu cực lên tăng trưởng GDP cũng Việt Nam, năm 2020, kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng 2.91%. Tuy nhiên, sản lượng hàng hóa qua cảng biển vẫn giữ cho mình mức tăng tốt ở mức 3.68%. Về khối lượng, hàng container thông qua cảng biển năm 2020 đạt 22.14 triệu TEU, tăng 13% so với năm 2019.

Trong năm 2021, mức tăng trưởng được duy trì ở mức tốt bất chấp tình hình giãn cách có tác động mạnh tới các cảng biển ở khu vực phía Nam. Theo Cục Hàng hải Việt Nam, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển 9 tháng đầu năm đạt 535.7 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ 2020. Tổng khối lượng container qua cảng biển cả nước vẫn duy trì mức tăng trưởng ở mức 2 con số, với giá trị ước đạt 18.6 triệu TEU, tăng 15% so với cùng kỳ.

Nguồn: Cục Hải quan và Cục Hàng hải Việt Nam

Các Hiệp định ký kết và thúc đẩy thương mại

Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) hướng tới thị trường châu Âu, bước đầu đã cho thấy những kết quả tích cực. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, quý 02/2021 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt nam và EU đạt 14.02 tỷ USD, tăng 21.8% so với cùng kỳ năm 2020. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng như dệt may, giày dép, thủy sản, sắt thép và chất dẻo nguyên liệu, đã tận dụng tốt những ưu đãi về thuế quan từ hiệp định EVFTA để tăng trưởng mạnh mẽ tại thị trường EU.

Tương tự như hiệp định EVFTA, hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng mở ra nhiều cơ hội tại các thị trường ở châu Mỹ. Cụ thể, sau 2 năm chính thức có hiệu lực, Việt Nam đã có mức tăng trưởng xuất khẩu ở mức 2 con số đối với thị trường Canada và Mexico.

Đầu tư mạnh cho hệ thống cảng biển theo quy hoạch giai đoạn 2021-2030

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 313,000 tỷ đồng để hướng tới đầu tư và phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch sẽ xây dựng các bến cảng quy mô lớn phục vụ các khu kinh tế, khu công nghiệp. Thông qua hệ thống này, cả nước sẽ đáp ứng lượng hàng hóa thông qua từ 1,140 đến 1,423 triệu tấn.

Về kết cấu hạ tầng, quy hoạch này ưu tiên phát triển các khu bến cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện và Cái Mép. Ngoài ra, cảng trung chuyển quốc tế tại Vân Phong (Khánh Hòa) cũng là một địa điểm hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên và vị trí địa lý được xem xét phát triển. Ngoài ra, quy hoạch còn định hướng phát triển bến cảng Trần Đề (Sóc Trăng) phục vụ Đồng bằng sông Cửu Long để có thể triển khai đầu tư khi có đủ điều kiện.

Trong quy hoạch này, nhóm cảng biển được chia thành 5 nhóm chính với mục tiêu tăng trưởng ở mức 3.5%-6.1%. Cảng biển Hải Phòng (thuộc nhóm 1) và cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu (thuộc nhóm 4) tiếp tục là hai khu vực sẽ được đầu tư phát triển mạnh trong thời gian tới.

Nguồn: Chinhphu.vn

Chú thích:

Nhóm 1 gồm 5 cảng biển: Cảng biển Hải Phòng, cảng biển Quảng Ninh, cảng biển Thái Bình, cảng biển Nam Định và cảng biển Ninh Bình.

Nhóm 2 gồm 6 cảng biển: Cảng biển Thanh Hóa, cảng biển Nghệ An, cảng biển Hà Tĩnh, cảng biển Quảng Bình, cảng biển Quảng Trị và cảng biển Thừa Thiên Huế.

Nhóm 3 gồm 8 cảng biển: Cảng biển Đà Nẵng (gồm khu vực huyện đảo Hoàng Sa), cảng biển Quảng Nam, cảng biển Quảng Ngãi, cảng biển Bình Định, cảng biển Phú Yên, cảng biển Khánh Hòa (gồm khu vực huyện đảo Trường Sa), cảng biển Ninh Thuận và cảng biển Bình Thuận.

Nhóm 4 gồm 5 cảng biển: Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, cảng biển Đồng Nai, cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu, cảng biển Bình Dương và cảng biển Long An.

Nhóm 5 gồm 12 cảng biển: Cảng biển Cần Thơ, cảng biển Đồng Tháp, cảng biển Tiền Giang, cảng biển Vĩnh Long, cảng biển Bến Tre, cảng biển An Giang, cảng biển Hậu Giang, cảng biển Sóc Trăng, cảng biển Trà Vinh, cảng biển Cà Mau, cảng biển Bạc Liêu và cảng biển Kiên Giang.

Các nhóm có hàng hóa thông qua dự kiến đến năm 2030 trên 300 triệu tấn thì sẽ có quả bóng màu xanh. Các nhóm có hàng hóa thông qua dự kiến đến năm 2030 dưới 300 triệu tấn thì sẽ có quả bóng màu đỏ.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung thông tư 54/2018

Dự thảo sửa đổi, bổ sung thông tư 54/2018 sẽ giúp các doanh nghiệp cảng biển có thể tăng giá dịch vụ trong các năm tới. Cục Hàng hải Việt Nam kiến nghị điều chỉnh khung giá dịch vụ bốc dỡ container tại các cảng biển trong nhóm 1 (không bao gồm khu vực cảng Lạch Huyện) tăng 10% mỗi năm trong 3 năm liên tục từ ngày 01/07/2021; các cảng biển nước sâu Lạch Huyện và Cái Mép - Thị Vải tăng ít nhất 20% so với mức tối thiểu đã được quy định tại Thông tư 54 từ ngày 01/07/2021.

Việc nâng giá dịch vụ là cần thiết để các doanh nghiệp cảng biển có thể cải thiện được tình hình tài chính của mình, qua đó có thể tái đầu tư nâng cao chất lượng và đảm bảo năng lực cạnh tranh trong dài hạn. Tuy nhiên, không phải tất cả đều thuận lợi. Xu hướng tăng giá cước container đã phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến ngành cảng biển.

Giá cước container sẽ neo giữ mức cao trong năm 2021 và giảm nhẹ trong năm 2022

Tình trạng thiếu nguồn cung container rỗng đã xuất hiện từ cuối năm ngoái. Từ thời điểm ấy tới này, giá cước container liên tục tăng mạnh. So với cùng kỳ năm trước, giá cước container lạnh 40 feet toàn cầu đã tăng hơn 400%. Điều này được giải thích do nhu cầu bị dồn nén tại nhiều quốc gia trên thế giới sau đại dịch.

Nguồn: Drewry

Tuy vậy, tình trạng khan hiếm container rỗng tại các cảng lớn ở Trung Quốc đã bắt đầu khả quan hơn. Theo số liệu từ Container xChange, Chỉ số khả dụng container (CAx) cho container 40 feet tại cảng Thượng Hải đã được duy trì ở mức trên 0.5 trong nhiều tháng qua. Chỉ số này lớn hơn 0.5 chứng tỏ có container được nhập vào cảng nhiều hơn là xuất đi, hay nói cách khác tại cảng này đang có sự thặng dư về số lượng vỏ container. Xu hướng CAx ổn định trên mức 0.5 tại nhiều cảng biển lớn trên thế giới dự báo khả năng cao là giá cước container sẽ giảm trong thời gian tới.

Nguồn: Containerxchange

Dù được dự báo giá cước sẽ giảm trong dài hạn, nhưng giá cước container nhiều khả năng sẽ tiếp tục neo ở mức giá cao ít nhất là hết năm 2021 và bước sang đầu năm 2022. Lý do chính , hiện tại vẫn đang là mùa cao điểm xuất khẩu tại Bắc Mỹ và châu Âu nhằm gia tăng tồn kho để chuẩn bị cho đợt kinh doanh cho dịp nghỉ lễ cuối năm.

Tại thị trường nội địa, với sự tham gia sản xuất vỏ container của tập đoàn Hòa Phát, nhà máy của công ty này sẽ đưa ra thị trường khoảng 500,000 TEU/ năm. Theo phía công ty, những sản phẩm đầu tiên sẽ được cung cấp ra thị trường vào quý 02/2022 và qua đó giải quyết phần nào vấn đề về nguồn cung container tại thị trường Việt Nam.

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

POW - Nhiệt điện khí còn nhiều triển vọng (Kỳ 1)

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) là doanh nghiệp nổi bật trong ngành điện. Việc tăng cường phát triển nhiệt điện khí sẽ giúp...

MSH - Tiềm năng tăng trưởng vẫn còn

Ngành dệt may hứa hẹn sẽ phục hồi tốt trong năm 2024. Trong số các doanh nghiệp dệt may nổi bật, CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) được giới phân tích đánh giá cao...

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành điện - Thúc đẩy tăng trưởng nhiệt điện khí

Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội. Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98