Chuyên gia: Việt Nam cần đối thoại với Mỹ để giảm rủi ro từ các chính sách của Trump

19/01/2025 16:29
19-01-2025 16:29:00+07:00

Chuyên gia: Việt Nam cần đối thoại với Mỹ để giảm rủi ro từ các chính sách của Trump

Năm 2025, Việt Nam tiếp tục đối mặt với cả cơ hội và thách thức trong bối cảnh thế giới chuyển động không ngừng. Đặc biệt, với sự tái đắc cử của ông Donald Trump, các chính sách thương mại và địa chính trị của Mỹ dự báo sẽ tác động trực tiếp đến Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Mỹ.

Thách thức trước sự phân cực hệ thống tiền tệ

Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Giám đốc chương trình đào tạo Thị trường chứng khoán, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH), xu hướng phi đô la hóa trên thế giới đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết, đặc biệt dưới tác động của các quốc gia lớn như Trung Quốc và khối BRICS.

Những nỗ lực xây dựng hệ thống tiền tệ mới để thay thế hoặc trở thành đối trọng với hệ thống SWIFT đang tạo ra sự phân cực trong lĩnh vực tài chính toàn cầu. Trung Quốc, với vai trò đầu tàu, không chỉ tăng cường dự trữ vàng mà còn thúc đẩy sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thương mại quốc tế.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân

Cuộc xung đột Nga – Ukraine, theo ông Huân, đã vô tình đẩy Nga vào thế phải liên kết sâu hơn với Trung Quốc, từ đó tạo điều kiện để các quốc gia BRICS manh nha xây dựng một hệ thống tài chính riêng biệt.

"Theo tôi đó là sai lầm của Mỹ", ông nói và cho biết, trật tự kinh tế thế giới dần chuyển dịch từ đơn cực sang đa cực, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ vẫn chi phối đồng USD trên thị trường quốc tế.

Đối với Việt Nam, những thay đổi này không chỉ mang lại cơ hội mà còn tạo ra thách thức. Trung Quốc và Mỹ đều là các đối tác quan trọng hàng đầu, và Việt Nam đang cố gắng duy trì thế cân bằng giữa 2 quốc gia này do Việt Nam đang nhập khẩu nguyên vật liệu chủ yếu từ Trung Quốc nhưng lại xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ. Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang, việc tận dụng lợi thế từ cả hai phía mà không bị cuốn vào các xung đột lợi ích là bài toán chiến lược cho Việt Nam.

Đẩy mạnh đối thoại với Mỹ

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung từ thời Trump 1.0 tiếp tục định hình dòng chảy thương mại toàn cầu. Chiến lược “Trung Quốc +1” của Mỹ đã buộc các tập đoàn đa quốc gia phải phân tán sản xuất sang các quốc gia khác ngoài Trung Quốc để né thuế. Trong khi đó, Việt Nam, nhờ vào vị trí địa lý và chi phí lao động cạnh tranh, đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp. Dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh từ năm 2018, mở ra cơ hội thúc đẩy công nghiệp và thương mại.

Tuy nhiên, ông Huân nhấn mạnh rằng việc tái đắc cử của ông Trump đã xoay chuyển cục diện. Thị trường kỳ vọng vào chính sách tập trung phát triển nội địa của ông Trump, từ đó làm tăng giá trị đồng USD và hút dòng tiền quay trở lại Mỹ. Điều này có thể khiến xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động lớn, đặc biệt khi Mỹ tiếp tục áp dụng các chính sách bảo hộ thương mại hoặc đưa Việt Nam diện thao túng tiền tệ hoặc vào thế tương đồng với các quốc gia hiện nay như Mexico, Canada thì sẽ rất rủi ro.

Ông Huân nhận định, để tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro, Việt Nam cần đẩy mạnh đối thoại với Mỹ để duy trì lợi thế xuất khẩu, đồng thời đa dạng hóa thị trường nhằm giảm sự phụ thuộc quá mức vào một quốc gia. 

Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu chính hiện nay của Việt Nam. Chính vì vậy, việc giữ quan hệ tốt với nước này thông qua những kết nối và đối thoại để làm sao không rơi vào tình trạng như Mexico hay Trung Quốc là một vấn đề “sống còn” vì xuất khẩu đang là động lực chính. "Chúng ta cố gắng cân bằng cán cân này trong giai đoạn tới", ông nói.

Bên cạnh đó, Việt Nam nên tập trung đầu tư vào cải cách thể chế và hạ tầng, đặc biệt là các dự án lớn như sân bay Long Thành, cao tốc Bắc – Nam, và trung tâm tài chính TP.HCM. Những dự án này không chỉ mang lại nguồn vốn nước ngoài mà còn tạo ra đòn bẩy quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

Với mục tiêu GDP năm 2025 đạt 8%, thậm chí phấn đấu ở mức hai con số, Việt Nam cần có chiến lược rõ ràng để tận dụng các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" đang hiện hữu. "Nếu chúng ta tiếp tục có những đối thoại tốt với Mỹ và tạo thiện cảm với chính quyền của Trump thì xuất khẩu sẽ là mũi nhọn và là cơ hội của Việt Nam trong năm 2025. Theo tôi, đó sẽ là động lực chính để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% và thậm chí là hai con số", chuyên gia chốt lại.  

Tử Kính

FILI

- 15:27 19/01/2025







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

50 năm non sông liền một dải - Bài 6: Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM - Khẳng định vai trò đầu tàu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trải qua 25 năm, từ một thị trường chứng khoán sơ khai, non trẻ với chỉ 2 mã chứng khoán được niêm yết, đến nay Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) đã phát triển...

Sau sáp nhập, hình thành 'siêu' thành phố quy mô 2,5 triệu tỷ, góp 26% ngân sách

Sau khi sáp nhập, một 'siêu thành phố' sẽ hình thành, với quy mô kinh tế chiếm khoảng 24% GDP cả nước và đóng góp hơn 26% vào ngân sách quốc gia.

50 năm non sông liền một dải - Bài 5: Biến đầm lầy thành đô thị phồn vinh

Một trong những dấu ấn đặc biệt của TPHCM sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là việc biến những vùng ngoại thành hoang vu trở thành nơi phát triển...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà...

Quốc hội sẵn sàng xem xét các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đối với các doanh nghiệp Mỹ

Đây là khẳng định của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trong phát biểu khai mạc phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào sáng ngày 14/4.

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban...

50 năm thống nhất đất nước - Ngày 14/4/1975: Chiến dịch mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng đảo Song Tử Tây

Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị đã phê chuẩn đề nghị của Bộ Chỉ huy chiến dịch đặt tên Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn-Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Chi tiết dự kiến tên gọi và vị trí đặt trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp

Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11, có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên và 52 đơn vị sẽ thực hiện sắp xếp, sáp nhập.

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc về thể chế để giải phóng sức sản xuất

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thể chế là điểm nghẽn lớn nhất nhưng cũng dễ tháo gỡ nhất, và yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện 6 dự án, dự thảo...

Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII: Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Chiều 12/04/2025, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội...


TIN CHÍNH

Cổ tức tuần 14-18/04: Ít mà chất?

Cổ tức tuần 14-18/04: Ít mà chất?

Tuần từ 14-18/04, chỉ 3 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ cao nhất là 20% (tức 2,000 đồng cho mỗi cổ phiếu sở hữu). Tuy nhiên, tỷ lệ tuy không quá cao nhưng lại giàu “chất lượng”.




Hotline: 0908 16 98 98