10 Khẩu quyết phân tích kỹ thuật (Kỳ 8): Fixed Range Volume Profile - Công cụ phân tích kỹ thuật tuy mới mà dễ!

29/03/2025 20:02
29-03-2025 20:02:00+07:00

10 Khẩu quyết phân tích kỹ thuật (Kỳ 8): Fixed Range Volume Profile - Công cụ phân tích kỹ thuật tuy mới mà dễ!

Fixed Range Volume Profile là một cái tên còn khá lạ lẫm đối với hầu hết các nhà đầu tư ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, công cụ này đã phát huy tác dụng tuyệt vời trong những năm gần đây nên xứng đáng được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng.

Giới thiệu về Fixed Range Volume Profile

Trước khi bắt đầu, tôi xin giới thiệu sơ lược về Volume Profile như sau: Volume Profile được phát triển lần đầu tiên vào những năm 1980 bởi J. Peter Steidlmayer , một nhà giao dịch tại Chicago Board of Trade. Steidlmayer nhận thấy rằng bằng cách phân tích dữ liệu khối lượng theo giá thay vì theo định dạng thanh dọc, ông có thể xác định tốt hơn các khu vực giá trị và phát hiện ra nơi diễn ra hoạt động giao dịch đáng kể trên thị trường. Điều này dẫn đến việc tạo ra phương pháp hồ sơ khối lượng.

Fixed Range Volume Profile là một công cụ phân tích kỹ thuật trong giao dịch tài chính, được phát triển dựa trên Volume Profile của J. Peter Steidlmayer với các đặc điểm tương tự và thường được sử dụng để xác định mức giá quan trọng dựa trên khối lượng giao dịch trong một khoảng thời gian hoặc vùng giá cụ thể do người dùng chỉ định. Công cụ này tập trung vào việc phân tích khối lượng giao dịch theo giá thay vì thời gian như các biểu đồ thông thường.

Volume Profile của ACB trong giai đoạn 2006-2025

Nguồn: https://stockchart.vietstock.vn/

Đặc điểm chính của Fixed Range Volume Profile

Phạm vi phân tích cố định: Khác với các Volume Profile Visible Range (VPVR) tự động bao phủ đầy đủ các biến động thị trường thì FRVP cho phép nhà giao dịch tự chọn vùng thời gian hoặc mốc giá để phân tích.

Hiển thị khối lượng giao dịch: Nếu như Volume truyền thống thể hiện khối lượng giao dịch theo ngày (chiều dọc) thì công cụ Fixed Range Volume Profile lại thống kê khối lượng theo mức giá (chiều ngang) cho thấy khối lượng giao dịch tương ứng ở từng mức giá trong vùng phạm vi chọn.

Các yếu tố chính trong FRVP:

  • Điểm kiểm soát (Point of Control – POC) được hiển thị màu đỏ là mức giá có khối lượng giao dịch cao nhất. Đây chính là ngưỡng được công cụ này đưa ra với sự cân bằng của cả lực cung và lực cầu của thị trường. POC luôn được giới phân tích kỹ thuật đánh giá là rất quan trọng và đóng vai trò là một ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ trong quá trình vận động giá của cổ phiếu.
  • Value Area (VA): Vùng giá chiếm 70% tổng khối lượng giao dịch.
  • High Volume Nodes (HVN): Các mức giá có khối lượng giao dịch đáng kể.
  • Low Volume Nodes (LVN): Các mức giá có khối lượng giao dịch thấp.

Ứng dụng của Fixed Range Volume Profile (FRVP)

CTCP Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) sau khi kết thúc đà tăng vào tháng 11/2017, giá cổ phiếu CTD rơi vào điều chỉnh mạnh ngắn hạn. Khi đó ta có thể xác định được POC thuộc Fixed Range Volume Profile nằm ở mức 119,000 đồng. Với đặc điểm đã được người viết đề cập ở trên thì đây chính là ngưỡng kháng cự quan trọng mà giá cổ phiếu CTD cần phải chinh phục trước khi quay trở lại xu hướng tăng mới.

Thực tế là sau nỗ lực phục hồi mạnh mẽ vào tháng 9/2018, giá cổ phiếu CTD tiệm cận ngưỡng POC của FRVP với mức giá cao nhất mà CTD có thể đạt được là 115,000. Quá trình test lại sau đó đã cho kết quả không mấy khả quan và nhịp điều chỉnh mạnh đã xảy ra ngay sau đó với mức sụt giảm hơn 71%.

Đồ thị giá CTD giai đoạn 2017-2020

Nguồn: https://stockchart.vietstock.vn/

Đến với cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB), giá cổ phiếu này đã hình thành xu hướng tăng từ 9/2016 và đạt đỉnh vào tháng 4/2018. Tại đây, chúng ta dễ dàng xách định được ngưỡng POC thuộc FRVP của cổ phiếu ACB nằm ở mức 5,200 đồng.

Xu hướng điều chỉnh ngay sau đó đã kết thúc vào tháng 3/2020 sau khi test lại ngưỡng POC này. Nỗ lực dìm giá của phe bán đã không thành khi ngưỡng POC được bảo toàn. Ngưỡng POC lúc này đang đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ mạnh và khi áp lực bán được hấp thụ hoàn toàn thì quá trình đảo chiều xu hướng và bước vào nhịp tăng mới với mức tăng hơn 285% được diễn ra ngay sau đó.

Đồ thị giá ACB giai đoạn 2016 - 2022

Nguồn: https://stockchart.vietstock.vn/

Kết luận

Fixed Range Volume Profile là một công cụ phân tích hữu ích, giúp nhà giao dịch hiểu rõ hơn về khối lượng giao dịch theo giá trong các phạm vi cụ thể. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhiều biến động, việc nắm vững kỹ thuật phân tích khối lượng, đồng thời kết hợp với các công cụ, chỉ báo và phương pháp phân tích khác sẽ giúp nhà đầu tư tối ưu được lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro đáng kể khi giao dịch trên thị trường.

Đón đọc: 10 Khẩu quyết phân tích kỹ thuật (Kỳ 9): Bắt đáy – Chốt đỉnh cùng Fibonacci!

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

- 19:00 29/03/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Báo cáo Tiền ảo tháng 3/2025 (Kỳ 1): Xuất hiện trạng thái giằng co

Phân tích và nhận định xu hướng của các đồng tiền ảo quan trọng được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong...

Giá vàng sẽ biến động ra sao?

Giá vàng liên tục hình thành các đỉnh và đáy mới cao hơn (Higher High, Higher Low) cho thấy xu hướng tăng trưởng dài hạn đã hình thành vững chắc.

Phong vũ biểu thị trường Tháng 3/2025: Năng nhặt chặt bị!

Luật Đất đai 2024 bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025 cùng với các gói tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà đang được các ngân hàng thực...

10 khẩu quyết phân tích kỹ thuật (Kỳ 6): Các mẫu hình nến tiếp diễn xu hướng

Trong giới phân tích kỹ thuật, việc nhận diện các mô hình nến là một công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư hiểu được tâm lý thị trường và đưa ra quyết định giao dịch...

Chứng khoán phái sinh ngày 27/02/2025: Tín hiệu trái chiều dần xuất hiện

Các hợp đồng tương lai hầu hết đều tăng trong phiên giao dịch ngày 26/02/2025. VN30-Index đứng giá đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Doji cùng với thanh khoản vượt...

Báo cáo phân tích kỹ thuật: Ngành bất động sản – Thành bại tại dòng tiền

Phải chăng "gã khổng lồ" bất động sản đã tỉnh giấc sau giấc ngủ đông? Tín hiệu dòng tiền hồi phục cùng các chỉ báo kỹ thuật tích cực đang phác họa nên bức tranh...

10 khẩu quyết phân tích kỹ thuật (Kỳ 5): Hệ thống giao dịch đường trung bình động – Giao cắt có hái ra tiền?

Thị trường chứng khoán luôn biến động khó lường, khiến việc "lướt sóng" kiếm lời trở nên đầy thách thức, đặc biệt với những nhà đầu tư không chuyên. Vậy làm thế nào...

10 Khẩu quyết phân tích kỹ thuật (Kỳ 4): Phân tích Khối lượng - Chìa khóa để hiểu thị trường

Trong phân tích kỹ thuật, một yếu tố quan trọng thường bị bỏ qua là khối lượng giao dịch. Trong khi đây là một chỉ báo cung cấp cái nhìn sâu sắc về sức mạnh của một...

10 Khẩu quyết phân tích kỹ thuật (Kỳ 3): Head & Shoulders – Mẫu hình cấm bỏ qua!

Mẫu hình Head & Shoulders là gương mặt khá quen thuộc của các nhà đầu tư và các chuyên gia phân tích kỹ thuật. Lý do khiến mẫu hình Head & Shoulders này trở nên phổ...

10 Khẩu quyết phân tích kỹ thuật (Kỳ 2): Tính chất chu kỳ - Đừng đến khi tiệc tàn!

Bạn đã bao giờ đến một bữa tiệc khi mọi người đã ra về? Thị trường chứng khoán cũng giống như một bữa tiệc vậy, cũng có những chu kỳ lên xuống của riêng mình, và...


TIN CHÍNH




Hotline: 0908 16 98 98