Bộ Tài chính: CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2025 tăng 3.27% so với cùng kỳ

05/03/2025 11:02
05-03-2025 11:02:00+07:00

Bộ Tài chính: CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2025 tăng 3.27% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tình hình kinh tế - xã hội 2 tháng đạt nhiều kết quả tích cực, tốt hơn tháng trước và cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 2 tháng tăng 3.27% so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước đạt 25.4% dự toán, tăng 25.7% so với cùng kỳ.

Sáng 5/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2025.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ tháng 2 với nhiều nội dung quan trọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời điểm này, công việc rất nhiều, trong khi tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường. Cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt; một số nước điều chỉnh chính sách thương mại, nhất là chính sách thuế, ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu, cung cầu toàn cầu; kinh tế thế giới vẫn gặp khó khăn, phục hồi chậm.

Trong nước, chúng ta vừa phải thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ thường xuyên; vừa tập trung tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18, chuẩn bị sắp xếp địa giới hành chính các địa phương theo tinh thần chỉ đạo mới nhất của Bộ Chính trị; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu đạt từ 8% trở lên trong năm 2025; triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; tổ chức các ngày lễ lớn của đất nước…

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự giám sát, đồng hành của Quốc hội, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, chúng ta vẫn giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; an sinh xã hội bảo đảm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện; chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được tăng cường, công tác đối ngoại được tăng cường.

Tuy nhiên, chúng ta không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác vì diễn biến bên ngoài, nhất là sự phục hồi của kinh tế thế giới đang còn yếu, trong khi Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu với các cú sốc bên ngoài còn hạn chế.

Do đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ, các đại biểu tập trung đánh giá sát tình hình kinh tế-xã hội, những vấn đề nổi lên trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm; những điểm làm tốt, chưa tốt; nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện cả ở Trung ương và địa phương.

Cùng với đó nhận định, phân tích bối cảnh, tình hình tháng 3 và thời gian tới có gì đáng chú ý; những vấn đề nổi lên và đối sách của Việt Nam nhằm tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát. Cùng với thực hiện tốt các nhiệm vụ thường xuyên, phải theo dõi, nắm chắc tình hình và thích ứng linh hoạt, hiệu quả với những vấn đề phát sinh.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu các đại biểu đề xuất các trọng tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thời gian tới để năm 2025 phải tăng trưởng ít nhất 8%, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, tạo đà, tạo lực, tạo nền tảng, tạo khí thế mới để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Thủ tướng đề cập một số vấn đề cụ thể cần lưu ý trong chỉ đạo, điều hành, như tình hình thị trường lúa gạo, chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, điều hành lãi suất, giải ngân đầu tư công, vấn đề thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp…

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tình hình kinh tế - xã hội 2 tháng đạt nhiều kết quả tích cực, tốt hơn tháng trước và cùng kỳ năm trước; người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, các định chế tài chính, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế... gia tăng niềm tin vào triển vọng của nền kinh tế.

Trong đó, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 2 tháng tăng 3.27% so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước đạt 25.4% dự toán, tăng 25.7% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng tăng 12% so với cùng kỳ, trong đó xuất siêu ước đạt 1.47 tỷ USD. Tổng vốn FDI đăng ký hơn 6.9 tỷ USD, tăng 35.5% so với cùng kỳ; vốn thực hiện đạt gần 3 tỷ USD, tăng 5.4%.

Các cân đối lớn, an ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm; bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài được kiểm soát tốt. Hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng trưởng tích cực, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 2 tăng 16.7% so với cùng kỳ, 2 tháng tăng 7.0%.

Cùng với đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, tập trung hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xử lý tồn đọng, vướng mắc; đẩy mạnh các dự án hạ tầng trọng điểm; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; chú trọng làm tốt công tác an sinh xã hội, bảo đảm đời sống người dân; các lĩnh vực văn hoá, xã hội, du lịch, thể thao, thông tin, truyền thông tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, trong đó Bộ Chính trị quyết định miễn học phí cho học sinh đến hết giáo dục phổ thông từ năm học 2025-2026.

Đặc biệt, các cấp, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, bảo đảm tiến độ, yêu cầu sắp xếp, tinh gọn bộ máy; tiếp tục đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; bảo đảm ổn định chính trị, độc lập, chủ quyền quốc gia; tình hình an ninh, trật tự cơ bản ổn định; đã triệt phá nhiều đường dây lừa đảo trực tuyến, lừa đảo xuyên quốc gia quy mô lớn; đối ngoại và hội nhập quốc tế được triển khai chủ động, toàn diện, hiệu quả, trong đó tổ chức thành công Diễn đàn Tương lai ASEAN…

Nhật Quang

FILI

- 10:00 05/03/2025





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng

Cùng với việc chủ động và linh hoạt trong việc thực thi chính sách, để giảm thiểu tác động do chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đối với kinh tế nước ta, Chính...

Mức độ hài lòng của người dân với cơ quan hành chính đạt gần 84%

Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) 2024 – phản ánh mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ...

Chỉ thị số 10/CT-TTg: Động lực mới cho khối DN nhỏ và vừa

Cùng với việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, Chỉ thị số 10/CT-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25/3/2025 được đánh giá là bước đi kịp thời...

Thủ tướng: Xuất khẩu là động lực quan trọng, nhưng không phải động lực duy nhất

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 và hội nghị trực tuyến với các địa phương ngày 06/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh xuất khẩu là động lực quan trọng...

Tăng trưởng quý 1 đạt cao nhất 5 năm

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều 06/04, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết: Kinh tế - xã hội quý 1/2025 ghi...

Xuất siêu sang Mỹ: Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng

Trong thế giới hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau ngày nay, các con số thống kê – nếu không được đặt đúng trong bối cảnh, hoàn cảnh – đôi khi có thể dẫn đến những ngộ...

CPI tăng 3.22% trong quý 1, lạm phát cơ bản tăng 3.01%

Theo công bố của Cục Thống kê (GSO), CPI quý 1/2025 tăng 3.22% so với cùng kỳ năm trước.

GDP quý 1 tăng gần 7% 

Theo công bố tình hình kinh tế ba tháng đầu năm 2025 của Cục Thống kê (GSO), GDP khởi sắc với mức tăng 6.93%.

Việt Nam cần một chiến lược chuyển đổi toàn diện trước nguy cơ thương chiến

Chỉ khi thực hiện một chiến lược chuyển đổi toàn diện, Việt Nam mới có thể vững vàng trước nguy cơ thương chiến toàn cầu và bứt phá lên một vị thế kinh tế cao hơn...

Đối mặt thách thức thương mại, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh trong quý 1/2025

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa mới được công bố, Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7.7% trong quý 1/2025...


TIN CHÍNH

Quỹ Warburg Pincus đề xuất lập sàn niêm yết riêng các công ty công nghệ

Quỹ Warburg Pincus đề xuất lập sàn niêm yết riêng các công ty công nghệ

Ông Minh Đỗ - Giám đốc Quốc gia của Warburg Pincus tại Việt Nam - đã đề xuất thành lập một sàn niêm yết riêng biệt dành cho các doanh nghiệp công nghệ, với tiêu chuẩn công bố thông tin phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động IPO cũng như thu hút thêm vốn và nhân tài trong lĩnh vực này.




Hotline: 0908 16 98 98